Vai diễn văn hoá
Một hôm, trong buổi tiệc thân mật có người nước ngoài, tôi nghe họ kể về kinh nghiệm tiếp xúc văn hoá: ở Boston, nơi có nhiều trường đại học lớn và có truyền thống coi trọng tri thức, người ta giao tiếp với anh để coi anh biết những gì. Ở New York, một trong những trung tâm tài chánh chi phối kinh tế thế giới, người ta ước chừng kẻ đối diện trị giá bao nhiêu. Ở Philadelphia người ta để ý anh là con cái nhà nào, ở Los Angeles họ đoán anh từ đâu đến. Còn ở Việt Nam thì người ta múôn biết tất cả: anh người nứơc nào, bao nhiêu tuổi, vợ con ra sao, làm nghề gì, lương bao nhiêu, sống ở đâu, ăn cái gì (có ăn được nước mắm không) và cuối cùng là cảm nghĩ của anh về Sài Gòn (hay Hà Nội).
Những người nước ngoài từng có dịp đến Việt Nam bèn hưởng ứng bằng cách chia sẻ kinh nghiệm riêng. Một bà, gọi tắt là J, kể: Trước khi đến Việt Nam bà đã tham khảo cả sách báo lẫn con người (Việt Kiều) để biết cách hành xử đúng đắn, và bà đã suy nghĩ rất kỹ về hoàn cảnh của mình, cân nhắc những thông tin cá nhân có thể tiết lộ mà không ảnh hưởng đến uy tín và công việc bà sẽ làm ở Việt Nam. Công việc của bà sẽ cần sự hợp tác của nông dân và trưởng ấp. Khi bà được trưởng ấp tiếp tại nhà riêng, được mời ngồi tại bộ bàn ghế đặt trươc bàn thờ tổ tiên, bà ý thức cần phải cung kính, và có phần căng thẳng. Trưởng ấp rót nước trà mời bà và hỏi chồng của bà khoẻ không. Dù đã chuẩn bị bà J vẫn hoảng hồn. Bà đã ly dị nhiều năm và không biết ông chồng giờ ra sao, nhưng theo cách hỏi thì có vẻ ông chồng cũ của bà là người quen biết mấy chục năm của trưởng ấp. Vì đã được biết là ở Việt Nam phụ nữ ly dị dễ bị tai tiếng, mà bà J cũng không muốn trả lời những câu hỏi tiếp theo như tại ông có vợ bé hay tại bà không sanh đẻ, bà J bèn nói chồng bà đã mất lâu rồi (vì bà nghe nói đàn bà goá ở Việt Nam được thông cảm hơn). Quả thật ông trưởng ấp tỏ ra áy náy ngay: Ông ấy bị làm sao mà chết? Bà làm sao nuôi con? Bà J trả lời theo kịch bản soạn sẵn: ông chồng chết vì đau tim, bà làm việc để nuôi con, nay chúng đã trưởng thành (thực tế là bà không có con).
Bà J phân trần bà không hề muốn lừa dối những người nông dân chất phác, mà chỉ muốn tôn trọng văn hoá địa phương. Tôi hiểu là bà chỉ muốn công việc của bà đạt hiệu quả tốt nhứt. Hành xử của bà có thể nhân danh sự “tôn trọng văn hoá địa phương”, cũng có thể gọi là “đóng trò văn hoá”: nhập vào một vai để diễn qua một tình huống văn hoá nào đó, để đạt một mục tiêu thương mại, chính trị, hay chuyên môn khoa học nào đó. Tất nhiên, điều đó không được coi là xấu, mà là một trong những kỷ năng người ta dạy trong các sách bí quyết kinh doanh thành công. Văn hoá Việt của mình cũng có thành ngữ “Nhập gia tùy tục”, người mình cũng “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Kỷ năng hội nhập văn hoá không phải là điều mới mẻ. Nhưng nó trở thành một kỷ năng quan trọng khi xã hội hiện đại đang ngày càng tiếp nhận nhiều luồng văn hoá khác nhau dưới ảnh hưởng của sự toàn cầu hoá.
Hầu như người hiện đại đều ít nhiều tập nhiễm kỷ năng này, dù có ý thức hay không. Nhất là những người trẻ ở đô thị. Một thí dụ: trong môi trường văn hoá ảo trên Internet, người ta tạo một nhân thân không nhứt thíêt là mình để tham gia phát biểu, tranh luận, vận động, hay quảng bá cho mục tiêu nào đó. Khi “log off”, rời khỏi diễn đàn ảo, họ trở lại là một con người khác. Một người trong hiện thực có thể xuất thân ở nông thôn Việt Nam nhưng hàng ngày làm việc trong môi trường văn hoá nước ngoài (văn phòng công ty nước ngoài chẳng hạn), việc chấp nhận một vai diễn ở những môi trường khác với bản sắc văn hoá của mình là cần thiết, để công việc thuận lợi, để cuộc sống tiến tới.
Vấn đề ở chỗ có người ý thức những cá tính văn hoá và bản thể văn hoá nào là của mình, đúng là con người mình, hay phù hợp với hệ thống giá trị của mình; và những vai diễn văn hoá nào chỉ cần để đối phó trong những môi trường tạm thời, phải thoát vai sau một thời gian nhất định, để trở lại là chính mình. Lại có những người không ý thức, hoặc không có cơ bản văn hoá cần thiết, để xác định mình là ai, dễ lẫn lộn thực hư, chân giả.
