Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2011

Rạng đông ở Alabama

Hình ảnh
Tôi có một người bạn ở Alabama. Có lần ngồi xe ngang qua Alabama, xe chạy hoài chạy hoài mà vẫn còn băng qua một vùng đất thoai thoải trống trải mịt mù trong mưa, tôi than thở thời tiết xấu. Người đồng hành bảo nên mừng là trời chỉ mưa chứ không bão. Lúc đó tôi chưa biết như thế nào là bão ở Alabama. Mấy ngày nay sáng dậy là thấy tin bão lốc ở Alabama, số người chết tăng dần, hơn 300 nhân mạng, cảnh đổ nát tan hoang trong hàng trăm bức ảnh và video ghi diễn biến của cơn lốc trông thật hãi hùng. Gởi email cho bạn hỏi thăm, địa chỉ email cũ có lẽ bạn không dùng nữa, nên mấy ngày nay chưa thấy hồi âm. Chỉ còn biết cầu trời cho bạn và gia quyến bình an. Cảm thấy mình bất lực một cách tuyệt vọng. Sáng nay nhận được email với subject là "Daybreak in Alabama", mừng quá, nhưng hóa ra không phải tin tức của bạn, mà là một bài thơ của Langston Hughes được Knopf Poetry gởi cho người yêu thơ trong tháng thơ. Ước gì tôi là người sáng tác tôi sẽ viết cho mình khúc nhạc về rạng đông ở Alab...

Việt Nam là gì?

Hình ảnh
Sinh ở Mỹ, Anna Le đang là sinh viên năm thứ 2 trường đại học Western Washington. Mùa thu rồi bạn theo học một khóa lịch sử “Việt Nam và Mỹ”, cuối khóa có ba tuần đi thực tế để làm bài nghiên cứu ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long. Đó là lần đầu tiên Anna Le đi Việt Nam, với nỗi háo hức được thăm viếng và tìm hiểu quê hương của cha mẹ, và để hiểu chính bản thân mình. Đề tài nghiên cứu của Anna Le là mối liên hệ giữa ẩm thực và căn cước. Việt Nam là như thế nào, cái gì là Việt Nam, cái gì không phải Việt Nam? Tưởng đơn giản, rạch ròi, mà hóa ra không phải vậy. Đây là bài viết bằng tiếng Anh của Anna Lê sau khi trở về trường và nhớ lại những trải nghiệm của mình. Bản dịch sang tiếng Việt của Lý Lan. Ảnh: Anna Le (mặc áo xanh lá cây) và các sinh viên trong Hội Sinh Viên gốc Việt, VSA, tại Western Washington University. Nhiều thói quen du lịch của đám bạn Mỹ trắng cùng lớp đã hại tôi. Chẳng hạn, mặc dù tôi có thể dễ dàng sống bằng bánh xèo, bún thịt nướng và phở t...

Hồi ký của người đồng sáng lập Microsoft

Hình ảnh
Nếu một người vừa bước tới ngưỡng tuổi ba mươi, có mười mấy tỷ đô la Mỹ, biết mình mắc bệnh ung thư, nghe hai người bạn chí cốt bàn tính chuyện gạt bỏ mình khỏi công ty mà mình là người đồng sáng lập, người ta sẽ làm gì? Paul Allen có câu trả lời hiếm ai khác làm được: Bỏ tiền túi đóng tàu vũ trụ để du lịch không gian, lập viện nghiên cứu về não con người mang tên mình, sắm chiếc du thuyền lớn nhứt thế giới cao bảy tầng dài hơn sân bóng bầu dục và có tiềm thủy đỉnh. Chiếc tiềm thủy đỉnh này được đóng ở một xưởng tàu Đức, nơi sản xuất các tàu chiến, nên Paul Allen nảy ý kiến gắn luôn ống phóng ngư lôi cho tàu của ông. Người ta không dám hỏi ông định phóng ngư lôi vô cái gì, mà nói “Dà, dạ…sẽ có ống... ống… ạ.” Người đàn ông thuộc hàng giàu nhứt thế giới này cũng đủ thông minh và hóm hỉnh để ghi nhận là bất kể ông đề xuất cái gì, thiên hạ cũng “Dà, dạ…” Ông ôm đàn ghi-ta đến Liên hoan Phim Canes, dự bữa tiệc sinh nhật của ca sĩ lừng lẫy Mick Jagger, gạ gẫm Ronnie Wood của ban nhạc The R...

