phỏng vấn ngày nhà báo
(không biết bài đăng chưa, nhưng bữa nay tới ngày nhà báo rồi, đăng lên đây cho vui. Người phỏng vấn là nhà văn Dương Bình Nguyên.)
Câu hỏi phỏng vấn nhà văn Lý Lan:
1. Thưa chị, với nhiều người, báo chí là một kênh thông tin cần phải có mỗi ngày. Còn với chị thì sao?
Thú thật là tôi không đọc báo mỗi ngày. Khi nào không có việc gì khác để làm tôi mới đọc báo, chẳng hạn ngồi quán café chờ một người có hẹn mà đến trễ, gặp người bán báo năn nỉ hoài, đành phải mua một tờ.
2. Có khi nào những thông tin trên báo ám ảnh chị và tạo thành ý tưởng cho những tác phẩm mới?
Ít khi. Nhưng tôi có tham khảo những bài báo liên quan đến đề tài mình đang theo đuổi. Thí dụ khi đang tìm hiểu về đa văn hóa, tôi chú ý những bài báo đề cập đến cuộc sống của phụ nữ Việt Nam lấy chồng người nước ngoài. Thông tin của bài báo được dùng để tham khảo.
3. Trong góc nhìn của chị, chất lượng thông tin trên báo chí Việt Nam hiện nay như thế nào?
Thật khó nói khi mình không đọc báo thường xuyên.
4. Chị có một lợi thế hơn người khác là chị có thể đọc báo tiếng Anh. Chị có bao giờ thử so sánh về chất lượng thông tin và góc nhìn (cái chỗ đứng) của người đưa tin trong báo chí nước ngoài (ví dụ báo chí Mỹ) và báo chí Việt Nam? Theo chị đâu là sự khác biệt lớn nhất? Và vì sao lại như vậy?
Tương tự như câu hỏi số 3, tôi tuy có đọc báo tiếng Anh, nhưng cũng không thường xuyên. E là sư so sánh sẽ bất cập. Trong vòng 10 năm lại đây, tôi dành thì giờ sống cuộc đời mình, quan sát cuộc sống chung quanh, đọc sách, và viết, chứ ít đọc báo, dù bằng tiếng gì. Ngày nay có nhiều phương tiện thông tin đáp ứng những nhu cầu khác nhau của từng người, từng lúc, không nhất thiết phải đọc báo thường xuyên.
5. Hiện nay, báo chí đang có sự phân hóa rất rõ, những tờ báo giải trí ngày càng nhiều lên, và chuyện đời tư người nổi tiếng được coi là "món ăn" chính. Chị có bao giờ "nếm" món này chưa? Cảm giác của chị thế nào?
Vậy ư? Tôi tưởng từ xưa đến nay, ở tây hay ở ta, luôn có những tờ báo giải trí mà khai thác đời tư nhân vật của công chúng là nội dung chính. Khi một người chấp nhận là người của công chúng, tỷ dụ phu nhân tổng thống Obama hay kịch sĩ Thành Lộc, họ phải chấp nhân để “bí mật” đời tư mình trở thành món giải trí công cộng. Nếu không chấp nhận thì cứ làm người bình dân , ẩn dật. Bị khai thác đời tư đối với nhiều người là cực hình, cái giá phải trả cho sự nổi tiếng hay vai trò người của công chúng; nhưng nếu có bản lĩnh (và quyền lực, bạc tiền, quan hệ rộng) họ có thể lợi dụng sự tò mò / quan tâm của công chúng cho mục đích riêng của họ. Nhưng nhiều người bình thường không may trở thành nạn nhân của trò chơi báo chí. Nên cần có luật pháp rõ ràng để bảo vệ đời tư và danh dự cá nhân của công dân. Ngoài ra, độc giả có đủ hạng, chắc có nhiều người đủ trình độ để chọn lựa và đánh giá thông tin và người cung cấp thông tin.
6. Chị nghĩ sao nếu một ngày mà phóng viên đến gặp chị, chỉ để hỏi chị về chuyện chồng con, yêu đương thay vì hỏi chuyện về tác phẩm và nghiệp văn?
Thì đã có rồi. Tôi bèn hỏi thăm lại người phỏng vấn, tôi cũng có những thắc mắc tò mò đối với người đó. Cuộc chuyện trò thường thú vị vì đời tư ai mà chẳng có khúc mắc. Và người phỏng vấn rốt cuộc hiểu rằng cả hai (tôi và anh) cùng nghề, cùng múa kiếm trên một sân, anh huơ cẩn thận, kiếm anh mà thọc bậy tôi thì kiếm tôi đâm trúng anh ráng chịu à.
