phương tiện xanh
Phải ngồi trên xe buýt, chỗ gần tài xế, mới thấy được nỗi hãi hùng của việc đi lại ở xứ ta. Bao nhiêu lần tim tôi co thắt không kịp khi chiếc xe thắng nhổng đít vì một hay nhiều chiếc xe khác bỗng nhiên từ bên trái bên phải hay chiều ngược lại xẹt ngang ngay trước đầu xe. Có lần gặp ông tài xế quạu quá, ổng chửi thề vung vít, đòi ‘cán chết bà’ mấy chiếc xe gắn máy không biết nhường xe ổng. Nghe nói có ông đã làm như vậy. Bản thân tôi chỉ chứng kiến xe buýt và xe gắn máy đụng nhau một lần, và từ đó rút ra kết luận: Dù lỗi xe nào, thì tôi thà ngồi trên xe buýt hơn là ngồi xe gắn máy khi tai nạn xảy ra.
Đó là lý do tôi chọn đi xe buýt, ngoài lý do nữa là rẻ và tiện đường. Góc đường Nguyễn tri Phương và An Dương Vương có hơn mười tuyến xe búyt chạy ngang, mà trạm xe buýt chỉ cách chỗ tôi ở mười mấy bước chân. Bây giờ về quê, tôi chỉ cần bước sang bên kia đường, ba ngàn đồng xe buýt từ Chợ Lớn tới Ngã Tư Ga, rồi tám ngàn đồng từ Ngã Tư Ga tới Lái Thiêu (Bình Dương). Cần đi những nơi không nằm trên các tuyến xe chạy ngang qua nhà, tôi cứ nhảy bất cứ xe nào chạy ra Bến Thành rồi bắt tiếp chuyến thứ hai. Từ Bến Thành hầu như có thể đi bất cứ đâu bằng xe buýt, qua bến xe Miền Đông, Miền Tây, tới tận Kampuchia, Lào. Đi xe buýt thường xuyên, tôi có thể kể dài dài cả trăm tập với những tình tiết bất ngờ trên xe buýt lẫn ở trạm chờ xe, nhưng thôi, để khi khác, bây giờ tôi đang cổ vũ việc đi lại bằng phương tiện công cộng.
Tại sao phải xúi người ta đi xe buýt? Bởi vì, khi thực hiện cùng một sự vận hành như nhau, phương tiện nào thải ít CO2 vào không khí thì kể như phương tiện đó ‘xanh’ hơn, tức là tốt cho môi trường hơn. Năm chục người cùng đi chung một quãng đường trên một chiếc xe buýt thì ít gây ô nhiễm không khí hơn năm chục chiếc xe hơi (Tây đã tính ra con số chính xác) hay xe gắn máy (Ta phỏng chừng vậy). Hiển nhiên nếu năm chục hành khách bỏ xe búyt đi xe đạp thì quá tốt cho môi trường lẫn kinh tế thời khủng hoảng này; nhưng vì mấy chục năm nhiễm văn hoá tiêu thụ rồi, kêu người ta bỏ xe gắn máy đi xe đạp là ‘ngược trào lưu’ - bây giờ bỏ xe gắn máy để sắm xe hơi mới gọi là thành đạt.
Nhân nói xe đạp, mở ngoặc về xe đạp điện: Tôi đã hăm hở tính mua một chiếc, đến cửa hàng mới thấy điện chạy xe là điện bình ác qui, phải ‘sạc’ từ điện gia dụng, chứ không phải điện từ đi-na-mô ‘sạc’ từ chuyển động của vòng bánh xe. Như vậy xe đạp điện cũng không ‘xanh’ cho lắm, nếu nguồn điện ‘sạc’ nó sản xuất từ than hay dầu. Lúc đi chơi Angkor tôi thấy vài chỗ trong khu bảo tồn có bảng ghi ‘nơi nạp điện xe đạp’, có lẽ là loại xe đạp điện ác qui giống xe xứ mình. Nó không gây ô nhiễm môi trường tại chỗ, nhưng nguồn nhiệt điện nó dùng vẫn đóng góp CO2 vào khí quyển. Trước đây chiều chiều tôi cỡi xe đạp dạo phố phường, coi như tập thể dục, nhưng bây giờ tôi phải bỏ cuộc, vì mình không gây ô nhiễm, nhưng vẫn hít thở khí thải của xe thiên hạ, quá bất công.
