Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2009

Mưa nhớ

Hình ảnh
Chiều nay mưa. Mưa cuối tháng ba. Tháng ba đã mưa qua mấy trận. Trận nào cũng vần vũ ẩm ê cả buổi chiều. Chiều nhìn mưa. Mưa gợi nhớ. Nhớ câu buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua. Mưa qua chốn này thêm nhớ chốn xa.

Chiến tranh và thơ

Nhiều du khách nước ngoài vẫn thường đến Việt Nam để thưởng thức phong cảnh, thức ăn, tiếp xúc con người, văn hóa. Nhưng đối với Joseph Duemer, một nhà thơ và giáo sư văn chương người Mỹ, thì “ có một điều gì đó sâu sắc hơn, tinh tế hơn, lôi kéo tôi đến Việt Nam ”. Khi ngồi trong xe du lịch chạy ngang qua công viên có bức tượng Lê Nin ở Hà Nội, năm 1996, Joe nhìn trẻ con chơi bóng đá, người lớn đi dạo, xe cộ đông đúc, ông thèm: “ Tôi muốn nhập vào cuộc sống đó, chứ không phải ngồi sau lớp cửa kính này.” Joe bèn sắp xếp công việc và gia đình để trở lại Việt Nam và ở lại suốt 9 tháng trong năm 2000-2001 với tư cách một học giả Fulbright, tiếp xúc với các nhà văn Việt Nam, nghiên cứu và dịch thơ Việt sang tiếng Anh. Trong thời gian đó ông thuê một căn hộ ở Ngọc Hà , ngày ngày đi dạo trên đường phố, công viên, học tiếng Việt, hội nhập vào cuộc sống bình thường của dân chúng. Rốt cuộc, ông có tìm được cái điều sâu sắc, tinh tế gì đó đã khiến ông đến đây? Tôi hỏi và ông trầm ngâm: “ Đố...

Truyện ma

Chuyện này diễn ra với tốc độ tính theo phút. Đừng làm việc khác trong khi đọc, các chi tiết xảy ra nhanh hơn tôi kể, và bạn sẽ bỏ lỡ chúng vì bận hớp ngụm cà phê hay lơ đãng ngó ra đường. Đó, nó đã tới chân tường! Tựa lưng vào tường, nó xoay mặt lại nhìn bọn đuổi theo hươ gậy gộc và cả dao phay. Chết. Không sợ. Nhưng sẽ bị chúng đánh đập băm vằm kinh hoàng rồi mới chết. Đau lắm. Nó tưởng mình sợ quá, bủn rủn hai chân nên ngã ra. Nhưng hoá ra bức tường sau lưng nó không làm bằng chất rắn. Nó ngã xuyên qua tường như xuyên qua một màn nước hay màn khí. Nó vùng dậy chạy với tất cả sức lực còn lại. Đầu óc nó vẫn đủ tỉnh táo là bọn đuổi theo cũng có thể chạy xuyên tường, như nó. Chân nó lướt trên mặt đất, hầu như không chạm đất. Ý nghĩ chợt loé qua đầu: Tại sao? Nó đã trở thành một siêu nhân? Hay nó đã … chết? Trong phim ma, hồn người chết lướt bay như nó đang bay, xuyên cả tường. * * * Trận kẹt xe một tiếng đồng hồ trên quốc lộ 1A chiều ngày 17 tháng 2 là do một tai nạn ở đoạn gần Trung L...

