Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2009

nhớ Sài Gòn không

cơn mưa chiều đùng đùng sấm sét ào ào nước lũ người ướt lướt thướt người đi lóp ngóp người người lo toan người người bận bịu một giây riêng tư là lúc dõi mắt tìm nhau sống nó hay là mất nó phút giây này ở chốn này hỏi nhớ Sài Gòn không người cười ha ha như tiếng xe gắn máy nổ chợt hiểu ra Sài Gòn không bao giờ là nơi để nhớ sống nó hay là mất nó

Du ngoạn

Hình ảnh
Người bạn trẻ tổ chức chuyến đi chơi Yeoung-mun-sa, một cảnh chùa cổ trên núi, nơi có cây bạch quả (ginko) 1.100 tuổi. Bạn đang học Cao học ở Seoul, Hàn quốc. Chuyến đi chơi nhằm cuối tuần, bạn báo trước sẽ kẹt xe, mọi người chuẩn bị tinh thần, nhưng vẫn không ngờ đoạn đường đáng lẽ chạy xe trong một giờ lại phải đi những 4 giờ; chuyến về cũng kẹt, nhưng chỉ mất 3 giờ thôi. Thành ra một ngày đi đường để viếng chùa vài ba tiếng đồng hồ. Chỉ kịp dạo qua khuôn viên chùa, ngắm cổ thụ, chụp ảnh, rồi … xuống núi. Nhưng chuyến đi thật tuyệt vời. Không chỉ vì tiết trời mát dịu, đường lên núi róc rách tiếng suối reo, cây bạch quả ngàn tuổi đang lúc xanh mởn, trái non mới to bằng đầu ngón tay, mái chùa ngũ sắc nổi bật trên nền xanh biếc của núi rừng. Người đi chùa rất đông, già trẻ đều có, nhưng ít khách du lịch Âu Mỹ. Nơi này có vẻ như nơi nghỉ ngơi vui chơi cuối tuần của các gia đình. Có khu bảo tàng nông nghiệp bền vững truyền thống, trẻ con tò mò ngắm cá bơi trong ruộng lúa nước có con ốc...

có khi

có khi một chiều mưa một góc phố những bóng người lướt qua mặt người khuất trong nón bảo hộ ánh đèn đường không đủ sáng một vùng ký ức sợi mưa như tơ run run thoáng im lặng vỡ trong tiếng sấm quán vẫn ồn ào nhạc vẫn vang câu chuyện tiếp tục huyên thuyên người nói như thể lặng im là cấm kỵ là tội lỗi nếu mai này người đi như mỗi ngày vẫn có ngàn vạn chuyến ra đi câu chuyện góc phố chiều mưa ở lại ký ức như tơ run run trong vùng sáng ngọn đèn đường thoáng im lặng giữa ồn ào quán nhạc lòng vặn hỏi lòng buồn mang mang

Tiểu thần tiên

Trạm xe buýt bên kia đường là chỗ dừng của xe số 59. Xe này hẳn là chạy ngang một số trường đại học hay ký túc xá đại học, nên tôi thường thấy nhiều người trẻ tuổi có vẻ sinh viên đứng đón xe mỗi sáng. Thỉnh thoảng tôi đi xe này vào giờ cao điểm, bước lên xe đông đúc, và được một người đứng dậy nhường ghế. Tôi rất cảm kích. Hiển nhiên người đó nhường ghế vì coi tôi là người già. Cũng chuyến xe buýt đó chạy ngang một cái chùa rất lớn, nên mỗi tháng vài lần, tôi gặp một nhóm phụ nữ ngồi đợi xe buýt ở cái trạm bên kia đường từ sáng sớm. Chuyến xe đầu tiên sẽ chạy ngang trạm lúc 5:50, nhưng khoảng 5:30 đã thấy các bà tụ tập như một cái chợ chồm hỗm nho nhỏ. Một số bà mặc bộ bà ba màu lam nhạt, một số khác cũng mặc bà ba nhưng khác màu, khác kiểu, rộng rãi, không màu sắc chói chang hay hoa hòe kinh dị. Nên nhìn qua y phục mà nói, trông họ không hấp dẫn chút nào. Và nhìn qua dáng dấp tóc tai, chắc là họ cỡ tuổi tôi trở lên. Thấy họ nhiều lần, cứ đúng hẹn lại lên, tôi quyết định thâm nhập vô...