7. Có ý kiến cho rằng, báo chí bây giờ đang né tránh những vấn đề lớn của xã hội, hoặc phản ánh chưa thực sự có chiều sâu. Chị là người đọc, chị có nghĩ như vậy không?
Có.
8. Xét về một mặt nào đó, cái tên Lý Lan được bạn đọc cả nước biết đến là nhờ những tờ báo có trang văn học giới thiệu. Chị có nghĩ đó là một may mắn với thế hệ chị? Bởi các trang báo cho văn chương ngày càng ít đi?
Tôi đồng ý. Các tác giả trẻ bây giờ vất vả hơn tôi trong cuộc bon chen “chỗ đứng” trên văn đàn trước công chúng. Nhưng điều này chưa chắc là bất lợi cho sáng tác văn học của họ. Cuộc cạnh tranh càng khốc liệt thì càng có khả năng nảy sinh cá nhân xuất sắc vượt trội.
9. Chị có bao giờ đụng chuyện hoặc bất bình với báo giới chưa? Chị thấy nhà báo bây giờ tác nghiệp ra sao (chị có thể đưa ra một nhận định cá nhân)?
Có. Thí dụ tôi nói một đằng, người ta viết lại một nẻo, áp đặt ý kiến của họ lên câu mà họ tường thuật như là phát biểu của tôi. (Rút kinh nghiệm: khi trả lời phỏng vấn, phải luôn lưu lại văn bản hay bản ghi âm, và tránh tối đa tai nạn chuyện trò tào lao với đồng nghiệp rồi bị biến thành cuộc phỏng vấn, đồng thời phải giữ một kênh thông tin của riêng mình để có diễn đàn khi cần đối đáp.) Mỗi nhà báo (thời nào và ở đâu cũng vậy) là một cá nhân có trình độ văn hóa, tay nghề và đạo đức riêng. Tôi có thể đưa ra nhận định cá nhân về một cá nhân cụ thể nếu cần, chứ không muốn quơ đũa cả nắm.
10. Chị thực sự mong muốn được đọc một tờ báo như thế nào? Và nếu chị là chủ bút, chị sẽ làm một tờ báo thế nào?
Câu này không thể trả lời khơi khơi. Tôi để dành để khi có cơ hội làm chủ bút thì đem ra vận dụng. Nếu ai muốn mua ý tưởng của tôi thì trực tiếp thương lượng!
Câu hỏi phỏng vấn nhà văn Lý Lan:
1. Thưa chị, với nhiều người, báo chí là một kênh thông tin cần phải có mỗi ngày. Còn với chị thì sao?
Thú thật là tôi không đọc báo mỗi ngày. Khi nào không có việc gì khác để làm tôi mới đọc báo, chẳng hạn ngồi quán café chờ một người có hẹn mà đến trễ, gặp người bán báo năn nỉ hoài, đành phải mua một tờ.
2. Có khi nào những thông tin trên báo ám ảnh chị và tạo thành ý tưởng cho những tác phẩm mới?
Ít khi. Nhưng tôi có tham khảo những bài báo liên quan đến đề tài mình đang theo đuổi. Thí dụ khi đang tìm hiểu về đa văn hóa, tôi chú ý những bài báo đề cập đến cuộc sống của phụ nữ Việt Nam lấy chồng người nước ngoài. Thông tin của bài báo được dùng để tham khảo.
3. Trong góc nhìn của chị, chất lượng thông tin trên báo chí Việt Nam hiện nay như thế nào?
Thật khó nói khi mình không đọc báo thường xuyên.
4. Chị có một lợi thế hơn người khác là chị có thể đọc báo tiếng Anh. Chị có bao giờ thử so sánh về chất lượng thông tin và góc nhìn (cái chỗ đứng) của người đưa tin trong báo chí nước ngoài (ví dụ báo chí Mỹ) và báo chí Việt Nam? Theo chị đâu là sự khác biệt lớn nhất? Và vì sao lại như vậy?
Tương tự như câu hỏi số 3, tôi tuy có đọc báo tiếng Anh, nhưng cũng không thường xuyên. E là sư so sánh sẽ bất cập. Trong vòng 10 năm lại đây, tôi dành thì giờ sống cuộc đời mình, quan sát cuộc sống chung quanh, đọc sách, và viết, chứ ít đọc báo, dù bằng tiếng gì. Ngày nay có nhiều phương tiện thông tin đáp ứng những nhu cầu khác nhau của từng người, từng lúc, không nhất thiết phải đọc báo thường xuyên.