Ngôi nhà mặt trời mọc (bài hát)

Bài hát House Of The Rising Sun do ban The Animals biểu diễn: There is a house in New Orleans They call the Rising Sun And it's been the ruin of many a poor boy And God I know I'm one My mother was a tailor She sewed my new bluejeans My father was a gamblin' man Down in New Orleans Now the only thing a gambler needs Is a suitcase and trunk And the only time he's satisfied Is when he's on a drunk Oh mother tell your children Not to do what I have done Spend your lives in sin and misery In the House of the Rising Sun Well, I got one foot on the platform The other foot on the train I'm goin' back to New Orleans To wear that ball and chain Well, there is a house in New Orleans They call the Rising Sun And it's been the ruin of many a poor boy And God I know I'm one Ngôi nhà Mặt trời mọc Có một ngôi nhà ở New Orleans Người ta gọi là Mặt trời mọc nơi hủy hoại bao cuộc đời trai nghèo Mà tôi, Trời ơi, là một thằng Mẹ tôi là thợ may Bà may quần jeans xanh Ch...

khoe sách

Hình ảnh
Hôm qua tham dự một talk show cua chương trình Sức Sống Mới, mục đích để khoe cuốn sách mới. Nên suốt buổi trò chuyện tay cứ lăm lăm cầm cuốn sách, canh hễ máy quay chỉa vô mình là giơ sách lên – đồng bào nhớ đón xem: 11 giờ ngày 8 tháng tư đài VTV1 Hình này là sau khi thu hình xong, chụp làm kỷ niệm với Thanh Mai, Khánh Huyền và Minh Triết

ở ngưỡng cửa cuộc đời

Năm hai mươi tuổi Huy đến gặp tôi lần đầu tiên, gây một ấn tượng đặc biệt. Cao khoảng một mét bảy, nét mặt tự tin, hẹn tôi ở một quán café wifi với một cái laptop mở trên bàn, vừa uống cappuccino vừa chat với một tá người cùng lúc trên các forum . Tôi thành thật xin lỗi về việc phải dùng những từ ở dạng italic trên. Nhưng nếu tôi Việt hóa chúng thì khó thể hiện được không khí buổi gặp gỡ và ấn tượng về chàng trai 8X này. Lúc đó Huy đang là sinh viên năm thứ ba, giỏi tiếng Anh và tin học, đã gởi cho tôi cả một chương sách mà Huy dịch “tốc độ” trong hai ngày, để tự giới thiệu. Huy nói dịch vì “đam mê” và để luyện tiếng Anh, vì chắc chắn tương lai Huy sẽ làm cho công ty nước ngoài, sẽ thường xuyên đi huấn luyện và giao dịch ở các nước trên thế giới. Huy có cơ sở để nhìn thấy trước một tương lai tươi sáng, đó là kinh tế gia đình vững vàng, các mối quan hệ xã hội của cha mẹ tốt đẹp an toàn, nhờ đó chị của Huy ba năm trước đã có được một việc làm lương trên một ngàn đô la ở một công ty...

Sách đã in xong

Hình ảnh
Tập truyện ngắn Hồi Xuân đã in xong, NXB Văn Nghệ báo tin, có lẽ tuần sau sẽ bày bán ở các nhà sách. Quyển này do Fahasa phát hành. In lần đầu 2.000 bản. Nhớ ngày còn thơ, viết vẽ gì đó trong tờ giấy xé từ cuốn tập kẻ ô vuông có lề đỏ, xếp hình chiếc xuồng, hình cái thúng, thả xuống mương, rồi cứ băng qua hết vạt vườn này tới mảnh vườn kia, chạy theo chiếc xuồng của mình coi nó trôi tới đâu. Chưa lần nào mình theo được tới tận cùng. Mương rạch sông ngòi chằng chịt vô cùng tận so với bàn chân trẻ con. Điều quan trọng là mình đã thả chiếc thuyền, và nó đã trôi đi. Bìa sau của cuốn sách có một dòng quảng cáo: Mỗi truyện là một lát cắt từ bản thân tác giả.