phỏng vấn về văn chương

(bài này do nhà văn Yến Linh phỏng vấn, cũng khá lâu rồi, không rõ đăng ở đâu chưa, nay tự đăng ở đây.) 1. Chào chị, rất vui gặp lại chị trong bài phỏng vấn này. Lý Lan của “Hồi Xuân” của năm nay khác gì so với Lý Lan “Tiểu thuyết đàn bà” của một năm trước? Cám ơn bạn, tôi cũng rất vui vì câu hỏi này. Vì cách đảo ngược khái niệm: thay vì đặt vấn đề tác phẩm này khác tác phẩm kia của cùng một tác giả như thế nào, thì bạn chất vấn sự thay đổi hay khác biệt của chính tác giả qua sự xuất bản lần lượt hai tác phẩm khác thể loại trong vòng một năm. Câu hỏi khiến tôi nhìn lại mình bằng sự đọc lại mình. Hình như Lý Lan của “Tiểu thuyết đàn bà” là kẻ nổi giận và vùng vẫy thoát ra nỗi ám ảnh quá khứ. Lý Lan của “Hồi Xuân” đã phần nào bình tĩnh quan sát hiện tại. 2. Đọc 22 truyện của chị trong tập “Hồi Xuân”, người ta luôn có “cảm giác” bất an và mất mát thứ gì đó. Chị đang bi quan hay đang dự báo những bất trắc mà nhiều người trong chúng ta đang tảng lờ? Ôi, xin lỗi bạn, nếu truyện của tôi khiế...

cổ thụ

Hình ảnh
ngàn năm ... ngàn lẻ một trăm năm ... đứng đó chẳng buồn đi đâu - hay chẳng thể đi đâu mỗi lần xuân lại bừng xanh lá thắm vòng đời mới tới cửa sinh - hay đã xoay mãi bao vòng tử sinh sinh tử ngàn năm ... A, ngàn năm! cứ đứng đó giữa biển dâu - hay núi rừng nguyên sinh tự cổ triền miên gió thổi mây bay nước chảy tiếng chuông ngân trăng tròn khuyết mặt trời lên xuống lá biếc lao xao tiếng trẻ con cười ngàn năm ...

Chọn lựa

Bạn tôi rủ đến một quán café mới mở. Nghe nói là quán do con gái của chị du học về đứng ra quản lý, rất có “phong cách”, tôi và đám bạn sốt sắng đi ủng hộ. Nhưng “mấy dì” hơi quê, nếu không là quá già, trong khung cảnh (thành thực mà nói) hơi giống một cái bar sinh viên ưa la cà ở một phố gần trường đại học nào đó bên Mỹ, được làm sang bằng trang trí nội thất hiện đại lai căn. Nhạc và ánh sáng được điều phối bằng vi tính, hơi rối mắt và ồn ào đối với tôi, nhưng có lẽ tạo được không gian ảo phù hợp với tâm tình của những người khách trẻ hơn. Ở Sài Gòn quán xá hàng họ mọc như nấm, đủ kiểu, và về phương diện “độc đáo” thì không ít, cái này tàn cái khác mọc lên, Một người quen vừa xây xong ngôi nhà mơ ước, bạn bè đến ăn tân gia tán vô “Hàng hiên này mà ngồi uống café thì tuyệt.” Chị bèn biến cái nhà mình thành quán café, thâm tâm muốn khoe nhà, nhưng ít lâu sau thì dẹp, vì khách ra vô làm … dơ nhà chị! Cô con gái bạn tôi, không rõ học cái gì trong 5 năm ở nước ngoài mà học xong thì khăng ...

phỏng vấn ngày nhà báo

(không biết bài đăng chưa, nhưng bữa nay tới ngày nhà báo rồi, đăng lên đây cho vui. Người phỏng vấn là nhà văn Dương Bình Nguyên.) Câu hỏi phỏng vấn nhà văn Lý Lan: 1. Thưa chị, với nhiều người, báo chí là một kênh thông tin cần phải có mỗi ngày. Còn với chị thì sao? Thú thật là tôi không đọc báo mỗi ngày. Khi nào không có việc gì khác để làm tôi mới đọc báo, chẳng hạn ngồi quán café chờ một người có hẹn mà đến trễ, gặp người bán báo năn nỉ hoài, đành phải mua một tờ. 2. Có khi nào những thông tin trên báo ám ảnh chị và tạo thành ý tưởng cho những tác phẩm mới? Ít khi. Nhưng tôi có tham khảo những bài báo liên quan đến đề tài mình đang theo đuổi. Thí dụ khi đang tìm hiểu về đa văn hóa, tôi chú ý những bài báo đề cập đến cuộc sống của phụ nữ Việt Nam lấy chồng người nước ngoài. Thông tin của bài báo được dùng để tham khảo. 3. Trong góc nhìn của chị, chất lượng thông tin trên báo chí Việt Nam hiện nay như thế nào? Thật khó nói khi mình không đọc báo thường xuyên. 4. Chị có một lợi t...

