Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2011

Tiễn 2011

Hình ảnh

Cây lá Hà Nội

Người ta thông báo khi máy bay đáp xuống phi trường Nội Bài “Bây giờ là mười giờ mười phút, nhiệt độ là mười bảy độ C.” Máy bay giá rẻ nên cả chuyến bay chẳng được cho uống  một ngụm nước lã. Trên máy bay bán một chai nước 200ml giá hai chục ngàn đồng,  cái chai  y như vậy mua ở siêu thị giá năm ngàn thì đã bị tịch thu ở trạm kiểm soát an ninh trước khi lên máy bay. Hóa ra hai chục ngàn cũng phải chăng vì cái chai nước đó giá hai mươi tư  ngàn trong khách sạn. Và khi nhìn vào thực đơn của quán café, không có thức uống nào giá thấp hơn bốn mươi nghìn,  trừ chai nước hăm tám nghìn,  tôi mới nhận ra mình đã hà tiện quá đáng khi nhịn khát hai tiếng đồng hồ lúc bay suốt từ nam ra bắc trên bầu trời tổ quốc.    Nhưng thôi,  không nói chuyện giá cả nữa. (Mỗi lần mở miệng kêu đắt là thấy người ta khinh mình ra mặt.)  Hà Nội đang lạnh, người đi ngoài phố mặc áo khoác dày, đội mũ, trùm khăn, xinh nhứt là mấy đứa trẻ con đội nón bịt tai nhi...

Lượm dọc đường Hà Nội (2)

Hình ảnh
Người bạn ở Hà Nội bức xúc một cách ngao ngán: biết bao giờ thủ đô có được vẻ mặt đô thị văn minh khang trang nề nếp . Nhưng sao phải  nề nếp mới gọi là văn minh? Thế giới đã hậu hiện đại rồi mà.   Đố biết cái gì? (Bật mí luôn: hố tránh bom)  Lá bàng Trong vườn Bác Ngõ từ đê sông Hồng đi xuống Hồ Hữu Tiệp (có xác máy bay Mỹ ) Làng hoa Ngọc Hà Cổng làng

Lượm dọc đườngg Hà Nội (1)

Hình ảnh
Trung bình mỗi năm có dịp đi Hà Nội một lần.  Lần nào cũng vội vội vàng vàng. Chụp hình là cách mình ghi vội chi tiết gì đó, bằng camera, thay vì bằng cây viết và cuốn sổ tay như hồi xưa. Những chi tiết này có ý nghĩa hay gợi cảm hứng kiểu nào đó. Bảng chỉ đường Xa lộ Sông Hồng Hồ Gươm  Người Miếu Quà vặt Đặc sản Tiệm tạp hóa Di tích xếp hạng Phố cổ Nổ lực văn minh đô thị Dấu xưa  Chân dung mới Trở rét

Tiến sĩ hay cu li?

Tôi đang băn khoăn liệu viết  bài này có khác gì  xúi thanh niên bỏ học, trong khi ai cũng cho rằng đất nước này cần đào tạo nhân tài để phát triển, Mấy năm qua, không chỉ đại học bùng phát, mà  những chỉ tiêu đào tạo sau đại học cũng đáng nễ, như mấy chục ngàn tiến sĩ trong vài năm tới chẳng hạn. Kể ra xã hội có nhiều tiến sĩ cũng hay.  Mới hôm rồi  tôi được mời ăn tối ở nhà bạn. Chủ nhân giới thiệu khoảng một chục khách mời với nhau: Này là tiến sĩ X, đây là tiến sĩ Y, kia là thạc sĩ Z. Bàn ăn có vẻ bốc mùi trí thức. Nhưng vì thức ăn ngon và rượu thì nhiều nên mọi người ăn uống vui vẻ, rốt cuộc ai cũng no say. Chủ nhân rất hài lòng, hôm sau nói với  tôi qua điện thoại là họ thực sự hân hạnh được đón tiếp những vị khoa bảng hôm qua, con cái họ học được nhiều từ các vị ấy . Tôi nhớ  hai cô cậu trẻ trong nhà, đều đang ở lứa tuổi ngoan, quả thật có vẻ bị ảnh hưởng bởi sự trân trọng bằng cấp cao của cha mẹ, chắc là chúng thấy làm tiến sĩ cũng oai. K...