Chợ nông dân

Buổi sáng trên đường chạy bộ tập thể dục tôi thường gặp chiếc xe ba gác bán rau cải. Có khi là một xe dưa leo, có khi một xe củ cải trắng, sáng nay là một xe bầu. Những trái bầu non mới hái, màu xanh non mát mắt, da bầu còn phơn phớt lông tơ. Năm ngàn đồng ba trái. Tôi biết phương thức kinh doanh đơn giản này, vì bà con tôi ở quê vẫn làm: Người bán, cũng là dân quê, thu gom môt xe đầy ắp rau củ tại nơi sản xuất (“ở trong rẫy”, như lời anh nói), đạp xe từ khuya đến sáng thì tới thành phố, bán cho đến hết, có khi hai ba ngày, thì đạp xe về rẫy lấy tiếp hàng bông (dưa, cải, đậu que, cà tím… tùy thời vụ), lại chở lên thành phố, lấy công làm lời. Mùa khô là lúc nông dân trồng hàng bông, ở những nơi có đủ nước ngọt để tưới cây. Trồng hàng bông cực lắm, chăm chút tưới bón mỗi ngày, đến khi thu hoạch mà dội chợ, không kiếm được đầu ra thì công lao cực khổ cầm như đổ sông đổ biển. Hàng bông dễ hư, thu hoạch xong phải tiêu thụ ngay. Gặp lúc mưa trái mùa như mấy ngày nay, hàng bông có thể bị thấ...

mày đã đi đâu

Buổi sáng - cảm giác khi còn trên giường Mày hả? Ừ thì tao thức đây Tao còn ngáp, vặn vẹo mình một lát Mày cũng còn ngáy ngủ mà Thoắt đó ngày đã bắt đầu Buổi sáng, mày đi đâu? Tao còn chưa ngóc đầu khỏi đống việc này Chưa xong đến một bài thơ Mày đi đâu? Mày đã đi đâu?

Tính chất tiểu nông

Nhóm bạn chúng tôi đi nghỉ mát ở Mũi Né, gặp những nhóm khách từ nhiều nơi khác cùng nghỉ chung khách sạn. Họ hỏi chúng tôi có phải ở Sài Gòn ra. Bọn tôi nói có người là dân Sài Gòn, còn lại là dân miền Tây và dân miền Trung. Rồi hỏi lại họ có đoán được ai trong chúng tôi là người xứ nào không. Họ chỉ tôi: chắc bà này dân miền Tây. Còn hai dân miền Tây chánh hiệu là Tiên và Liên thì bị nhầm là dân đô thị: Tiên ăn mặc giao tiếp rất có phong cách, Liên nói năng đàng hoàng văn vẻ. Cả bọn ôm bụng cười bò ra. Chuyện này vui, chứ không đến nỗi ngạc nhiên. Tiên là giám đốc doanh nghiệp, Liên là giáo sư đại học Cần Thơ, còn tôi là một người viết tự do, ăn mặc giản dị, ăn uống tự nhiên, nói năng thoải mái. Nhưng định kiến miền Tây là nhà quê, và nhà quê thì mộc mạc, nghèo nàn, xấu xí, dốt nát, lạc hậu, lôi thôi, linh tinh … nói theo ngôn ngữ thời thượng là mang tính chất “tiểu nông”. Chúng tôi được bữa vui vì kiểu ngộ nhận thông thường ấy, nhưng ai cũng bất bình vì tính phổ biến của định kiến ...

Bí ẩn con gái

Trong phòng không có một tấm gương nào cả. Nhưng đó chỉ là sự chú ý quá tỉ mỉ của một người viết coi trọng chi tiết như tôi. Bốn cô gái chủ nhân căn phòng này dường như không bận tâm điều đó. Họ thuê một căn trong chung cư này để trọ học, ở chung nhưng mỗi người đều tạo được một góc riêng, lại dành ra cả một không gian đủ kê một bộ bàn ghế bằng nhựa, kiểu bàn ghế ở quán café, để làm phòng khách. Một căn hộ ở chung cư này thường là nơi sinh sống của một gia đình bốn năm người, có khi kiêm luôn nơi sản xuất hay kinh doanh, chẳng hạn căn bên trái bán tạp hóa, rất tiện chạy qua mua một gói mì khi thức học bài khuya. Không có một tấm gương nào cả, dù tôi cố tình đi vào buồng tắm để tìm. Thông thường phía trên bồn rửa tay người ta vẫn gắn sẵn một tấm gương. Dấu tích của tấm gương còn nhận thấy khá rõ: một ô chữ nhật trên tường có màu tươi hơn chung quanh. Tôi có cớ để thắc mắc, một em trả lời: Gương vỡ rồi, chủ nhà chưa thay. Hợp lý, không có gì đặc biệt. Nhưng tôi vẫn thắc mắc trong lòng: ...