Báo địa phương

Nhờ mấy bạn trẻ gọi điện phỏng vấn, tôi biết sắp tới ngày Báo chí Việt Nam. Mặc dù đã nghỉ dạy mười mấy năm nhưng cái ngày nghề nghiệp duy nhất trong năm mà tôi vẫn nhớ đến và nghĩ ngợi là ngày Nhà giáo. Và mặc dù vẫn đăng bài trên các báo mấy chục năm nay nhưng chưa bao giờ tôi được coi là nhà báo (không có thẻ nhà báo, không là hội viên hội Nhà báo, không có lương hay thâm chí danh nghĩa phóng viên cộng tác với một tòa báo nào. Danh xưng “người viết tư do”, freelance, là tôi tự gán cho mình.) Bữa nay lần đầu tiên, nhân ngày Nhà báo, tôi được phỏng vấn về báo chí với tư cách độc giả, và thú vị là về báo chí bên Mỹ. 12 năm trước, khi tôi đến Mỹ lần đầu tiên, ở trong ký túc xá Mayflower của trường đại học Iowa, sáng sớm thức dậy mở cửa phòng ra là thấy để sẵn một tờ USA Today và một tờ báo địa phương Iowa. Hình ảnh những tờ báo rải trước các cửa phòng suốt dãy hành lang dài hun hút gây một ấn tượng đặc biệt. Tôi tưởng tượng mọi người cũng như mình, ngủ dậy việc đầu tiên là mở cửa lượm...

TỘI NGHIỆP ÔNG BÀN CỔ

Hồi xửa hồi xưa, hồi ông Bàn Cổ còn sống ấy, lúc đó ông mới có hai trăm lẻ bảy tuổi, nghĩa là còn thiếu nhi. Đời ông Bàn Cổ tám trăm tuổi mới gọi là già mà. Ông thưở nhỏ ấy còn khỏe mạnh, vui vẻ, ăn nhiều, ngủ lâu. Chỉ có điều ông hơi chậm chạp và không đi học. Nhưng thực ra, thời ông đâu có trường học ! Cũng không có xe hơi, xe máy, tàu hỏa, nên cũng không thể chê trách sự chậm chạp của ổng. Với lại ông không trễ tàu trễ xe bao giờ. Ông cứ thong thả ăn, tàng tàng chơi, từ từ ngủ, rôì thủng thỉnh làm. Ông Bàn Cổ làm gì nhỉ? À, ông làm. . . thôi thì cứ coi như ông làm vườn đi. Đại khái mỗi sáng dậy, ông lững thững bước. Đi đâu cũng được vì hồi đó không có nhiều đường xá. Ngang qua chỗ cây Lê già, ông Bàn Cổ nói: - Chào bác Lê, bác thức dậy chưa? Cây lê giật mình tỉnh ngủ, vươn vai rồi rùng mình một cái. Mấy trái lê rơi lộp độp. ông Bàn Cổ kêu lên: - Ấy ! Ấy , tôị nghiệp mấy trái lê, té lăn té lóc ! Vô túi nằm chơi nè. Mấy trái lê bèn kéo nhau chạy ào ào vào túi ông . Ông mang chúng ra ...

giữa lòng đại dương

những ngày này người ta có lẽ vẫn tìm kiếm trong lòng đại dương bí ẩn hơn vũ trụ cái hộp đen miếng thẻ lên máy bay tấm áo khoác của một hành khách tin tức ban đầu chấn động rồi nguội dần hôm nay đọc báo không còn thấy bao nhiêu thi thể đã được tìm thấy nữa bên cạnh tin bao nhiêu người nữa đã được xác nhận mắc cúm H1N1, tin về cuộc khủng hoảng kinh tế thì thôi, đọc nữa mà làm gì. Hãy yên tâm là họ đã chết - chết thì thôi. Chứ nếu ai đó còn cảm nhận, còn ý thức, còn đang mất tích ... nghĩa là một mình giữa đại dương một mình ý thức mình không còn tồn tại trong ý nghĩ của bất cứ một người nào Đại dương đâu phải là nơi người ta rơi xuống ắt chết Đại dương đâu phải là nơi duy nhứt người ta ý thức nỗi cô đơn.