Sắm đồ Tết

Tối thứ bảy đi dài theo đường Nguyễn Trải định mua vài bộ đồ mặc tết. Trời ơi, người ta đông. Hàng hóa la liệt, lớp treo rợp trên giàn, lớp bày kín kệ và quầy, lớp đổ đống tràn lề đường. Giá nào cũng có, bảng “Sale”, “Đại hạ giá”, “Mua một tặng một”, “Đồng giá 50.000 đồng”, “40%” “60%”, “30%”… trương khắp nơi, cửa hàng nào cũng bày bảng giảm giá như một kiểu rao hàng, quảng cáo. Lại còn cho nhân viên đứng ngoài cửa chào mời lôi kéo. May là những người này chỉ nhắm vô khách trẻ có vẻ chịu chơi, và bỏ qua bà già này. Nhưng  tôi cũng là khách hàng chịu chơi, túi cũng rủng rỉnh tiền chứ bộ!  Tôi cũng sàng qua sàng lại từ cửa hàng nay đến cửa hàng khác, cũng chen vô mấy đống hàng “xôn” mà lựa mà thử. Thấy người chung quanh chọn cái gì  tôi cũng chọn theo, ướm lên mình, còn hỏi mấy cô bé ngó dùm coi được không. Các cô bé cười mà không nói.  Tôi hớn hở đem vô phòng thử đồ. Quần din là thứ ai mặc cũng được, mông eo đùi mỗi người một kiểu, dẫu khiếm khuyết chút đỉnh cũng ...

Chào cả nhà!

Bức thư gởi cho mọi người trong gia đình: Bà, chú thím Tư và con cái dâu rễ cùng cháu nội ngoại của chú thím, cô dượng Hai và con trai, con gái, rễ và cháu ngoại, cô dượng Năm cùng còn trai con cái, cô dượng Út cùng hai con gái. Chồng  tôi là con thứ Ba trong đại gia đình này. Đại gia đình này rải ra khắp nước Mỹ, vượt qua cả Đại tây dương và Thái Bình Dương. Nhưng nhờ có email việc thăm hỏi hay thông báo cho mọi người trong gia đình bất kỳ tin tức gì đều nhanh chóng dễ dàng. Tất nhiên có những chuyện chỉ liên quan đến một người hay một gia đình nhỏ, thì không cần đồng gởi bức thư ấy cho  tất cả những người không liên quan. Bức thư gởi cho “cả nhà”  tôi vừa nhận được là thư mời dự tiệc Giáng Sinh. Trong xã hội tiêu thụ như Mỹ có những tập quán hình thành vì lý do thương mại. Chẳng hạn việc tặng sô cô la vào ngày lễ tình yêu. Rồi những ngày lễ Cha, lễ Mẹ… cũng được hệ thống truyền thông và quảng cáo điểm trang cho đủ thứ ý  nghĩa để bán hàng. Trong gia đình chồng...

kiến trúc và thơ

Ngắm một ngôi nhà đôi khi người ta thốt lên: “Ngôi nhà đẹp như một bài thơ!” Ngược lại, đọc một bài thơ có ai so sánh, chẳng hạn: “Bài thơ sang trọng như một biệt thự”?   Tôi không biết kiến trúc sư có tìm cảm hứng sáng tạo từ thơ ca khi thiết kế những ngôi nhà và những phần khác nhau trong và ngoài ngôi nhà.   Tôi chỉ biết về phía mình và những đồng nghiệp làm thơ , chắc chắn kiến trúc là một nguồn cảm hứng.  Thí dụ:  Trong thơ Thanh Nguyên , “mái nhà sàn rơm rạ thô sơ”, “khuất một góc phố / cánh mai lặng nở sau rào”,  “Thương ánh đèn lay lắt gió đồng xa / mẹ và khói âm thầm hơ ấm bếp”,  “ngàn giọt mưa tuôn / đêm ngày đập vào cánh cửa / nơi em chôn chân ngồi nhớ”,  “Chiếc lọ nhỏ sáng ngôi nhà nhỏ / phiến gạch cổ sáng thềm phố cổ”,  “Nơi này / xưa là nhà  tôi / gian nhà cắm dùi bé tẹo”,  “Nhà hẹp không rợp thềm hoa”, “Quán lá chông chênh trêu vực sâu”, “Lần từng bậc cấp lên Thiên Mụ / đón nắng rơi trên lá trúc mềm” ,  ...