Sống qua thời khủng hoảng

Năm giờ sáng là khoảnh khắc bình yên nhất trong ngày, trước khi chim chóc cây cỏ trong công viên bị khuấy động kinh hoàng vì tiếng nhạc (đủ loại) của các nhóm tập thể dục thuộc nhiều trường phái khác nhau. Sớm hơn thì trời còn tối quá, người đi bộ không có cảm giác an toàn. Tôi thích nhất lúc này, con đường vừa được quét xong, xe cộ thưa thớt, hàng quán lề đường mới dọn, chưa có khách, mùi café đang pha thơm lừng, nồi nước lèo còn nguyên váng riêu đỏ au… Tôi biết, nếu đứng vào vị trí của người lao công vừa quét đường từ nửa đêm tới giờ chưa nghỉ tay, hay người bán bún riêu cũng thức từ khuya chuẩn bị lặt rau, nấu nước lèo, mà chỉ là mới bắt đầu một ngày buôn bán chưa biết lời lỗ ra sao, thì khó mà có được tâm thế bình an mà tôi đang hưởng thụ. Nhưng tôi không cần tỏ ra áy náy hay phải biên minh, vì ngay lúc đang đi dạo, đầu óc và các giác quan của tôi vẫn làm việc. Và giờ đây, ngồi còng lưng bên máy tính, tôi thề là chưa chắc lao động nào cực nhọc và bấp bênh hơn. Không cuộc mưu sinh ...

chiều trên sông Tiền

Hình ảnh

Bảy tỷ cây

Hình ảnh
Có một con đường ở thành phố, mới mở hay mới nới rộng tôi không rõ, đi qua một lần không để ý tên, chỉ có cảm nhận là nhà cửa hai bên đường mới cất và có vẻ giàu có. Lề đường cũng khá rộng rãi, lát gạch phẳng phiu. Không hề trồng cây gì cả. Tôi hỏi người bạn chở tôi tại sao phố mới mà không trồng cây, trời nắng nóng như vầy, toàn bê tông với kiếng chịu sao nỗi. Bạn nói dân ở đây không thích cây án mặt tiền nhà họ. Phố này người ta tranh ra mặt tiền để kinh doanh, cần chường bảng hiệu sáng choang ra phố và giữ lề đường trống chỗ cho khách hàng ghé vào. Ngoài ra dân mua bán cho là cây hay cột dựng trước cửa hàng là xui. Dân mua bán có những niềm tin mà người ngoại đạo không nên bàn bạc làm gì. Chẳng hạn bị người nặng bóng vía mở hàng phải đốt vong xả xui. Họ tin cây to là chỗ nương náu của cô hồn các đẳng. Hoặc cây mọc trước cửa thì cản luồng tiền bạc chảy vô nhà. Cho nên trước cửa nhà họ mà bị thành phố trồng cây thì hoặc là họ “biết điều” sao cho cây được trồng nhích qua cửa nhà hàng x...