mưa (không nhớ lần thứ mấy)

cơn cuồng nộ nẹt điện lằng ngoằng rạch chân trời xám ngoét sau những tòa cao ốc trái tim thắt lại trước khi tiếng sấm tiếng sét ùn ùn dội vào màng tang đánh vào ngực cơn mưa không rơi xuống ngay cơn gió không thể đừng trốn chạy ta ở lưng trời rợn óc bủn rủn ngã vào hư không làm sao cầm được một bàn tay để đứng trong chông chênh này

Đi tàu điện ngầm

Tôi xuất hiện trước cửa phòng chị bạn trên lầu 8 tòa nhà dành cho giáo sư của đại học Hankuk, chị khen “Giỏi quá.” Tôi khoái chí: giỏi chứ! Đến phi trường Gimpo tôi đã làm đúng lời chị dặn, tìm đến quầy thông tin (Information) hỏi xin bản đồ và lối ra trạm xe điện ngầm, rồi từ đó mà đổi mấy chuyến tàu, một mình đi tới nơi tới chốn. Thực ra, đi lại ở một thành phố lớn như Seoul là chuyện dễ. Hệ thống xe điện ngầm (subway hay metro) không quá phức tạp, chỉ có điều họ thiết kế những trạm kết nối các tuyến đường hơi dở, khi đổi tàu ở trạm Singil tôi kéo vali đi bộ bở hơi tai. Có chỗ không tìm được thang máy hay thang cuốn, phải vác hành lý leo từng bậc thang bê tông muốn khóc luôn. May sao, quới nhân xuất hiện: đang ì ạch xách cái rương gần 20 Kí đếm từng bậc thang âm thầm (không dám ngẫng đầu nhìn lên vì cầu thang ở các trạm xe điện ngầm sâu hun hút), bỗng dưng một bàn tay mạnh bạo từ phía sau dằng lấy quai cái rương và xách đi te te. Tôi hết hồn bám theo không kịp thở. Đến đầu cầu than...

tái bản Hồi Xuân

Hóa ra cuốn sách cũng bán được. Phát hành chừng hơn một tháng thì Bích Ngân báo cho biết bên phát hành yêu cầu tái bản, hai chị em mừng quá, bởi vì truyện ngắn mà bán được 2.000 cuốn trong hơn một tháng là kể như "bán chạy"(Không có hội chợ sách để giao lưu quảng cáo như hồi phát hành "Tiểu thuyết đàn bà", in xong chỉ lặng lẽ để lên kệ sách, thậm chí chẳng có một buổi ra mắt sách!) Hôm nay 2.000 cuốn sách "nối bản" đã đưa tiếp ra thị trường. Ngồi đây nghĩ đến 2.000 người đã mua sách và 2.000 người sẽ mua sách, cộng lại là 4.000 người dám bỏ tiền trong thời kinh tế khủng hoảng để đọc truyện của mình, không biết làm sao để cám ơn, bèn viết lên blog này. Hầu hết các truyện trong cuốn sách này đều đã đăng rải rác trên các báo in giấy (xuất bản lần đầu) sau đó được để lên blog này (xuất bản lần hai) cho nên in thành cuốn sách kể như là lần xuất bản thứ ba. Vậy mà cũng bán được. Thì độc giả mình cũng chịu chơi lắm chớ. Và cũng nên lạc quan về tình hình văn học v...

