TỘI NGHIỆP ÔNG BÀN CỔ
Hồi xửa hồi xưa, hồi ông Bàn Cổ còn sống ấy, lúc đó ông mới có hai trăm lẻ bảy tuổi, nghĩa là còn thiếu nhi. Đời ông Bàn Cổ tám trăm tuổi mới gọi là già mà.
Ông thưở nhỏ ấy còn khỏe mạnh, vui vẻ, ăn nhiều, ngủ lâu. Chỉ có điều ông hơi chậm chạp và không đi học.
Nhưng thực ra, thời ông đâu có trường học ! Cũng không có xe hơi, xe máy, tàu hỏa, nên cũng không thể chê trách sự chậm chạp của ổng. Với lại ông không trễ tàu trễ xe bao giờ. Ông cứ thong thả ăn, tàng tàng chơi, từ từ ngủ, rôì thủng thỉnh làm.
Ông Bàn Cổ làm gì nhỉ? À, ông làm. . . thôi thì cứ coi như ông làm vườn đi.
Đại khái mỗi sáng dậy, ông lững thững bước. Đi đâu cũng được vì hồi đó không có nhiều đường xá. Ngang qua chỗ cây Lê già, ông Bàn Cổ nói:
- Chào bác Lê, bác thức dậy chưa?
Cây lê giật mình tỉnh ngủ, vươn vai rồi rùng mình một cái. Mấy trái lê rơi lộp độp. ông Bàn Cổ kêu lên:
- Ấy ! Ấy , tôị nghiệp mấy trái lê, té lăn té lóc ! Vô túi nằm chơi nè.
Mấy trái lê bèn kéo nhau chạy ào ào vào túi ông . Ông mang chúng ra bờ suối, rửa chúng sạch sẽ rồi ngồi ăn chúng ngon lành.
Tuy bị nhai, bị cắn rốp rốp nhưng những trái lê không bị đau lắm. Chúng còn thích thú nữa là khác. Vì cả lũ lại làm những cuộc phiêu lưu vào tuốt bao tử ông Bàn Cổ. Chúng chơi đánh vật nhào lộn trong đó suốt ngày vui lắm.
Phần ông Bàn Cổ, sau khi ăn xong bữa lê, ông uống nước, nằm nghỉ một lát, có thể thiu thiu ngủ một chút, rồi thức dậy. Ông vốc nước rửa mặt. Nước mát làm ông khoan khoái. Ông nghĩ đến cây Lê già không đi đâu nổi. Ông bèn múc một ít nước mang đến cho cây. Chà, cây Lê mừng húm, hút lấy nước, thấm hết vô đất cho bộ rễ được uống no nê.
Vì ông chậm chạp, từ từ, thủng thẳng, thong thả, nên chỉ làm nhiêu đó chuyện là mặt trời lặn rồi.
Hồi ông Bàn Cổ sống chưa có ti vi. Cũng không có đèn điện. Vậy thì buổi tối ông làm gì ? Không phải soạn bài, không có phim hoạt hình. Ông Bàn Cổ bèn đi ngủ.
- Ôi, sống như ông ấy chẳng vui gì hết !
- Ừ, chẳng có gì chơi hết !
- Không được đi học, mà cũng chẳng có bạn bè.
- Ừ, chỉ có ăn rồi ngủ mà hết một ngày.
Đó là cuộc trò chuyện mà một hôm ông Bàn Cổ nghe lóm được từ bọn trẻ đời nay. Chẳng là ông đang ngủ và chiêm bao thấy mình cỡi chiếc lá thần bay đến tương lai, vào khoảng năm 1992 sau Thiên Chúa.
Ông thức dậy, lững thững bước đi. Ông đi hoài theo một lối mòn quen thuộc đến bờ suối quen thuộc. Ông ngồi đó và thấy buồn. Ông nghĩ:
- Bọn trẻ đời sau sướng ơi là sướng. Chúng chạy nhảy cười đùa với nhau, đi đó đi đây, học điều này điều nọ, biết cả lịch sử lẫn sử dụng máy vi tính, biết chạy maratông mà cũng biết làm mô hình thi Tuổi Trẻ Sáng Tạo. Mình không muốn dốt nát. Mình muốn sống ở năm 2000.
Ông Bàn Cổ cố gắng sống đến năm 2000, nhưng tội nghiệp ổng, mới tám trăm tuổi ổng đã chết rồi.
Kể ra tụi mình sướng hơn ổng. Chắc chắn mình sẽ sống đến năm 2000 của thời đại khoa học kỹ thuật.