vườn mới hoa năm ngoái

Hình ảnh
Vườn rau sân trước ngõ có thêm hàng rào. Rào kiểu này thì không rào được gì cả, nhưng là tác phẩm của ông chồng, lại còn bảo là ... quà tặng vợ, đành coi đó là hạnh phúc, dù thiệt tình thấy hơi chướng mắt. Người thì khát khao tự do, mà thế giới quanh mình cứ đem rào lại! Niềm an ủi là khoảnh đất quanh gốc anh đào mình để dành trồng hoa vẫn còn được để yên, tulip mỗi năm đến hẹn lại nở. Mấy năm nay lu bu không bới củ lên nên cây ngày một chen chúc, cuống hoa bị yếu, khi hoa mãn khai hay nhằm cơn mưa to hạt thì cuống không đỡ nỗi hoa bị ngã xuống. May mà bữa nay trời không quá nắng cũng không mưa, hoa nở vừa vừa. Vài tuần nữa phải canh khi hoa tàn mà đào củ lên mới được. Còn đây là dandelion, bồ công anh. Thương nó lắm. Đẹp như vầy mà ông chồng cứ bảo là cỏ, cứ cằn nhằn sao mình làm vườn kiểu gì mà không thấy rau, chỉ thấy cỏ mọc tùm lum!

sương giá tháng tư

Ghi lại để sau này làm bằng. Sáng nay, thứ bảy 23 tháng 4 năm 2011 ở Bellingham sương giá phủ trắng xóa bãi cỏ sân trước. Hy vọng đây là đợt sương giá cuối cùng. Cách đây một tháng mình đinh ninh là mùa xuân đã tới (trường học nghỉ springbreak), bèn xới đất làm vườn, trồng mấy thứ rau xuân chịu lạnh giởi, như peas, spinach, arugular, onion, cutting lettuce. Dè đâu trời ấm được vài ba bữa cho hột vừa nảy mầm thì một đợt lạnh tràn qua, đêm lạnh dưới độ âm, ngày mưa rỉ rả, mưa cho cả tuần. Có khi mưa biến thành tuyết. Qua đầu tháng thư tình hình không khá hơn. Tuần đầu tháng 4 vẫn còn tuyết rơi giấc khuya, mặc dù ngày lên tuyết tan hết. Trước khi đi Boston mình đã ươm hột giống mới thay cho đám cũ èo uột hoặc chết cóng. Tưởng khi về nhà sẽ thấy vườn xanh mầm mới. Ai dè chỉ có cỏ là mọc tốt thôi. Mình than năm nay thời tiết kỳ cục quá. Ông chồng bảo đó là bình thường đối với Bellingham. Mình giở sổ tay làm vườn ra, một cuốn sổ nhỏ mình ghi chi chít ngày nào gieo hột ươm giống cây gì, ngày...

Thanh tước, Hồng tước

Tự điển Anh Việt trong máy tính của tôi không có tiếng Việt tương đương với Green Finch và Linnet Bird. Cả hai đều thuộc họ chim sẻ, Green Finch màu xanh, Linnet Bird có ức hồng hồng, nên tôi dịch là Thanh tước, Hồng tước. Green Finch and Linnet Bird là một bài hát trong vỡ nhạc kịch Sweeney Todd . Tình huống kịch lúc đó là chàng thủy thủ Anthony đi trên phố gặp một cô gái xinh đẹp đứng hát trước cửa tiệm bán chim kiểng: Thanh tước, hồng tước Sơn ca, sáo sậu, Mày hót cách nào? Làm sao mày có thể líu lo, Ở trong lồng, Không bao giờ cất cánh? Chàng hỏi ra biết nàng tên Johanna, đang bị quan tòa Turpin giám hộ. Lão quan này bất công, tham nhũng, tàn ác, và dâm đãng. Lão giữ chìn chịt nàng Johanna, toan ép nàng làm vợ lão. Dĩ nhiên Johanna yêu chàng thủy thủ trẻ chứ không yêu lão quan tòa. Ngoài kia bầu trời chờ sẵn Mời gọi, rủ rê, Ngay bên ngoài song chắn, Sao mày có thể tĩnh tại, Đăm đăm nhìn mưa, Phát cuồng vì bầu trời đầy sao? Làm sao mày hót lên Bất cứ điều gì? Mày hót cách nào? Th...