Hồi nãy, trên xe buýt Sài Gòn - Chợ Lớn, tôi ngồi cạnh một chú Tây trẻ măng, hỏi chuyện mới biết không phải chú đi du lịch ba lô, mà là chuyên gia được nhà nước chú cử sang công tác tại nước ta. Chú nói xe búyt xứ ta lịch sự, tôi đồng ý vì rõ ràng cô soát vé lịch sự với khách Tây hơn khách ta. Chú nói chú rất muốn đi xích lô, rất tiếc là không kiếm ra. Tôi nói ngồi xích lô không văn minh vì chú béo tốt trẻ khoẻ như vầy mà ngồi chễm chệ cho một người (có khi già, thiếu ăn) gồng mình chở đi. Chú cãi lại là chú trả thù lao xứng đáng, và đa số con người, kể cả ở nước chú, đều phải bán lao động kiếm sống. Như chú thấy ở bến cảng San Francisco nứơc Mỹ cũng có xích lô đạp phục vụ du khách, mà ở thành phố Nice nước Ý cũng có dịch dụ chèo xuồng đưa du khách tham quan trên kênh rạch. Chèo xuồng tay hay đạp xích lô hay đi xách túi lượm banh ở sân gôn, đều là dùng lao động của người này phục vụ người khác, tuy chua chát ở chỗ nhọc nhằn của người này đem lại sự giải trí hưởng thụ của người kia, nhưng nếu thanh toán thù lao sòng phẳng thì không có gì sai. Chú Tây nhấn mạnh không phải chú muốn ‘hoài cổ’ văn hoá thuộc địa khi nói chú thích xích lô đạp, mà là chú ủng hộ những ‘phương tiện xanh’ vì lợi ích môi trường, như ở xứ chú nhà nước khuyến khích dân đi xe đạp đâu phải vì muốn thấy dân… nghèo nàn lạc hậu.
Nói tới đây chú Tây xuống xe. Một thanh niên ta ngồi xuống, nghe tôi dịch lại ý kiến chú Tây, bình luận: Chúng nó đi máy bay, xe hơi, mới tổ ô nhiễm môi trường! Dân mình đa số đi xe gắn máy thì nhằm nhò gì. Mai mốt nước mình phát triển, văn minh không kém gì ai, ra đừơng toàn xe hơi, thằng Tây đó trở qua, không có tiền đi taxi thì cuốc bộ, chứ kiếm xích lô với xe đạp thì vô viện bảo tàng!
Lý Lan
(bài đăng báo Sài Gòn Giải Phóng Thứ Bảy)
Đó là lý do tôi chọn đi xe buýt, ngoài lý do nữa là rẻ và tiện đường. Góc đường Nguyễn tri Phương và An Dương Vương có hơn mười tuyến xe búyt chạy ngang, mà trạm xe buýt chỉ cách chỗ tôi ở mười mấy bước chân. Bây giờ về quê, tôi chỉ cần bước sang bên kia đường, ba ngàn đồng xe buýt từ Chợ Lớn tới Ngã Tư Ga, rồi tám ngàn đồng từ Ngã Tư Ga tới Lái Thiêu (Bình Dương). Cần đi những nơi không nằm trên các tuyến xe chạy ngang qua nhà, tôi cứ nhảy bất cứ xe nào chạy ra Bến Thành rồi bắt tiếp chuyến thứ hai. Từ Bến Thành hầu như có thể đi bất cứ đâu bằng xe buýt, qua bến xe Miền Đông, Miền Tây, tới tận Kampuchia, Lào. Đi xe buýt thường xuyên, tôi có thể kể dài dài cả trăm tập với những tình tiết bất ngờ trên xe buýt lẫn ở trạm chờ xe, nhưng thôi, để khi khác, bây giờ tôi đang cổ vũ việc đi lại bằng phương tiện công cộng.