Lý Lan
(Truyện trẻ em, theo như một chi tiết trong truyện thì truyện này được viết năm 1992, đăng báo Khăn Quàng Đỏ, nay đem in vô tập truyện Ngôi Nhà Trong Cỏ, NXB Văn Nghệ đang tái bản, sắp có bán!)
Ông thưở nhỏ ấy còn khỏe mạnh, vui vẻ, ăn nhiều, ngủ lâu. Chỉ có điều ông hơi chậm chạp và không đi học.
Nhưng thực ra, thời ông đâu có trường học ! Cũng không có xe hơi, xe máy, tàu hỏa, nên cũng không thể chê trách sự chậm chạp của ổng. Với lại ông không trễ tàu trễ xe bao giờ. Ông cứ thong thả ăn, tàng tàng chơi, từ từ ngủ, rôì thủng thỉnh làm.
Ông Bàn Cổ làm gì nhỉ? À, ông làm. . . thôi thì cứ coi như ông làm vườn đi.
Đại khái mỗi sáng dậy, ông lững thững bước. Đi đâu cũng được vì hồi đó không có nhiều đường xá. Ngang qua chỗ cây Lê già, ông Bàn Cổ nói:
- Chào bác Lê, bác thức dậy chưa?
Cây lê giật mình tỉnh ngủ, vươn vai rồi rùng mình một cái. Mấy trái lê rơi lộp độp. ông Bàn Cổ kêu lên:
- Ấy ! Ấy , tôị nghiệp mấy trái lê, té lăn té lóc ! Vô túi nằm chơi nè.
Mấy trái lê bèn kéo nhau chạy ào ào vào túi ông . Ông mang chúng ra bờ suối, rửa chúng sạch sẽ rồi ngồi ăn chúng ngon lành.
Tuy bị nhai, bị cắn rốp rốp nhưng những trái lê không bị đau lắm. Chúng còn thích thú nữa là khác. Vì cả lũ lại làm những cuộc phiêu lưu vào tuốt bao tử ông Bàn Cổ. Chúng chơi đánh vật nhào lộn trong đó suốt ngày vui lắm.
Phần ông Bàn Cổ, sau khi ăn xong bữa lê, ông uống nước, nằm nghỉ một lát, có thể thiu thiu ngủ một chút, rồi thức dậy. Ông vốc nước rửa mặt. Nước mát làm ông khoan khoái. Ông nghĩ đến cây Lê già không đi đâu nổi. Ông bèn múc một ít nước mang đến cho cây. Chà, cây Lê mừng húm, hút lấy nước, thấm hết vô đất cho bộ rễ được uống no nê.
Vì ông chậm chạp, từ từ, thủng thẳng, thong thả, nên chỉ làm nhiêu đó chuyện là mặt trời lặn rồi.
Hồi ông Bàn Cổ sống chưa có ti vi. Cũng không có đèn điện. Vậy thì buổi tối ông làm gì ? Không phải soạn bài, không có phim hoạt hình. Ông Bàn Cổ bèn đi ngủ.
- Ôi, sống như ông ấy chẳng vui gì hết !
- Ừ, chẳng có gì chơi hết !
- Không được đi học, mà cũng chẳng có bạn bè.
- Ừ, chỉ có ăn rồi ngủ mà hết một ngày.
Đó là cuộc trò chuyện mà một hôm ông Bàn Cổ nghe lóm được từ bọn trẻ đời nay. Chẳng là ông đang ngủ và chiêm bao thấy mình cỡi chiếc lá thần bay đến tương lai, vào khoảng năm 1992 sau Thiên Chúa.
Ông thức dậy, lững thững bước đi. Ông đi hoài theo một lối mòn quen thuộc đến bờ suối quen thuộc. Ông ngồi đó và thấy buồn. Ông nghĩ:
- Bọn trẻ đời sau sướng ơi là sướng. Chúng chạy nhảy cười đùa với nhau, đi đó đi đây, học điều này điều nọ, biết cả lịch sử lẫn sử dụng máy vi tính, biết chạy maratông mà cũng biết làm mô hình thi Tuổi Trẻ Sáng Tạo. Mình không muốn dốt nát. Mình muốn sống ở năm 2000.
Ông Bàn Cổ cố gắng sống đến năm 2000, nhưng tội nghiệp ổng, mới tám trăm tuổi ổng đã chết rồi.
Kể ra tụi mình sướng hơn ổng. Chắc chắn mình sẽ sống đến năm 2000 của thời đại khoa học kỹ thuật.
Lý Lan
(Truyện trẻ em, theo như một chi tiết trong truyện thì truyện này được viết năm 1992, đăng báo Khăn Quàng Đỏ, nay đem in vô tập truyện Ngôi Nhà Trong Cỏ, NXB Văn Nghệ đang tái bản, sắp có bán!)