Rạng đông ở Alabama
Tôi có một người bạn ở Alabama. Có lần ngồi xe ngang qua Alabama, xe chạy hoài chạy hoài mà vẫn còn băng qua một vùng đất thoai thoải trống trải mịt mù trong mưa, tôi than thở thời tiết xấu. Người đồng hành bảo nên mừng là trời chỉ mưa chứ không bão. Lúc đó tôi chưa biết như thế nào là bão ở Alabama.
Mấy ngày nay sáng dậy là thấy tin bão lốc ở Alabama, số người chết tăng dần, hơn 300 nhân mạng, cảnh đổ nát tan hoang trong hàng trăm bức ảnh và video ghi diễn biến của cơn lốc trông thật hãi hùng. Gởi email cho bạn hỏi thăm, địa chỉ email cũ có lẽ bạn không dùng nữa, nên mấy ngày nay chưa thấy hồi âm. Chỉ còn biết cầu trời cho bạn và gia quyến bình an. Cảm thấy mình bất lực một cách tuyệt vọng.
Sáng nay nhận được email với subject là "Daybreak in Alabama", mừng quá, nhưng hóa ra không phải tin tức của bạn, mà là một bài thơ của Langston Hughes được Knopf Poetry gởi cho người yêu thơ trong tháng thơ.
Ước gì tôi là người sáng tác
tôi sẽ viết cho mình khúc nhạc
về rạng đông ở Alabama
Tôi sẽ đưa vào những lời ca tinh khiết nhất
Dâng lên khỏi mặt đất như sương mù đầm lầy
Và rơi xuống từ trời mây như giọt sương êm.
Tôi sẽ đưa thêm vào đôi ba cây thật cao
cùng hương ngọt ngào của lá thông kim nhỏ
và mùi của đất sét đỏ sau mưa
A, tôi nhớ cái mùi đó, nhận ra nó, vì nó gợi liên tưởng đến những cơn mưa ở quê tôi, ở miền đông đất đỏ, đúng là mùi của đất sét nhão. Mình quen thuộc vì lớn lên với nó nên không để ý, không biết đó là đặc thù của cái gì. Khi dọn vô Sài Gòn, mỗi lần mưa xối xuống mái tôn, nước cống dâng lên ngập con hẻm, rồi sau cơn mưa là mùi hôi thối khó thở, tôi nhớ những cơn mưa ở quê, nhớ đủ thứ ở quê, cứ ngỡ mưa Sài Gòn hôi, mưa ở quê trong lành không có mùi. Nhưng sau này tôi cũng không thể tìm được ở đâu khác cái cảm giác "trong lành" của mưa quê nhà như ký ức tuổi thơ mình. Khi xe chạy qua Alabama tôi có cảm giác hoài niệm, nhớ nhung, mà không chắc mình nhớ cái gì, chỉ tưởng trời mưa khiến mình đa cảm. Phải chăng đó là mùi của đất đỏ sau cơn mưa?
Alabama thời Langston Huges là xứ nông nghiệp, người da trắng giàu có tập trung ở mấy thành phố sang trọng, nông thôn là của người da đen như Langston Hughes và những bần nông da trắng, những người vươn dài cổ đỏ au dưới trời nắng lao động trên những mảnh đất không được phì nhiêu. Khúc ca mà Langston Hughes ước ao hát lên là một xứ sở hòa đồng các chủng tộc, các màu da, trắng đen đỏ.

Và những cần cổ đỏ
Và những gương mặt đỏ màu hoa anh túc
Và những cánh tay vạm vỡ sung sức màu nâu
Và những cánh đồng sâu trắng cánh hoa cúc dại
nhụy đen và trắng đen trắng đen đồng loại người ta
Và tôi sẽ đưa vào khúc ca những bàn tay trắng
những bàn tay đen, những bàn tay vàng, những bàn tay cháy nắng màu nâu
và những bàn tay trần trụi nhuộm màu đất sét
Với những ngón tay thân thiết chạm đến mọi người
và chạm vào nhau tự nhiên nguyên tươi như giọt sương
chạm vào ban mai ca khúc yêu thương mà một ngày
nếu tôi có tài của người sáng tác
tôi sẽ viết khúc hát
rạng đông ở Alabama.

