Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2010

Đêm

Lúc này tôi cần một người nào đó nắm gáy tôi lôi ra khỏi trạng thái lùng nhùng lơ mơ, cho dù để quăng vô một đống rác. Hay một người cầm roi quất vô lưng tôi không thương tiếc, quất thẳng tay. Hay ai đó quát thẳng vào mặt, đấm vào cũng được, để tôi choáng váng mà nhận ra tôi chỉ là một kẻ vô tích sự, đồ ăn hại đái nát. Tôi ngồi ườn trên ghế bành, chán chường , mệt mỏi, trống rỗng. Nhưng đây chỉ là ác mộng. Tôi hiểu. Chỉ cần ra khỏi cơn ác mộng này. Vấn đề là trong lúc mộng mình không biết làm sao tự thức tỉnh được. Rồi bỗng nhiên mình thức giấc, và tỉnh ngủ hẳn. Ác mộng rõ ràng không thực, không nhớ, càng không lý giải được. Tâm bình an dần. Nhưng không buồn ngủ nữa. Tôi mở cửa đi ra vườn. Quên xem đồng hồ. Không biết mấy giờ. Bầu trời không một vì sao. Đêm im vắng và lạnh, dường như mưa rất nhẹ, một thứ mưa như bụi, không cảm nhận được giọt mưa chạm vào tóc da, chỉ cảm thấy không khí ươn ướt khi hít sâu. Lẩn trong bụi mưa dường như có phấn hoa. Nghe nhồn nhột mũi, mơ hồ một làn hươn...

thấy thương không?

Hình ảnh
nương nhờ điệu mong

đêm qua mưa gió tơi bời

Hình ảnh
sáng nay vườn đẫm nước, tulip té nghiêng té ngữa.

queen of the night

Hình ảnh

biển

Hình ảnh

Chạy-hay-đi cũng tới

Mùa đang xuân, ngày đang dài ra, ấm dần. Cây cỏ đua nhau đâm chồi nảy lộc đã đành, người ta cũng rạo rực, tay chân không yên, phát sinh nhu cầu vận động. Cho nên thành phố tổ chức một cuộc đua chạy-hay-đi cũng được. Chặng đường đua dài 5 dặm. Thời gian xuất phát: 9 giờ sáng cuối tuần tháng 4. Ai muốn tham gia phải đăng ký, đóng tiền, được phát cho một cái áo thun và một con số. Các mạnh thường quân, các doanh nghiệp cũng bày bàn cho người ta đăng ký chỉ tiêu phấn đấu, chẳng hạn một dặm được thưởng 5 đô. Mình chỉ cần đeo thêm cái logo của doanh nghiệp đó, chạy tới nơi nộp cho ban tổ chức, họ qui ra tiền. Tất cả tiền thu được xung vào quĩ từ thiện. Cho nên người tham gia rất đông, vì ai cũng tính một mũi tên mà bắn tới hai ba con chim: vừa rèn luyên thân thể, vừa được bữa vui, vừa làm phước. Đông quá, tôi không thể ước lượng bao nhiêu. Phần vì mình nhỏ con so với dân bản xứ, lại bị dồn tới dồn lui vô ngay chính giữa đám đông đứng sau vạch xuất phát, ngoái ngược ngoái xuôi thấy nhiều...

Nỗi khắc khoải …

“Trồng dưa được dưa, trồng đậu ra đậu” hình như là tục ngữ, tôi nhớ nghe được hồi còn nhỏ, hiểu đại khái như gieo gì gặt nấy, hẳn là đúc kết kinh nghiệm của nông dân. Nghe rất hợp lý, và tôi đã đinh ninh lẽ tất yếu đó như một chân lý. Đến khi tôi tập làm vườn, thì hiện thực năm đầu tiên như vầy: Tôi trồng dưa được cỏ, trồng đậu không ra gì hết. Những cây dưa con tôi mua ở trại cây giống có kèm một cái thẻ ghi rõ cây thuộc họ gì, chu kỳ sinh trưởng bao lâu, cần chăm sóc thế nào. Tôi cứ theo hướng dẫn mà trồng cây xuống đất, tính đến ngày hái dưa, lớp ăn tươi lớp muối để dành (vì theo như quảng cáo thì dưa sai trái lắm!) Nhưng hai ba tháng sau trở lại chỗ trồng dưa thì thấy một đám cỏ mọc um tùm. Vạch cỏ ra mới thấy mấy cọng dưa èo uột ráng vươn lên, nách lá nào cũng nảy một chùm bông mà chỉ có mỗi một cái kết quả thành một trái dưa đèo quắt queo. Bài học căn bản của người làm vườn: Trồng dưa thì không để cho bất cứ cây cỏ gì khác mọc chung quanh. Trồng dưa thì phải tạo điều kiện tối ưu...

Tiếng còi tàu

Tiếng còi tàu hỏa trong đêm vang rất xa. Đoàn tàu chạy qua thị trấn khoảng nửa đêm, giảm tốc độ, hụ mấy hồi còi, dừng lại rồi xục xịch chạy tiếp vào bóng tối của đồi núi ven biển. Vậy là tôi đã đi ngang qua quê em. Tôi nói với người bạn đồng hành mới lên tàu chưa biết tên. Em chỉ mới tự giới thiệu về quê quán. Thị trấn quanh cái ga nhỏ. Tôi đi một chuyến tàu từ Nam chí Bắc, mục đích là ngắm cảnh nước non mình. Nhưng hành trình dài mấy chục giờ, tàu chạy qua ban mai, ban trưa, hoàng hôn, rồi đêm. Phần đất nước tàu chạy qua trong đêm, tôi chỉ nhớ được những cái tên ngồ ngộ, đôi khi những giọng nói địa phương là lạ của những người bán hàng rong nhảy lên tàu ở những ga sáng đèn, nơi tàu dừng năm mười phút. Quê em nhỏ lắm, tiếng còi tàu vang khắp làng, nhà nào cũng nghe, kể cả nhà xa nhứt là nhà em. Giọng cô gái nhỏ nhẹ. Nét mặt em cũng thanh tú. Dáng dấp mảnh mai, em ngồi chơi vơi trên chiếc ghế quá rộng, lưng cong cong, vai xuôi. Mỗi ngày mấy chuyến tàu chạy qua, người ta quen với tiếng...

