Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2012

Trong lúc bão

Hình ảnh
Bão đã tới. Trước đó cửa sổ cửa cái đã được đóng chốt cài then cẩn thận. Trước đó nữa, lúc mới nghe tin bão sắp tới, ông chủ nhà đã bắc thang lên mái nhà kiểm tra lại mấy chỗ mà ông “nghi nghi”. Dặm vá chắc chắn rồi ông mới yên tâm bảo vợ là cứ yên tâm. Nhưng bão mạnh hơn dự báo. Nhìn qua cửa kiếng tôi thấy cây cối vật vã, rồi một miếng lợp nhà bay vèo xuống bãi cỏ trước nhà. Tôi vội kêu: “Ông ơi, tróc nóc nhà rồi!” Ông chồng cũng hoảng hốt, đội nón mặc áo mưa mở cửa ra ngoài lượm miếng composite lên coi rồi vô nhà bảo: “Không phải của nóc nhà mình.” Tôi bảo phải hay không cũng đừng ra ngoài nữa, gió đang bẻ cành cây quăng lung tung, nguy hiểm lắm. Ông gọi điện thoại cho hàng xóm, bà hàng xóm bảo bà biết mái nhà bà đang thả từng miếng lợp bay theo gió nhưng “chịu thôi chứ biết sao?” Tôi đề nghị bà qua nhà tôi tá túc. Bà bảo để coi sao, bây giờ mới có mấy tấm lợp bay thì chưa sao. Ngoài phố vắng hoe, lá cành rượt đuổi nhau rần rần giữa lòng đường, tiếng gió hú – đúng là phải dùng ...

Kỷ vật

Hình ảnh
Ngày của tháng cuối năm ở xứ Bellingham vừa ngắn vừa lạnh. Mưa rỉ rả cầm chân tôi ở trong nhà cả tuần lễ nay. Năm kỉa trời mưa liền tù tì hăm mấy ngày, tôi ở trong nhà hăm mấy ngày luôn.  Theo tin trên tờ báo địa phương thì ngành mua bán lẻ đang phát đạt: trời này thiên hạ chỉ còn biết kéo vô các thương xá mà mua sắm. Hoặc ngắm hàng hóa và người đi mua sắm. Đang mùa lễ, thương xá rực rỡ đèn hoa, nườm nượp người ta, rộn ràng tiếng hát ca,  ấm áp và sáng sủa.  Nhưng sự hào nhoáng không còn sức hấp dẫn đối với một bà già như tôi nữa. Để rinh tôi ra khỏi nhà, chỉ có một cách là đưa tôi đi … ăn. Hẳn có nhiều người có tâm trạng giống tôi. Và họ đều tự thấy mình thông minh hơn những “nạn nhân của chủ nghĩa tiêu thụ” đang bở hơi tai chạy theo những sản phẩm mới được tung ra thị trường. Mấy món “hot gift” mùa này đều là những sản phẩm được cá nhân hóa tối đa, thứ nào cũng tinh vi phức tạp, hiếm có thứ gì đơn giản và để xài chung. Hồi tháng 7 vừa rồi tôi nhận được một cái nexus...

Ngôi nhà trong cỏ

Hình ảnh
 Ba mươi mấy năm trước tôi viết một cái truyện cho trẻ em có tựa là “Ngôi nhà trong cỏ”, đại khái là một con dế mới đến một cánh đồng, được dân cư quanh đó như cào cào cóc nhái giúp xây một ngôi nhà, đương nhiên nhà của dế nằm khuất trong đám cỏ xanh. Hồi đó tôi còn trẻ và ngôi nhà trong cỏ là một ý tưởng lãng mạn. Hẳn là tôi chịu ảnh hưởng văn học cổ, với hình ảnh của một nghệ sĩ - ẩn sĩ sống trong túp “lều cỏ” giữa thiên nhiên phóng khoáng. Hồi đó tôi hiểu “cỏ”  là cỏ tranh mà tôi thấy người ta bó lại để lợp nhà ở vùng Trảng Bom, nơi tôi từng đi qua hồi năm một ngàn chín trăm bảy mươi mấy. Ở đó có một xóm người dân đi khẩn hoang sau chiến tranh. Họ dựng những ngôi nhà nhỏ tùm hum, vách đất mái tranh với những bộ phận chấp nối vốn là tàn dư của cuộc chiến. Một tấm kim loại rỉ sét còn lờ mờ mấy chữ “U.S. Army” được dùng như cánh cửa, cái nón cối được dùng làm xô múc nước, cái vỏ thùng đựng đạn thuộc loại vật quí dùng để cất giữ giấy tờ, dây kẽm gai quây làm chuồng gà, đồng...