Cám ơn thơ

Hình ảnh
Đêm thơ ASEAN – Hàn quốc là cuộc trình diễn thơ đầu tiên tôi tham dự có tổng dợt. Buổi tổng dợt có ghi trong lịch hội nghị in ở mặt sau tấm thẻ tên đại biểu được phát cho mỗi nhà thơ. Vì tấm thẻ này được bọc nhựa tốt có dây đeo chắc, tôi bèn dùng để cất luôn tấm thẻ mở cửa phòng, đeo lòng thòng trước ngực để khỏi làm mất. Cái resort này an ninh kỹ lắm, đến hành lang cũng có cửa và phải có thẻ chìa khóa phòng mới đi qua được. Đến giờ tổng dợt, tôi lơn tơn từ bờ biển đi lên, la cà đấu láo với các nhà thơ khác, đùa cợt cái sự đọc thơ mà phải dợt trước. Chắc là có các tổng thống, thủ tướng, hay đại công chúng tham dự, nên không thể để xảy ra chuyện ngẫu hứng. Thế là dợt. (Có quay phim. Và tôi ngờ rằng mục đích dợt là để quay phim.) Sau khi ai nấy biết là mình phải làm gì, cả bọn ăn chiều vội vàng, rồi về phòng chuẩn bị. Đến giờ trọng đại, mỗi người lần lượt xuất hiện trọng trang phục dân tộc của mình. Y như dạ hội hóa trang. Mọi người xúm xít nhau chụp hình, tán tụng áo quần của nhau. Khi...

đề tài

Hình ảnh
Về nhà, ăn và ngủ. Đó là hạnh phúc. Mặc dù đi chơi dĩ nhiên là vui. Và hay. Bữa nay "bình thường hóa" nhịp sống rồi, xem lại hình ảnh và nhật ký của chuyến đi để sắp xếp ý tưởng, viết cho tử tế (đang đi đụng đâu viết đó, lan man). Có những đề tài này hay: 1. 2. 3. 4. 5. Bây giờ viết đây!

Viết ở Jeju

Đảo Trăng Mật, xứ TìnhYêu, văn hóa Đông Nam Á, ẩm thực Hàn quốc, âm nhạc, phim ảnh, và thơ. Còn gì hơn? Có vẻ như mình đang ở chốn thiên đường. Chỉ có diều, sáng sớm ra phòng điểm tâm gặp từng cặp du khách trẻ trung hớn hở, nét hạnh phúc tỏa rạng ngời nét mặt, mà nhìn quanh mình là những gương mặt đăm chiêu mệt mỏi (ắt là đêm qua thao thức trở trăn) của các nhà thơ tuổi từ 50 đến 75. Khiến mình không thể đừng suy nghĩ: nhà thơ có thể là kẻ trải nghiệm hạnh phúc và đau khổ, tình yêu và mất mát như mọi người, nhưng khi cảnh địa ngục qua rồi, thậm chí khi mọi người đã quên, nhà thơ vẫn day dứt; và khi ở thiên đường, trong khi người bình thường ung dung hưởng hạnh phúc, thì nhà thơ lại khắc khoải. Cho nên hình phạt dễ sợ nhất đối với nhà thơ có lẽ là thả y vô thiên đường cho y viết. Tôi đang chịu hình phạt đó. Đang ở trong một “resort” trên đảo Jeju. Người ta đến dự hội nghị thượng đỉnh Hàn quốc – ASEAN bàn chuyện quốc tế đại sự nên ở đầy các khách sạn khu trung tâm, các nhà thơ chỉ g...

Hành trang

Nên mang theo những gì? Câu trả lời dễ tìm trong tài liệu hướng dẫn của các trung tâm hổ trợ du học, hoặc trên trang web của chính cái trường bạn sẽ tới học, hoặc trên các diễn đàn có những trao đổi về chủ đề này. Chắc chắn bạn tổng hợp được một danh sách dài những thứ cần mang theo khi đi đến một xứ sở xa lạ. Trong danh sách đó chắc có mì gói. Phải nói ngay là tôi chưa bao giờ thủ mì gói trong hành trang, lý do chính là tôi không hảo món này lắm. Nhưng trên các diễn đàn bạn trẻ có chia sẻ kinh nghiệm này đáng tham khảo: Những ngày đầu chân ướt chân ráo mới tới nơi, nếu may mắn ổn định được ngay chỗ ăn ở, thì cũng có thể mất một hai ngày đến cả tuần lễ, tùy thể trạng, cái đồng hồ sinh học trong cơ thể mình mới điều chỉnh lại theo mặt trời ở địa phương. Khi nó đang trong quá trình thích nghi thì mình có thể bất chợt thả hồn theo mây giữa ban ngày mà không hay, còn ban đêm thì bụng đói cồn cào không thể ngủ được. Lúc ấy mà có một gói mì (với các gói bột nêm khẩu vị ưa thích) thì có thể t...