Một trăm cách để đời vui hơn

 Theo kinh nghiệm của riêng  tôi thì viết giản dị khó hơn viết phức tạp.  Sống giản dị cũng khó hơn sống phức tạp.  Thí dụ yêu nói yêu, ghét nói ghét, là điều giản dị, nhưng có dễ gì hành xử như vậy trên cõi đời này? Cho nên người đời phức tạp, thấy vậy mà không phải vậy, nói không có khi là có, có khi là không, có khi không không có có, chẳng biết đâu mà lường. Hồi trẻ tôi hay làm cho đời phức tạp, sợ giản dị thì tẻ nhạt, tầm thường. Chẳng hạn, đồng phục nữ sinh là áo dài trắng, quá giản dị! Nhưng nội qui trường  tôi học ngày xưa rất nghiêm khắc, qui định áo dài phải có cổ, vạt áo phải dài quá gối, lại còn phải mặc áo lót. Để tạo sự khác biệt chỉ còn cách phức tạp hóa mái tóc, nón, giày. Đủ kiểu nhé. Nào là tóc cắt ba tầng, guốc  quai hippi, cộng thêm các thứ vòng hạt đeo cổ tay cổ chân bằng  nhựa đủ màu, đủ hình dạng, kêu xủng xoẻng theo từng cử động. Nhà trường bèn bổ sung Qui địnhn giày không cao quá năm phân, có quai hậu, không được mang dép l...

Đá gà

Hình ảnh
Gà trong xóm này không gáy ò ó o như con gà trong sách giáo khoa. Có một con gáy “Hê hê hê hê hê he e e e” nghe như tiếng cười đểu, lúc năm giờ sáng. Một con khác gáy “Khạt khẹt khạt khẹt khạt khẹt ẹt ẹt” rất giống tiếng ho, chắc do tiếng gà gáy như vầy mà có chữ “ho gà”.  Ít nhứt cũng cỡ một tá gà trống tranh nhau gáy mỗi sáng, khiến ban mai xóm này rộn rã kiểu tỉnh thành giao duyên: Tiếng gà lảnh lót hòa nhịp với tiếng xe gắn máy nổ bịch bịch. Sáng sớm nhà nào cũng có nhu cầu nổ máy xe rõ to, dù để chạy ra đầu hẻm mua ổ bánh mì thịt.   Tôi không nuôi gà cũng không có xe máy, đi bộ vòng vòng trong mấy con hẻm gọi là tập thể dục mỗi sáng. Mới biết gà cũng tập thể dục, bằng cách đá nhau. Lúc tiếng gà rộ lên khắp xóm, ấy là lúc các bác gà rủ nhau ra hẻm dượt vài thế, chơi vài đòn. Tất cả gà đá là gà trống, tất cả những người nuôi gà đá là đàn ông. Đàn ông trong xóm sáng sớm ở trần trùng trục, mặt mũi còn ngái ngủ, ôm con gà cưng ra đầu hẻm để quần hùng hội tụ, không buồ...

Thời ô nhiễm

Đừng nói như thể người ta không biết! Bây giờ còn ai lạ tai với cái từ “ô nhiễm”? Không chỉ quen tai mà còn tương tác trực tiếp: hít thở không khí ô nhiễm từng giây, dùng nước ô nhiễm mỗi ngày, ăn thực phẩm nuôi trồng trên đất ô nhiễm mỗi bữa , xài hàng hóa chế biến bằng hóa chất độc hại hay phương pháp gây ô nhiễm quanh năm. Chúng ta đang sống trong một thế giới đã bị ô nhiễm. Sông biển mặt đất bầu trời… đâu cũng ô nhiễm, nói nôm na là dơ bẩn, độc hại, đầy rác. Ngộ một cái là ít ai chịu mình đang bị ô nhiễm. Thử nói với người nào đó “anh/chị dơ bẩn quá” xem có bị phản ứng sừng xộ không? Dám bị ăn bạt tai chứ chẳng chơi. Rồi  nói thêm “anh/chị đang làm bẩn môi trường” thử xem phản ứng của người hiền nhứt ra sao. “ Tôi đâu có liệng rác xuống đường!” có thể là lời thanh minh chân thành và ngây thơ, không nên trách. Thí dụ cô gái hàng ngày đi ngang nhà  tôi.  Thú thật là  tôi không biết cô ở đâu và đi đâu. Con hẻm ngoằn ngoèo nối hai con đường lúc nào cũng đông xe...