Kinh nghiệm cá nhân

Hình ảnh
Khi tôi bắt đầu viết về đại học chất lượng cao và miễn phí trên mạng thì đã có nhiều bạn trẻ Việt Nam biết và theo học những khóa đó từ trước. (Tự khai: chính nhờ một trong những bạn trẻ ấy mà tôi quyết định tìm hiểu và viết về cách học  này. Cám ơn T.) Một số bạn khác đã dò theo những đường link tôi dẫn trong các bài viết mà vào website của các học viện trên mạng và bắt đầu ghi danh một số lớp. Tôi cũng nhận được những câu hỏi như: “ Cháu muốn học, nhưng không biết làm sao ?”. (Thành thật: nếu câu này được hỏi trước mặt, thì phản ứng tức thì của tôi là khỏ đầu người hỏi. Bộ cháu chưa bao giờ “lướt web” hay xài internet sao?) Nhưng nghĩ lại hoàn cảnh giáo dục xứ mình, thì thấy đó cũng là một câu hỏi. Theo học các lớp này là chuyện cực kỳ đơn giản. Vào website của Udacity.com hay Coursera.org hay edX.org xem những khóa học nào gợi được trí tò mò, óc ham hiểu biết của mình, bấm vào đó để xem giới thiệu về chương trình học, thời lượng và giảng viên. Nhắm mình học nổi, hoặc thấy th...

Vấn đề của chúng ta

Hình ảnh
Tôi viết bài này để đáp lại những phản hồi sau khi đăng ba bài về giáo dục trên mạng trên báo Sinh Viên và blog Ghi chép của tôi. “ Nhìn lại giáo dục xứ mình thấy nản lắm. Sinh viên ngày nay chỉ học để lấy bằng cấp, chứ không ai có đam mê tri thức”. Trước khi nói đến giáo dục xứ mình và vấn đề bằng cấp, tôi muốn chỉ ra một điều: Trong 160.000 người theo học lớp AI  đầu tiên của Sebastian Thrun (Udacity.com) có cả chục người từ Việt Nam (chắc nhiều hơn, tôi chỉ đếm những tên họ phổ thông như Nguyen, Tran, Phan…). Bên Coursera.com số người học từ Việt Nam chắc chắn đáng kể vì một số bài giảng có phụ đề tiếng Việt. Chẳng hạn trong khóa học mới mở vào ngày 26/11/2012 “ Think Again: How to Reason and Argue ”  bài giảng đầu tiên có phụ đề bằng 10 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Người ta không mắc công làm phụ đề một thứ tiếng không có ai hay ít người cần. Tôi vào diễn đàn thảo luận của lớp này, vô nhóm học tập (study groups) thấy xôm tụ nhứt là các nhóm Nga, Nam Mỹ (và các ...

Đại học thượng đẳng toàn cầu

Hình ảnh
(tiếp theo bài " Cuộc cách mạng giáo dục đang diễn ra ") Con số 23.000 người hoàn tất khóa học trên mạng đầu tiên của Sebastian Thrun so với tối đa 200 sinh viên mà ông có thể dạy ở trường đại học Stanford là một thành tích vĩ đại. Nhưng nếu so với 160.000 người ghi danh theo học từ đầu, thì tỷ lệ “tốt nghiệp” chưa tới 15%. Điều này xảy ra cho hầu hết các khóa học mở đại trà miễn phí (thường gọi tắt là MOOC: Massive open online courses), năm bảy chục ngàn người ghi danh, sau năm bảy tuần học chỉ còn chừng năm bảy ngàn người hoàn tất chương trình. Tức là “mười người đi học chín người thôi.” Chín người thôi ấy có mọi lý do để nói là dạy học “từ xa” không hiệu quả, hoặc hiệu quả không thể bằng dạy học trong lớp chánh qui với phương pháp chánh thống. Vả lại đại học không chỉ là sự truyền thụ tri thức. Đại học còn là nghiên cứu, thực nghiệm, tranh luận, giao tế, hội đoàn, vui chơi vân vân, chứ không chỉ ngồi trước cái máy tính. Hơn nữa, hầu hết người vào đại học đều muốn có ...