Một điều nữa là không phải ai cũng có khiếu diễn vai không phải là mình. Vả lại xã hội hiện đại cũng đã mệt mỏi với những công thức và khuôn mẫu mà người ta máy móc lắp ráp vào mình. Người có bản lĩnh văn hoá chọn lối sống, làm việc, hành xử, đúng như bản chất của mình với sự am hiểu và tôn trọng thật sự những khác biệt văn hoá nơi người khác.
Lý Lan
(bài đăng báo Sinh Viên)
Những người nước ngoài từng có dịp đến Việt Nam bèn hưởng ứng bằng cách chia sẻ kinh nghiệm riêng. Một bà, gọi tắt là J, kể: Trước khi đến Việt Nam bà đã tham khảo cả sách báo lẫn con người (Việt Kiều) để biết cách hành xử đúng đắn, và bà đã suy nghĩ rất kỹ về hoàn cảnh của mình, cân nhắc những thông tin cá nhân có thể tiết lộ mà không ảnh hưởng đến uy tín và công việc bà sẽ làm ở Việt Nam. Công việc của bà sẽ cần sự hợp tác của nông dân và trưởng ấp. Khi bà được trưởng ấp tiếp tại nhà riêng, được mời ngồi tại bộ bàn ghế đặt trươc bàn thờ tổ tiên, bà ý thức cần phải cung kính, và có phần căng thẳng. Trưởng ấp rót nước trà mời bà và hỏi chồng của bà khoẻ không. Dù đã chuẩn bị bà J vẫn hoảng hồn. Bà đã ly dị nhiều năm và không biết ông chồng giờ ra sao, nhưng theo cách hỏi thì có vẻ ông chồng cũ của bà là người quen biết mấy chục năm của trưởng ấp. Vì đã được biết là ở Việt Nam phụ nữ ly dị dễ bị tai tiếng, mà bà J cũng không muốn trả lời những câu hỏi tiếp theo như tại ông có vợ bé hay tại bà không sanh đẻ, bà J bèn nói chồng bà đã mất lâu rồi (vì bà nghe nói đàn bà goá ở Việt Nam được thông cảm hơn). Quả thật ông trưởng ấp tỏ ra áy náy ngay: Ông ấy bị làm sao mà chết? Bà làm sao nuôi con? Bà J trả lời theo kịch bản soạn sẵn: ông chồng chết vì đau tim, bà làm việc để nuôi con, nay chúng đã trưởng thành (thực tế là bà không có con).
Bà J phân trần bà không hề muốn lừa dối những người nông dân chất phác, mà chỉ muốn tôn trọng văn hoá địa phương. Tôi hiểu là bà chỉ muốn công việc của bà đạt hiệu quả tốt nhứt. Hành xử của bà có thể nhân danh sự “tôn trọng văn hoá địa phương”, cũng có thể gọi là “đóng trò văn hoá”: nhập vào một vai để diễn qua một tình huống văn hoá nào đó, để đạt một mục tiêu thương mại, chính trị, hay chuyên môn khoa học nào đó. Tất nhiên, điều đó không được coi là xấu, mà là một trong những kỷ năng người ta dạy trong các sách bí quyết kinh doanh thành công. Văn hoá Việt của mình cũng có thành ngữ “Nhập gia tùy tục”, người mình cũng “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Kỷ năng hội nhập văn hoá không phải là điều mới mẻ. Nhưng nó trở thành một kỷ năng quan trọng khi xã hội hiện đại đang ngày càng tiếp nhận nhiều luồng văn hoá khác nhau dưới ảnh hưởng của sự toàn cầu hoá.
Hầu như người hiện đại đều ít nhiều tập nhiễm kỷ năng này, dù có ý thức hay không. Nhất là những người trẻ ở đô thị. Một thí dụ: trong môi trường văn hoá ảo trên Internet, người ta tạo một nhân thân không nhứt thíêt là mình để tham gia phát biểu, tranh luận, vận động, hay quảng bá cho mục tiêu nào đó. Khi “log off”, rời khỏi diễn đàn ảo, họ trở lại là một con người khác. Một người trong hiện thực có thể xuất thân ở nông thôn Việt Nam nhưng hàng ngày làm việc trong môi trường văn hoá nước ngoài (văn phòng công ty nước ngoài chẳng hạn), việc chấp nhận một vai diễn ở những môi trường khác với bản sắc văn hoá của mình là cần thiết, để công việc thuận lợi, để cuộc sống tiến tới.
Vấn đề ở chỗ có người ý thức những cá tính văn hoá và bản thể văn hoá nào là của mình, đúng là con người mình, hay phù hợp với hệ thống giá trị của mình; và những vai diễn văn hoá nào chỉ cần để đối phó trong những môi trường tạm thời, phải thoát vai sau một thời gian nhất định, để trở lại là chính mình. Lại có những người không ý thức, hoặc không có cơ bản văn hoá cần thiết, để xác định mình là ai, dễ lẫn lộn thực hư, chân giả.
Một điều nữa là không phải ai cũng có khiếu diễn vai không phải là mình. Vả lại xã hội hiện đại cũng đã mệt mỏi với những công thức và khuôn mẫu mà người ta máy móc lắp ráp vào mình. Người có bản lĩnh văn hoá chọn lối sống, làm việc, hành xử, đúng như bản chất của mình với sự am hiểu và tôn trọng thật sự những khác biệt văn hoá nơi người khác.
Lý Lan
(bài đăng báo Sinh Viên)