Nguyên văn tiếng Anh của bài thơ ở đây.
Mấy ngày nay sáng dậy là thấy tin bão lốc ở Alabama, số người chết tăng dần, hơn 300 nhân mạng, cảnh đổ nát tan hoang trong hàng trăm bức ảnh và video ghi diễn biến của cơn lốc trông thật hãi hùng. Gởi email cho bạn hỏi thăm, địa chỉ email cũ có lẽ bạn không dùng nữa, nên mấy ngày nay chưa thấy hồi âm. Chỉ còn biết cầu trời cho bạn và gia quyến bình an. Cảm thấy mình bất lực một cách tuyệt vọng.
Sáng nay nhận được email với subject là "Daybreak in Alabama", mừng quá, nhưng hóa ra không phải tin tức của bạn, mà là một bài thơ của Langston Hughes được Knopf Poetry gởi cho người yêu thơ trong tháng thơ.
Ước gì tôi là người sáng tác
tôi sẽ viết cho mình khúc nhạc
về rạng đông ở Alabama
Tôi sẽ đưa vào những lời ca tinh khiết nhất
Dâng lên khỏi mặt đất như sương mù đầm lầy
Và rơi xuống từ trời mây như giọt sương êm.
Tôi sẽ đưa thêm vào đôi ba cây thật cao
cùng hương ngọt ngào của lá thông kim nhỏ
và mùi của đất sét đỏ sau mưa
A, tôi nhớ cái mùi đó, nhận ra nó, vì nó gợi liên tưởng đến những cơn mưa ở quê tôi, ở miền đông đất đỏ, đúng là mùi của đất sét nhão. Mình quen thuộc vì lớn lên với nó nên không để ý, không biết đó là đặc thù của cái gì. Khi dọn vô Sài Gòn, mỗi lần mưa xối xuống mái tôn, nước cống dâng lên ngập con hẻm, rồi sau cơn mưa là mùi hôi thối khó thở, tôi nhớ những cơn mưa ở quê, nhớ đủ thứ ở quê, cứ ngỡ mưa Sài Gòn hôi, mưa ở quê trong lành không có mùi. Nhưng sau này tôi cũng không thể tìm được ở đâu khác cái cảm giác "trong lành" của mưa quê nhà như ký ức tuổi thơ mình. Khi xe chạy qua Alabama tôi có cảm giác hoài niệm, nhớ nhung, mà không chắc mình nhớ cái gì, chỉ tưởng trời mưa khiến mình đa cảm. Phải chăng đó là mùi của đất đỏ sau cơn mưa?
Alabama thời Langston Huges là xứ nông nghiệp, người da trắng giàu có tập trung ở mấy thành phố sang trọng, nông thôn là của người da đen như Langston Hughes và những bần nông da trắng, những người vươn dài cổ đỏ au dưới trời nắng lao động trên những mảnh đất không được phì nhiêu. Khúc ca mà Langston Hughes ước ao hát lên là một xứ sở hòa đồng các chủng tộc, các màu da, trắng đen đỏ.

Và những cần cổ đỏ
Và những gương mặt đỏ màu hoa anh túc
Và những cánh tay vạm vỡ sung sức màu nâu
Và những cánh đồng sâu trắng cánh hoa cúc dại
nhụy đen và trắng đen trắng đen đồng loại người ta
Và tôi sẽ đưa vào khúc ca những bàn tay trắng
những bàn tay đen, những bàn tay vàng, những bàn tay cháy nắng màu nâu
và những bàn tay trần trụi nhuộm màu đất sét
Với những ngón tay thân thiết chạm đến mọi người
và chạm vào nhau tự nhiên nguyên tươi như giọt sương
chạm vào ban mai ca khúc yêu thương mà một ngày
nếu tôi có tài của người sáng tác
tôi sẽ viết khúc hát
rạng đông ở Alabama.

Nguyên văn tiếng Anh của bài thơ ở đây.