5. Hiện nay, báo chí đang có sự phân hóa rất rõ, những tờ báo giải trí ngày càng nhiều lên, và chuyện đời tư người nổi tiếng được coi là "món ăn" chính. Chị có bao giờ "nếm" món này chưa? Cảm giác của chị thế nào?
Vậy ư? Tôi tưởng từ xưa đến nay, ở tây hay ở ta, luôn có những tờ báo giải trí mà khai thác đời tư nhân vật của công chúng là nội dung chính. Khi một người chấp nhận là người của công chúng, tỷ dụ phu nhân tổng thống Obama hay kịch sĩ Thành Lộc, họ phải chấp nhân để “bí mật” đời tư mình trở thành món giải trí công cộng. Nếu không chấp nhận thì cứ làm người bình dân , ẩn dật. Bị khai thác đời tư đối với nhiều người là cực hình, cái giá phải trả cho sự nổi tiếng hay vai trò người của công chúng; nhưng nếu có bản lĩnh (và quyền lực, bạc tiền, quan hệ rộng) họ có thể lợi dụng sự tò mò / quan tâm của công chúng cho mục đích riêng của họ. Nhưng nhiều người bình thường không may trở thành nạn nhân của trò chơi báo chí. Nên cần có luật pháp rõ ràng để bảo vệ đời tư và danh dự cá nhân của công dân. Ngoài ra, độc giả có đủ hạng, chắc có nhiều người đủ trình độ để chọn lựa và đánh giá thông tin và người cung cấp thông tin.
6. Chị nghĩ sao nếu một ngày mà phóng viên đến gặp chị, chỉ để hỏi chị về chuyện chồng con, yêu đương thay vì hỏi chuyện về tác phẩm và nghiệp văn?
Thì đã có rồi. Tôi bèn hỏi thăm lại người phỏng vấn, tôi cũng có những thắc mắc tò mò đối với người đó. Cuộc chuyện trò thường thú vị vì đời tư ai mà chẳng có khúc mắc. Và người phỏng vấn rốt cuộc hiểu rằng cả hai (tôi và anh) cùng nghề, cùng múa kiếm trên một sân, anh huơ cẩn thận, kiếm anh mà thọc bậy tôi thì kiếm tôi đâm trúng anh ráng chịu à.
7. Có ý kiến cho rằng, báo chí bây giờ đang né tránh những vấn đề lớn của xã hội, hoặc phản ánh chưa thực sự có chiều sâu. Chị là người đọc, chị có nghĩ như vậy không?
Có.
8. Xét về một mặt nào đó, cái tên Lý Lan được bạn đọc cả nước biết đến là nhờ những tờ báo có trang văn học giới thiệu. Chị có nghĩ đó là một may mắn với thế hệ chị? Bởi các trang báo cho văn chương ngày càng ít đi?
Tôi đồng ý. Các tác giả trẻ bây giờ vất vả hơn tôi trong cuộc bon chen “chỗ đứng” trên văn đàn trước công chúng. Nhưng điều này chưa chắc là bất lợi cho sáng tác văn học của họ. Cuộc cạnh tranh càng khốc liệt thì càng có khả năng nảy sinh cá nhân xuất sắc vượt trội.
9. Chị có bao giờ đụng chuyện hoặc bất bình với báo giới chưa? Chị thấy nhà báo bây giờ tác nghiệp ra sao (chị có thể đưa ra một nhận định cá nhân)?
Có. Thí dụ tôi nói một đằng, người ta viết lại một nẻo, áp đặt ý kiến của họ lên câu mà họ tường thuật như là phát biểu của tôi. (Rút kinh nghiệm: khi trả lời phỏng vấn, phải luôn lưu lại văn bản hay bản ghi âm, và tránh tối đa tai nạn chuyện trò tào lao với đồng nghiệp rồi bị biến thành cuộc phỏng vấn, đồng thời phải giữ một kênh thông tin của riêng mình để có diễn đàn khi cần đối đáp.) Mỗi nhà báo (thời nào và ở đâu cũng vậy) là một cá nhân có trình độ văn hóa, tay nghề và đạo đức riêng. Tôi có thể đưa ra nhận định cá nhân về một cá nhân cụ thể nếu cần, chứ không muốn quơ đũa cả nắm.
10. Chị thực sự mong muốn được đọc một tờ báo như thế nào? Và nếu chị là chủ bút, chị sẽ làm một tờ báo thế nào?
Câu này không thể trả lời khơi khơi. Tôi để dành để khi có cơ hội làm chủ bút thì đem ra vận dụng. Nếu ai muốn mua ý tưởng của tôi thì trực tiếp thương lượng!