Cuộc cách mạng giáo dục đang diễn ra

Hình ảnh
(tiếp theo bài Hai con đường lớn dẫn tới tương lai của giáo dục )   Trước tiên là những nhà cách mạng. Salman Khan, Sebastian Thrun, Andrew Ng, Anant Agarwal. Họ có những đặc điểm chung: được đào tạo và / hoặc giảng dạy, nghiên cứu tại những trường đại học hiện được coi là ưu tú nhứt thế giới như Harvard , Stanford.   Họ đều là di dân ở Mỹ: cha của Khan là người Bangladesh, Thrun là người Đức, Ng gốc Á châu sanh tại Anh, và Agarwal sanh trưởng ở Ấn Độ. Họ đã đi qua cánh cửa hẹp của những học viện “ưu tú” chỉ dành cho một thiểu số “ưu tú”,   và thấy rằng còn một đa số ưu tú đứng bên ngoài cánh cửa đang khao khát tri thức. Lãnh vực chuyên môn của họ   liên quan đến khoa học máy tính, nên họ nhìn thấy khả năng của kỷ thuật thay đổi được thế giới, và muốn vận dụng chúng để làm cuộc cách mạng giáo dục. (Sal Khan) Sebastian Thrun từng làm việc trong phòng thí nghiệm tối mật của công ty Google để thực hiện những ý tưởng “điên rồ” của mình, như xe hơi tự lái...

Hai con đường lớn dẫn tới tương lai của giáo dục

Khởi từ một tình bạn cảm động, phát sinh một ý tưởng vĩ đại, nhưng rồi câu chuyện diễn biến lãng xẹt, đạon cuối còn để mở. Hai người là bạn từ hồi mẫu giáo đến hết cấp một. Trong thời gian này gia đình Long (tên tôi đặt) ăn nên làm ra, ngày một phát đạt, trong   khi gia đình Minh (tôi đặt theo nhân vật trong truyện Trần Minh khố chuối) vẫn chật vật. Nên lên cấp 2 đôi bạn học 2 trường khác nhau: Long học trường “Quốc tế”, còn Minh học trường phổ thông cơ sở gần nhà. Hai người vẫn là bạn thân, bằng cách nào cũng khó hiểu. Hỏi Long, Long nói “Chơi với Minh từ nhỏ, quen rồi.” Hỏi Minh, Minh nói: “Long tốt với em, hay cho em mấy thứ nó không thích nữa.” Có khi cho cái áo thun, có khi cho cuốn sách. Hồi lớp 8 Long cho Minh cái điện thoại di động cũ vì đòi được mẹ mua cho cái mới, lý do để tiện rủ Minh đi chơi, chứ nhiều khi Minh không ra tiệm internet thì   khó “chat” hay “email” được.   Lâu lâu, như sinh nhật của bạn chung hồi cấp 1, Long chở Minh đi mua quà, đi sinh nh...

Mùi của nhà

Hình ảnh
Mùi của nhà giống như mùi của người. Mình không bao giờ nhận ra mùi của mình. Mình chỉ ngửi và phân biệt được mùi của người khác. Một người quen của tôi bị tai nạn mất thị giác. Một hôm tôi đến thăm, thấy chị đang ngồi trong vườn, tôi tự mở cổng vào, bước rất nhẹ nhàng trên lối cỏ. Trước khi tôi lên tiếng chào, đã nghe chị gọi tên tôi. Hẳn là chị nghe tiếng cài cửa lách cách,   bước chân người đến gần, nhưng làm sao biết đó là tôi thay vì một người hàng xóm? Chị cười nói chị ngửi thấy mùi của tôi.   Tôi không đến nỗi giật mình. Tôi biết ai cũng có mùi. Hồi ở Pháp, tôi cứ phải ôm hôn xã giao các ông tây bà đầm. Gặp nhau là ôm hôn chụt chụt, nới vài ba câu rồi chia tay lại ôm hôn chụt chụt. Lúc đó tôi nhận ra mỗi người đều có mùi riêng, dù xài chung một hiệu nước hoa, và tôi đã tự hỏi người ta ngửi thấy ở tôi mùi gì? Nay nghe bạn nói, tôi vội hỏi ngay mùi của tôi ra sao. Chị nói là khó nói lắm, một mùi gì đó chỉ thoảng qua nhưng chị lập tức nhận ra tôi.   Khó nói ...

Cam kết cho

Tiền là thứ kỳ cục. Cũng là tiền nhưng khi nó chuyển đổi sở hữu từ người   tự-nguyện-cho sang người vui-lòng-nhận thì dường như nó đem lại hạnh phúc cho   người ta. Nhưng khi không có sự thỏa thuận, người mất tiền đau khổ đã đành mà người chiếm đoạt được tiền chưa chắc hạnh phúc. Nghe nói vậy. Tiền không cần trốn lánh đâu cả, nó chường ra ở mọi nơi, nhưng ai cũng phải đi kiếm tiền. Người thì kiếm đỏ mắt ra mấy đồng bạc cắc, người thì nhắm mắt thò tay cũng lấy được bạc triệu, bạc tỷ. Hay thật. Hồi xưa người ta ôm tiền khi sống, đến chết thì di chúc để lại cho con cháu hoặc họ hàng. Nói cho cùng đâu có ai chết mà ôm theo tiền. Nhưng ngày nay, được thuyết phục, hay nghiệm ra, rằng cho tiền vui hơn ôm tiền, nhiều người quyết định cho đi khi mình còn sống, thậm chí khi còn rất trẻ. Như vậy mình được hưởng niềm vui là người biết chia sẻ, hay kẻ ban ơn, hay người bác ái, nói chung là người tốt. Mấy nhà nghiên cứu tâm lý còn nói là tật của người có tiền là ưa kiểm soát (cont...