Vệ sinh công cộng

Tôi vừa mới đến thăm một trường trung học, thấy nhiều chuyện để suy nghĩ, đều là những vấn đề nhức đầu về giáo dục. Nhưng có lẽ tôi nên bắt đầu từ một chuyện nhỏ trong nhà vệ sinh. Lúc đó giờ nghỉ trưa, phòng vệ sinh khá đông người, chủ yếu là các buồng tiêu tiểu, nhưng bồn rửa mặt không đến nỗi đông, vì nhiều người có thói quen rửa tay qua loa, hoặc không cần rửa tay sau khi làm vệ sinh. Cũng có những người kỹ lưỡng, ngắm vuốt lâu lắc trước tấm gương. Khi tôi vừa vào cửa thì gặp một cô bé đang săm soi gì đó trên gương mặt trăng tròn còn đẫm nước. Cô bé dùng tay hứng nước khoát lên mặt, rồi lại ngắm nghía mặt mình trong gương, vòi nước vẫn chảy ào ào. Vuốt vuốt mái tóc rồi lắc lắc cái đầu, cô bé đi ra. Một cô bé khác từ trong buồng tiểu đi ra, đến bên vòi nước đang chảy, đưa hai tay ra hứng nước, rửa sơ sơ rồi bước ra cửa. Khi tôi từ buồng tiểu ra thì thấy một cô bé khác đang đứng trước gương, cũng đang ngắm vuốt tóc tai, và vòi nước vẫn liên tục chảy. Thấy tôi, cô bé đi ra với vẻ mặ...

Phong vị Chợ Lớn

Hình ảnh
Chiều chiều đứng ở ban công nhà tôi nhìn xuống ngã tư, thường thấy khách du lịch đi đứng lớ ngớ bên những trụ đèn giao thông. Có khi một ông Tây lăm le trên tay cái máy chụp hình hay máy quay phim. Có khi một cặp nam nữ trẻ măng lưng đeo ba lô tay cầm bản đồ. Có khi một đoàn năm bảy đến vài chục ông bà sồn sồn cun cút đi theo hướng dẫn viên. Thỉnh thoảng tôi cũng sắm vai người hứơng dẫn cho bạn bè ở nước ngoài hay ở tỉnh khác đến thăm thành phố quê tôi. Đương nhiên tôi dẫn họ vô Chợ Lớn, và tất nhiên đi ngang qua ngã tư này. Chợ Lớn đã trở thành một địa điểm ắt-có trong bất kỳ city tour nào ở thành phố Hồ Chí Minh với ba điểm son không bỏ qua được là Chùa Tàu, Chợ Tàu, và đồ ăn Tàu. Nhiều người đơn giản dịch Chợ Lớn thành “Chinatown”, phố Tàu. Ừ thì phố Tàu, nhưng du khách lịch lãm từng qua những phố Tàu ở nhiều nơi trên thế giới đều nhận ra Chợ Lớn không thuần tuý là một phố Tàu như ở những nơi khác. Nó có những đặc điểm khiến nó chỉ có thể là Chợ Lớn chứ không thể là gì khác. Nhưng...

Cơn mưa rớt tháng ba

Cơn mưa rớt tháng ba không ký ức Ào qua như một hiện thực hiển nhiên Bầu trời không thanh minh không đính chính Mưa thì mưa nắng thì nắng chứ sao Cơn sốt dìm chiêm bao trong khói sóng Chờn vờn ảo mộng hâm hấp khát khao Đau trong từng cái trở mình và nhức Buốt trong đầu, cả thớ thịt khớp xương Bệnh là một cách nói không chính xác Trong vật vã này thể xác đình công Tôi cũng đã mệt mỏi và chỉ muốn Thoáng qua như cơn mưa rớt tháng ba

Tự học chất lượng cao

Nhằm ngày cúp điện ở nhà, tôi đành vào thư viện quốc gia. Thời sinh viên tôi lê la ở đó, tương tư, mơ mộng trên những ghế đá trong khuôn viên, viết những bài thơ và truyện ngắn đầu tiên, rù rì tâm sự hàng giờ với bạn bè, và ngủ những giấc ngon lành mà sau này nhớ lại còn thèm. Tôi nhớ phòng đọc rộng và mát, tôi chọn vị trí gần cửa sổ, bày sách ra bàn, ngóc nhìn trời mây một lúc, úp mặt vào sách ngủ đến khi tiếng sấm nổ đùng đùng, giật mình thức dậy, thấy mưa đang đổ rào rào. Nói vậy, chứ tôi vào thư viện cũng để đọc. Mua sách đâu phải là chuyện đơn giản. Cách đây 30 năm nhà văn Trần Thùy Mai có viết một truyện ngắn kiểu O. Henry như vầy: Hai vợ chồng trẻ đều là cán bộ nghiên cứu giảng dạy sống đạm bạc bằng đồng lương bao cấp. Vợ muốn cuối tuần làm một bữa ăn có chất đạm để bồi dưỡng chồng đã quá lao lực, nên sau một cuộc đấu tranh nội tâm khá vất vả chọn lựa giữa giá trị vật chất và giá trị tinh thần, đã nén lòng không mua cuốn sách mới ra rất cần cho chuyên môn của chị. Khi chị dọn mó...