Những cửa sổ

Việc trước tiên khi tôi thức dậy mỗi buổi sáng là mở máy tính. Trong khi máy tính khởi động, tôi vào buồng vệ sinh. Đầu óc tôi duyệt nhanh kế hoạch cho ngày hôm nay trong lúc cơ thể theo thói quen thực hiện những chức năng đào thải và vận động. Chẳng hạn, hôm nay phải viết nốt chương 3, ăn trưa với H., giặt và ủi quần áo, mua quà sinh nhật cho T. Vừa đánh răng tôi vừa vặn vẹo theo điệu nhạc: hai bàn chân đặt song song trên sàn cách khoảng bằng chiều ngang vai, hai đầu gối luân phiên co duỗi khiến cho hai mông nâng lên hạ xuống nhịp nhàng, đồng thời đánh eo liên tục sang trái rồi phải, xương sống cũng uốn lượn hình chữ S, kiểu như rắn trườn mình, vai và cổ lắc lư theo vận động của phần dưới thân thể. Đại khái đó là bài thể dục của người làm biếng hoặc không có nhiều thì giờ. Dĩ nhiên tôi có đủ 24 giờ mỗi ngày. Kế hoạch cho ngày hôm nay cũng không bận rộn lắm. Trên tờ lịch bật lên ngay sau khi Windows khởi động cũng chỉ nhắc tôi thêm địa điểm và thời gian bữa tiệc sinh nhật T. Công vi...

Những vì sao

Chuyến bay xuất phát từ lúc nửa đêm, về hướng Tây, vượt qua Thái Bình Dương, hành trình là hơn mười giờ bay trong bầu trời đầy sao. Khi máy bay ổn định ở độ cao mười ngàn mét, bữa ăn đã xong, đèn trong khoang hành khách tắt, chỉ còn đây đó ánh sáng khoanh vùng của những bóng đèn cá nhân rọi xuống ghế những hành khách đang đọc sách, hay từ màn hình gắn trên lưng ghế đang chiếu một bộ phim không còn bán vé ở rạp nữa. Thời gian đủ để xem năm sáu bộ phim. Vì vậy những chuyến bay đi về giữa hai bờ đại dương thường là lúc tôi cập nhật kiến thức về điện ảnh trong năm. Tôi đang xem một bộ phim Pháp, Cậu bé Nicholas. Phần lớn hành khách đã xoay trở tìm được (hoặc vẫn không tìm được) một thế ngồi-nằm thoải mái để ngủ. Trước đây tôi cũng còn niềm hạnh phúc đó: ngủ trên máy bay. Chong mắt thức đến quá nửa đêm để đi từ nhà ra sân bay, gởi hành lý, làm thủ tục hải quan, chờ đợi lên máy bay … Một khi yên vị là tôi sụp mí mắt ngủ ngay. Có khi ngủ một lèo tới lúc máy bay hạ cánh, chỉ bị đánh thức hai...

Sông lở sông bồi

Nghe nói đường 91 đi Châu Đốc bị Hà Bá cạp mất một khúc, tôi bèn đi coi. Người bán vé xe buýt ở Cần Thơ hỏi tôi đi đâu để xé vé. Cô cầm một bảng vé có đến bốn năm loại, từ vé 2.000 đồng cho chặng đường dưới 4Km, rồi cứ tính thêm Km mà giá tăng lên 5.000, 7.000 … Giá vé cao nhứt cũng không đưa tôi đến chỗ có khúc đường bị sạt lỡ. Tuy nhiên, cô bán vé chỉ cho tôi đi tuyến xe buýt Ô Môn, rồi đi tiếp đến Thốt Nốt, rồi từ Thốt Nốt qua Long Xuyên, tới đó chuyển qua hệ thống xe búyt của An Giang, đi đến phà Năng Gù thì đón xe ôm đi thêm một hai cây số nữa. Cô soát vé xe buýt cột tóc đuôi gà, tay trái cầm bảng vé xe, tay phải cầm cây viết bi, ký tên hay quẹt ký hiệu gì đó trên tấm vé, chân đứng chàng hãng trên sàn xe để giữ thăng bằng khi chiếc xe chạy lúc nhanh lúc chậm, cứ một lát là thắng gấp một cái. Cô nói luôn miệng: “Đi đâu? Ba ngàn. Ngồi xích vô cho ông cụ này ngồi với. Bà kia, lại đây, có ghế nè. Cầu Bánh Tét có ai xuống không? Khỏi ghé trạm anh ơi. Xuống hả? Sao nãy giờ không nói? ...

đang nở

Hình ảnh
vườn trước vườn sau

vẫn chưa nở

Hình ảnh
ba tuần nhà vắng chủ, vườn xuân cây cỏ mọc như rừng. Mai đã tàn, đào còn nở, quince, Tulip, đổ quyên vẫn chúm chím.

hoa trái

Hình ảnh

Bình Dương

Hình ảnh

ở Tao Đàn

Hình ảnh

ở Vĩnh Châu

Hình ảnh