Úm ba la nước chảy ra

Hình ảnh
( Hỗm nay soạn được một mớ chuyện đời xưa kể lại cho một người bạn ... đời xưa (đời còn đi học!). Bạn bảo là sẽ đăng dần trên báo Nhi Đồng. Không biết bắt đầu đăng chưa. Nhưng nghe vậy là khoái rồi. Ngắt một chuyện ra đăng lên đây để quảng cáo.)   Đời xưa có một kỳ hạn hán dài kinh khủng. Không thể nói chính xác là trận hạn ấy kéo dài bao lâu, bởi vì đời xưa người ta quen tính thời gian theo mùa vụ, mà hạn hán thì không trồng trọt được gì cả, không có mùa màng gì hết. Trẻ con sanh ra trong thời kỳ hạn hán này không có thôi nôi cũng không có sinh nhựt, đứa nào cũng èo uột đầy ghẻ. Thời gian ngưng lại như bị mắc kẹt trong hốc đá. Mọi người ngồi thừ   ra uể oải, nói với nhau: Chừng nào mưa sẽ gieo hạt, chừng nào mưa sẽ lợp lại mái nhà, chừng nào mưa sẽ tắm trẻ con sạch sẽ… Nhưng người ta ngồi trông hoài mà chẳng thấy mưa. Ai cũng khô quắt lại như cây cỏ quanh mình. Chỉ riêng ông Bụng Bự là vẫn mập mạp tươi rói.   Mọi người bắt đầu thắc mắc ông Bụ...

Chuyện đời xưa kể lại

Hình ảnh
Đời xưa ở nước Đức có một ông Grimm. Trong vòng mười một năm vợ ông là Dorothea sanh liên tiếp chín đứa con, đều mang họ Grimm. Chẳng may, ba đứa trong đàn con ấy chết yểu. Lại chẳng may nữa, ông Grimm qua đời bỏ lại lũ con còn nhỏ xíu. Đứa lớn nhứt là Jacob mới 11 tuổi. Đứa tiếp theo là Wilhelm 10 tuổi. Hai đứa này về sau lớn lên nổi tiếng khắp thế giới nhờ tài kể chuyện đời xưa. Bởi vì sinh thời ông Grimm cha là một luật sư giàu có nên anh   em Jacob và Wilhelm Grimm đều được giáo dục tử tế để nối nghiệp cha. Cả hai đều học ngành luật ở trường đại học Marburg. Vận rủi không tha, bà Grimm qua đời. Jacob và Wilhelm phải nghỉ học đi làm nhân viên thư viện để nuôi các em. Cũng may cho hậu thế,   hai anh   em đã tận dụng điều kiện làm việc giữa kho tàng sách báo mà soạn ra bộ   Kinder- und Hausmärchen   (quyển 1 in năm 1812, quyển 2 in năm 1814). Bộ sách này tập hợp những câu chuyện đời xưa được lưu truyền trong dân gian, tên sách là   Truyện kể cho trẻ...

Chờ chết

Hình ảnh
Hôm qua tôi đi thăm một người quen đang ở phòng chăm sóc đặc biệt giai đoạn cuối đời người, tiếng Anh gọi là “hospice care”. Những người được hưởng sự chăm sóc này là những người bệnh không thể chữa trị nữa và không hy vọng sống quá 6 tháng. Người ta ngừng các biện pháp “trị bệnh”, chỉ dùng các biện pháp giúp người bệnh thoải mái thể chất và thanh thản tâm hồn để khép lại cái vòng sinh-lão-bệnh-tử một cách nhẹ nhàng. Người bạn tôi năm nay 93 tuổi, cách đây vài tháng vẫn tự đi đứng và tự chăm sóc bản thân mình, thậm chí còn chăm sóc cả một vườn hoa nho nhỏ. Tôi chưa hề nghe bà than phiền về sức khỏe hay vấn đề cá nhân gì khác ngoài chuyện mắt hình như ngày càng kém vì không đọc được, hay đọc mà không hiểu được email của mấy đứa cháu và chắt. Chữ gì mà trông giống như dấu gạch xóa với những hình tròn nhe răng. Cho đến hôm nọ nghe tin bà bị đưa đi cấp cứu, được chẩn bệnh lymphoma, dự định dùng hóa trị, nhưng cuối cùng chuyển qua “hospice care”. Tôi lật đật đi thăm bà với ý thức ...