bìa sách "Hồi Xuân"

Hình ảnh
Người làm bìa: hoạ sĩ, nhà văn Vũ Đình Giang

Một đời

Bà nhoẻn miệng cười, móm mém không răng. Thực ra thì còn một cái. Bà há miệng ra cho ông xem. Ông ngoảnh mặt đi kịp thời nên không thấy gì cả. Không có răng thì cũng có lợi. Bà hóm hỉnh nói. Khỏi đánh răng. Rồi bà cười hì hì. An nhiên, tự tại. Không bận tâm người khác nghĩ gì. Bà ngồi trên băng ghế đá công viên, lưng dựa vào thành ghế, hai đầu gối cách nhau một gang tay, một bàn tay cầm xấp vé số đặt trên đùi, tay kia chùi mép. Vì nước miếng bà vô cớ cứ nhỉ ra liên tục, nên bà cứ phải liên tục đưa ngón tay cái và ngón tay trỏ vuốt hai góc miệng. Rồi thả tay xuống, chùi ngón tay vào ống quần. Hai bàn chân bà khô đét, gót chân nứt nẻ đen ngòm, mặc dù mang dép nhựa. Bà đặt hai bàn chân song song trên nền đất, cho chúng nghỉ ngơi. Mỗi ngày bà đi bộ một chục cây số, nhưng chỉ loanh quanh mấy con đường chung quanh công viên. Cứ đi một vòng thì đáo lại công viên ngồi nghỉ. Rồi đi tiếp. Bán hết vé số mới thôi. Phải chi bà trẻ hơn chừng mừơi tuổi, hay hai mươi tuổi. Ông ngồi song song với bà ...

phỏng vấn

Đây là nguyên văn bài phỏng vấn giữa Tường Vân báo Sài Gòn Giải Phóng và mình bằng email: - Theo chị, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện nay xuất hiện trong các tác phẩm văn học của các nhà văn trong nước có những đặc điểm gì? Với tư cách là một người phụ nữ đồng thời là một nhà văn, theo chị những đặc điểm đó phản ánh đúng sai như thế nào? Tôi nhận ra hai xu hướng: một là thể hiện những “đức tính” được coi là truyền thống của phụ nữ Việt Nam, như hy sinh bản thân, chịu đựng gian khó, sống vì người khác, nhân hậu, nhẫn nhịn. Xu hướng này miêu tả phụ nữ trong vai trò phụ thuộc, thậm chí vật tế thần, trong một xã hội mà những thiệt thòi, bất công, hủ bại, xung đột, bế tắc thường đổ lên số phận phụ nữ. Xu hướng thứ hai là nỗ lực thể hiện người nữ trong sự hình thành ý thức nữ, đấu tranh cho sự tồn tại của mình như một chủ thể của bản thân và trong xã hội, tìm kiếm, đính chính hay xác lập hệ thống giá trị nữ trong một thế giới đang thay đổi. Đối với tác phẩm văn...