Mẹ mong gả thiếp về vườn

Miệt Vườn,  t heo Sơn Nam trong cuốn “Văn Minh miệt vườn”, là danh từ  “ gọi tổng quát những vùng đất cao ráo, có vườn cam, vườn quýt ở ven sông Tiền, sông Hậu, thuộc tỉnh Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Cần Thơ” Quê mẹ  tôi cũng là xứ vườn, nhưng không ở đồng bằng sông Cửu Long, mà ven một con sông thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Đó là một nhánh nhỏ của sông Sài Gòn, gọi là sông Búng. Chợ ven sông gọi là chợ Búng. Theo ông bà già xưa nói thì vùng đất đó thấp, nước ngầm “búng” lên, nêu kêu là Búng. Chứ không phải “bún”, mặc dù chợ quả thực có bán “bún” rất ngon.  Dọc theo sông Búng một đoạn là đường 13 cũ, cách chợ Búng vài trăm thước có cầu Bà Hai bắc qua một con rạch tẻ ra từ sông Búng. Con đường dọc theo con rạch vô chừng vài trăm thước thì gặp một con suối (nay đã biến thành cống xả, nhưng đó là chuyện sẽ viết ở chỗ khác. Tôi đang nhớ về quê  tôi thưở là xứ vườn, chứ chưa thành khu công nghiệp) Con suối này cùng nhiều con suối khác dẫn nước từ trên “gò” xuống...

Người ta trẻ người ta muốn gì?

Để viết bài này   tôi la cà ở quán café, sân trường đại học, và khu thương mại có rạp xi nê để làm quen những người trẻ.   Với từng người tôi bắt đầu bằng cách chào hỏi và tự giới thiệu.   Tôi là Lý Lan, em cho phép   tôi hỏi vài câu để viết   một bài cho báo Sinh Viên. Trong tổng số 36 người   tôi “bắt đại” trong đám đông ở những nơi ấy, có 11 người hỏi lại   tôi có phải người dịch Harry Potter, và 1 người nói có đọc bài   tôi viết trên báo Sinh Viên. Điều này khiến   tôi tin mình đã trò chuyện đúng đối tượng, những người không biết   tôi và   tôi cũng không biết họ. Câu hỏi thứ nhứt: Bạn bao nhiêu tuổi? Mười chín, mười bảy, hăm hai, hăm sáu, mười lăm, hăm mốt, hai mươi, mười tám, hăm chín, ba mươi. Người ta ở độ tuổi mười mấy, hăm mấy, ba mươi, thì người ta còn trẻ lắm. Phần lớn những người này xưng cháu/con với   tôi. Nhưng người đọc bài này ( tôi hy vọng) là những người đồng trang lứa với họ, nên   tôi đổi tất cả n...

Một đô la một ngày

Tuyến xe buýt 56 có trạm dừng gần nhà   tôi, nên đi đâu   tôi cũng đón xe này. Xe chạy từ bến xe Chợ Lớn qua trạm trung tâm thành phố trước chợ Bến Thành rồi chạy tiếp tới Tân Vạn qua ngã ba Vũng Tàu. Thường thì   tôi chỉ đi tới bến Chợ Lớn hay chợ Bến Thành, rồi từ hai trạm trung tâm đó đổi xe buýt để có thể đi bất cứ đâu trong thành phố này. Tôi chỉ đi hết tuyến một lần cho biết, thấy xe chạy qua nhiều trạm gần các trường đại học: ĐH Y Dược, ĐH Sài Gòn, ĐH Sư Phạm, ĐH Khoa Học, rồi ra khỏi nội thành tới khu đại học quốc gia ở Thủ Đức. Nên   tôi đoán những   hành khách trẻ là sinh viên các trường gần trạm họ lên xuống.   Tôi thích nhìn (lén) mấy bạn đó, thấy hầu hết đều thanh mảnh. Thậm chí có người vừa ốm vừa lùn, trông bé tí lại xanh xao. Thỉnh thoảng   tôi mới gặp một người hồng hào có vẻ khỏe mạnh. Thiệt tình thì   tôi nhìn những người có eo co với ánh mắt ngưỡng mộ. Nhưng gầy gò và xanh xao như thể suy dinh dưỡng thì không được quyến rũ ...