Tại sao phải xúi người ta đi xe buýt? Bởi vì, khi thực hiện cùng một sự vận hành như nhau, phương tiện nào thải ít CO2 vào không khí thì kể như phương tiện đó ‘xanh’ hơn, tức là tốt cho môi trường hơn. Năm chục người cùng đi chung một quãng đường trên một chiếc xe buýt thì ít gây ô nhiễm không khí hơn năm chục chiếc xe hơi (Tây đã tính ra con số chính xác) hay xe gắn máy (Ta phỏng chừng vậy). Hiển nhiên nếu năm chục hành khách bỏ xe búyt đi xe đạp thì quá tốt cho môi trường lẫn kinh tế thời khủng hoảng này; nhưng vì mấy chục năm nhiễm văn hoá tiêu thụ rồi, kêu người ta bỏ xe gắn máy đi xe đạp là ‘ngược trào lưu’ - bây giờ bỏ xe gắn máy để sắm xe hơi mới gọi là thành đạt.
Nhân nói xe đạp, mở ngoặc về xe đạp điện: Tôi đã hăm hở tính mua một chiếc, đến cửa hàng mới thấy điện chạy xe là điện bình ác qui, phải ‘sạc’ từ điện gia dụng, chứ không phải điện từ đi-na-mô ‘sạc’ từ chuyển động của vòng bánh xe. Như vậy xe đạp điện cũng không ‘xanh’ cho lắm, nếu nguồn điện ‘sạc’ nó sản xuất từ than hay dầu. Lúc đi chơi Angkor tôi thấy vài chỗ trong khu bảo tồn có bảng ghi ‘nơi nạp điện xe đạp’, có lẽ là loại xe đạp điện ác qui giống xe xứ mình. Nó không gây ô nhiễm môi trường tại chỗ, nhưng nguồn nhiệt điện nó dùng vẫn đóng góp CO2 vào khí quyển. Trước đây chiều chiều tôi cỡi xe đạp dạo phố phường, coi như tập thể dục, nhưng bây giờ tôi phải bỏ cuộc, vì mình không gây ô nhiễm, nhưng vẫn hít thở khí thải của xe thiên hạ, quá bất công.
Hồi nãy, trên xe buýt Sài Gòn - Chợ Lớn, tôi ngồi cạnh một chú Tây trẻ măng, hỏi chuyện mới biết không phải chú đi du lịch ba lô, mà là chuyên gia được nhà nước chú cử sang công tác tại nước ta. Chú nói xe búyt xứ ta lịch sự, tôi đồng ý vì rõ ràng cô soát vé lịch sự với khách Tây hơn khách ta. Chú nói chú rất muốn đi xích lô, rất tiếc là không kiếm ra. Tôi nói ngồi xích lô không văn minh vì chú béo tốt trẻ khoẻ như vầy mà ngồi chễm chệ cho một người (có khi già, thiếu ăn) gồng mình chở đi. Chú cãi lại là chú trả thù lao xứng đáng, và đa số con người, kể cả ở nước chú, đều phải bán lao động kiếm sống. Như chú thấy ở bến cảng San Francisco nứơc Mỹ cũng có xích lô đạp phục vụ du khách, mà ở thành phố Nice nước Ý cũng có dịch dụ chèo xuồng đưa du khách tham quan trên kênh rạch. Chèo xuồng tay hay đạp xích lô hay đi xách túi lượm banh ở sân gôn, đều là dùng lao động của người này phục vụ người khác, tuy chua chát ở chỗ nhọc nhằn của người này đem lại sự giải trí hưởng thụ của người kia, nhưng nếu thanh toán thù lao sòng phẳng thì không có gì sai. Chú Tây nhấn mạnh không phải chú muốn ‘hoài cổ’ văn hoá thuộc địa khi nói chú thích xích lô đạp, mà là chú ủng hộ những ‘phương tiện xanh’ vì lợi ích môi trường, như ở xứ chú nhà nước khuyến khích dân đi xe đạp đâu phải vì muốn thấy dân… nghèo nàn lạc hậu.
Nói tới đây chú Tây xuống xe. Một thanh niên ta ngồi xuống, nghe tôi dịch lại ý kiến chú Tây, bình luận: Chúng nó đi máy bay, xe hơi, mới tổ ô nhiễm môi trường! Dân mình đa số đi xe gắn máy thì nhằm nhò gì. Mai mốt nước mình phát triển, văn minh không kém gì ai, ra đừơng toàn xe hơi, thằng Tây đó trở qua, không có tiền đi taxi thì cuốc bộ, chứ kiếm xích lô với xe đạp thì vô viện bảo tàng!
Lý Lan
(bài đăng báo Sài Gòn Giải Phóng Thứ Bảy)