Người giũ lúa

Hình ảnh
Người đàn bà đội nón lá che khuất gương mặt cúi xuống. Hai cánh tay của chị nắm một mớ rơm giơ cao ngang đầu. Chị giũ giũ mớ rơm trong gió và nắng. Dăm bảy hột lúa lép hoặc còn non rơi xuống tấm đệm trải trên mặt ruộng khô nẻ dưới chân chị. Chị thảy mớ rợm qua một bên và bốc lên một mớ khác từ đống rơm được máy thổi ra vun thành hình kim tự tháp. Chị tiếp tục cần mẫn giũ lúa để mót lại những hột lúa máy bỏ sót. Một ngày giũ lúa khiến đôi cánh tay chị “thiếu điều không bưng nỗi chén cơm” lúc chiều về nhà. Nhưng cũng mót được dăm ba kí gạo. Người giũ lúa thường là đàn bà và con nít, không có ruộng để tự trồng lúa, không đủ sức đi làm mướn, không có tiền đi mua gạo ăn, nên đi mót lúa ngoài đồng. Một công việc không vẻ vang, nhưng tự trọng. Không ăn xin, không ăn cắp. Chỉ lượm mót cái người ta bỏ đi tự nuôi mình. Lao động này có tự ngàn xưa, và ở khắp nơi có văn minh nông nghiệp. Có một lần đi thăm một nhà thờ Thiên Chúa cổ xưa ở Pháp, tôi thấy trên các cửa sổ những bức tranh ghép bằng các...

Gởi đàn ông, nhân ngày 8/3

Đàn ông thân mến, Chúng ta thử tìm hiểu một thí dụ, như xã hội Thụy Điển, nơi phụ nữ được thực hành quyền chính trị gần 300 năm: từ năm 1718 những phụ nữ có đóng thuế cho công hội thì được phép bầu cử và ứng cử. Đó cũng là xã hội sớm có quan điểm phóng khoáng về đạo đức: vào thời “phụ nữ chữa hoang” chịu đựng những hình phạt tàn nhẫn ở nhiều nơi trên thế giới, thì ở Thụy Điển từ năm 1778, phụ nữ không chồng mà có thai được phép sanh con ở làng khác, được phép không trả lời những chất vấn về việc sinh con, được phép giữ và nuôi con mà không cần khai trên giấy tờ chính thức về tình trạng hôn nhân. Từ năm 1842 tất cả trẻ em gái lẫn trai đều được đi học như nhau theo luật định. Phụ nữ Thụy Điển được làm công chức từ năm 1859, và năm 1939 Thụy Điển đã có luật cấm sa thải nữ nhân viên với lý do có chồng hay có con. Phụ nữ Thụy Điển được phép làm mục sư từ năm 1958. Quyền bỏ thai được luật pháp bảo đảm từ năm 1975. Phong trào phụ nữ Thụy Điển dẫn đầu phong trào nữ quyền ở Âu Châu trong thập n...

Vai diễn văn hoá

Một hôm, trong buổi tiệc thân mật có người nước ngoài, tôi nghe họ kể về kinh nghiệm tiếp xúc văn hoá: ở Boston, nơi có nhiều trường đại học lớn và có truyền thống coi trọng tri thức, người ta giao tiếp với anh để coi anh biết những gì. Ở New York, một trong những trung tâm tài chánh chi phối kinh tế thế giới, người ta ước chừng kẻ đối diện trị giá bao nhiêu. Ở Philadelphia người ta để ý anh là con cái nhà nào, ở Los Angeles họ đoán anh từ đâu đến. Còn ở Việt Nam thì người ta múôn biết tất cả: anh người nứơc nào, bao nhiêu tuổi, vợ con ra sao, làm nghề gì, lương bao nhiêu, sống ở đâu, ăn cái gì (có ăn được nước mắm không) và cuối cùng là cảm nghĩ của anh về Sài Gòn (hay Hà Nội). Những người nước ngoài từng có dịp đến Việt Nam bèn hưởng ứng bằng cách chia sẻ kinh nghiệm riêng. Một bà, gọi tắt là J, kể: Trước khi đến Việt Nam bà đã tham khảo cả sách báo lẫn con người (Việt Kiều) để biết cách hành xử đúng đắn, và bà đã suy nghĩ rất kỹ về hoàn cảnh của mình, cân nhắc những thông tin...