thư viện công cộng

Hình ảnh
Mỗi lần đến Boston mình đều thẻo chút thì giờ đến thăm thư viện công cộng của thành phố này. Vì cái ấn tượng lần đầu tiên mình đến đó mười mấy năm trời vẫn còn nguyên. Lúc đó mình chưa đến Paris và Luxembourg, chưa vào những bảo tàng viện và lâu đài ở hai thành phố đó. Cũng chưa đến Dublin, chưa đi dạo qua những khu nhà cổ xây bằng gạch đỏ. Lúc đó mình mới ở Việt Nam ra đi, đến nơi đầu tiên của nước Mỹ là thành phố Iowa giữa bạt ngàn bắp và đậu nành, kiến trúc gây ấn tượng là mấy cái silo, hình ống đầu tròn, đứng sừng sững giữa đồng, ban đầu không biết đó là cái cái bồ đựng nông sản, mình tưởng xứ đó thờ linga. Khi đến Boston,đi thăm khu trung tâm tài chính đến khu phố Tàu, khu phố cổ, bến cảng, khu lịch sử, các trường đại học, công viên, viện bảo tàng ... mới bắt đầu cảm nhận những giá trị Mỹ khác hơn tinh thần Tây tiến, chinh phục đất đai, tiêu diệt thổ dân. Đây là nơi Washington đã phát lệnh tấn công đầu tiên, bắn vào tàu của "Mẫu quốc Anh" đậu ngoài cảng, bắt đầu cuộc đấu...

cành xuân

Hình ảnh
Ở quê tôi có cây liễu, bởi vì từ Sài Gòn theo lộ 13 về Lái Thiêu sẽ ngang qua một chỗ kêu là "Ngã Ba Cây Liễu". Chỉ có điều khi tôi đủ lớn để tò mò về một địa danh, tôi không tìm thấy cây nào là cây liễu ở cái ngã ba đó. Không đến nỗi lạ lùng hay thất vọng, vật đổi sao dời mà. Nhưng tôi bắt đầu tương tư cây liễu. Nghe nói Hà Nội có liễu rũ bên Hồ Gươm, mỗi lần có dịp đến thủ đô tôi đều nhín thời gian đi ít nhứt một vòng quanh hồ. Có nhiều cây xưa, dáng đẹp, cành lá rũ là sà, soi bóng trên mặt nước lặng lẽ. Hình như có nhiều thứ liễu, mà liễu bên Hồ Gươm ở Hà Nội khác liễu quanh Bồn binh Cây Liễu ở Sài Gòn. Cây liễu trong văn chương cổ phương đông thường được ví von với với đàn bà con gái. Vì nó mềm mại, mảnh mai, yểu điệu. (Đàn ông thì được ví với cây tùng, cao, to, thẳng, cứng.) Và cây liễu, cũng như đàn bà, có cái gì đó vừa bí ẩn vừa ma quái. Nhớ mang máng một chuyện cổ Nhật, hao hao truyện Liêu Trai của Trung quốc. Một trang kiếm sĩ (samurai) trên đường thi hành một sứ mện...

Quyển sách của tuổi thơ

Trong truyện Tuổi Thơ , Leo Tolstoy miêu tả vị gia sư Karl Ivanitch “ Kính cỡi trên mũi, sách trong tay, thầy ngồi ở chỗ thường ngày vẫn ngồi, giữa cửa sổ và cửa cái. Bên trái cửa cái là hai kệ sách, một của chúng tôi, sách cho trẻ con; còn kệ sách kia là sở hữu đặc biệt của thầy Karl Ivanitch. Trên kệ sách trẻ con thì có đủ loại sách – sách học và đủ thứ khác: quyển thì đứng ngay ngắn, quyển thì nằm ườn ra. Chỉ có hai tập của bộ “Lịch sử du hành” đóng gáy đỏ là còn nguyên phong độ đứng tựa đàng hoàng vào bức tường; còn lại những quyển khác, nào quyển to quyển nhỏ, quyển ngắn quyển dài, quyển có bìa quyển không bìa. Tất cả đều chồng chất lên nhau thành từng đống, nằm ở chỗ mà chúng tôi bỏ đại nơi đó khi thầy Karl Ivanitch bảo chúng tôi cất sách ngăn nắp vào thư viện trước khi ra chơi. Thầy gọi cái kệ sách là thư viện.” Đó là hình ảnh đầu tiên in đậm trong ký ức tuổi thơ của nhà văn thuộc hàng vĩ đại nhất của nhân loại, tác giả hai bộ sách được coi là “phải đọc” trong đời của mỗi con ...

Ngôi nhà yên tĩnh vào một chiều đông

(đọc The House Was Quiet on a Winter Afternoon By David Young ) Ngôi nhà yên tĩnh vào một chiều mùa đông. Yên tĩnh nhưng không hẳn trống vắng: Ai đó đọc sách ở nhà sau, hai lữ khách đã đi đâu không biết, có thể về miệt Chicago. Mùa đông ở Mỹ, dù ở vùng trung tây, Iowa, nơi tác giả chào đời, hay vùng Đông Bắc nơi ông sống thời trai trẻ say mê văn chương, cặm cụi viết luận văn tiến sĩ ở đại học Yale, hay Ohio nơi ông sống buổi xế chiều của đời mình, làm thơ và dạy học. Những nơi ấy tôi từng đi qua: băng tuyết dày nghịt, gió cắt da thịt, rạn nứt cả xương. Nhưng David Young có lẽ quen thuộc, và thân thiết, với thời tiết đó, nên không đáng kể. Ông thậm chí không hề dùng đến tính từ lạnh. thằng nhỏ, quấn đầu mình kín mít, đi chơi trên mặt suối đóng băng, nguy hiểm, canh đang sôi âm ỉ trên bếp lò. Quanh máng ăn bên ngoài lũ chim nhẹ nhàng chuyền từ cành này sang cành khác Có vẻ như người đàn ông vừa chợp mắt và bừng tỉnh, sau giấc kê vàng, dớn dác nhìn quanh, nghe ngóng, để xác nhận thế giới ...

Tương lai tôi, quá khứ bạn, và con chó

Mai mốt già mình sẽ sắm một cây gậy và một con chó. Tôi nói với bạn mà như tự nhủ với mình. Mỗi ngày ít nhứt một lần con chó sẽ cào cào cánh cửa đòi đi ra ngoài. Cho dù trời nắng hay mưa hay giông gió, rốt cuộc mình cũng phải chìu con chó mà dắt nó đi. Chó ở đây không được thả rông, chó muốn dạo công viên chủ cũng phải tập thể dục. Nỗi cực nhọc này lâu dài hóa ra có lợi cho sức khỏe. Người ta nghiên cứu ở mấy nhà an dưỡng hưu trí thì thấy ai có nuôi một hai con chó thì khỏe mạnh và lạc quan hơn những người không nuôi con gì hết. Nhưng người ta chưa kết luận ngay là những người ưa vận động (thường dắt chó đi chơi) nên khỏe mạnh lạc quan, hay nhờ khỏe mạnh lạc quan mà người ta mới có thể dắt chó đi chơi. Dù sao cũng rõ ràng là con chó có liên quan mật thiết với sức khỏe khi mình đã cao tuổi. Nên mình xếp nó vô danh mục hàng đầu những thứ cần có và những việc sẽ làm trong tương lai. Bạn cười hì hì: bạn có một con chó cưng từ hồi năm tuổi rưởi, gắn bó với nhau đến năm bạn mười tám thì con ...

Thi nguyệt

Tháng tư là tháng thơ ở Mỹ. Tôi thích xài tiếng Việt khi có thể. Nếu mình có chữ tháng để dịch "month" và chữ thơ để dịch "poetry" thì tại sao không dịch "Month of Poetry" là "Tháng Thơ"? Có hai lý do, có lẽ ba lý do tất cả. Tháng là chu kỳ rụng trứng của người đàn bà Tiếng Việt gọi chu kỳ ấy là "có tháng" (nhưng thi nguyệt thì cũng gợi liên tưởng đến kinh nguyệt - văn hóa Việt - Hoa vốn có nhiều tương đồng) Lý do thứ hai cũng thuộc về văn hóa nhưng chỉ là văn hóa riêng tiếng Việt mình thôi Tháng vần với thảng , tảng, xảng, chảng, hảng , hoặc máng, quáng, xáng, táng, háng, Chữ có nghĩa thơ có vần - khổ lăm! Điều thứ ba không biết có là lý do không nhưng có thể là điều quan trọng nhứt. Thơ không phải cứ viết xuống dòng, như kiểu này, tôi đang viết. Thơ không phải cứ y xì sự việc kể lể, như tôi đang làm. Giữa không phải thơ và thơ là cái gì ai mà biết Để tìm chữ dịch cho đúng tôi tìm ra định nghĩa của thơ William Buttler Yeats viết: ...