Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2007

lại điện đóm

Bữa nay cúp điện. Đang viết dở dang một bài cho Yêu trẻ thì điện cúp cái rụp. Đi ra cái internet cafe gần nhà, nó cũng cúp điện. Bây giờ đang ngồi ở nhà Lương xài đỡ máy của bạn. Tối nay có điện sẽ viết tíêp. (tiếp) Không có điện nên cảm thấy nóng nực quá, bèn đi cắt tóc. Cắt xong nhìn xuống sàn muốn khóc, la lên: "Sao cát hết tóc đen của tui?" Chị chuyên gia cắt tóc tỉnh bơ: thì tóc bạc phần gốc, mà cắt tóc thì cắt phần ngọn. Đau lòng hết sức, nhưng người ta đã kỳ công làm một "good job" rồi, xứng đáng được cám ơn và lãnh tiền công. Minh mang cái cảm giác hụt hẩng, mất mát cái gì thân thiết lắm, đi lơ ngơ ngoài đường một hồi. Mình để tóc dài nhiều năm, bỗng nhiên nghe người ta xúi cắt tóc cụt lủn, hơi bị sốc. Đi lòng vòng Chợ Lớn, mua 1 Kg quit, 12.000 đồng, một chục găng tay len 17.000 đồng, trong lúc đi lòng vòng ăn hết ba trái quít, còn găng tay không biết làm gì cho hết một chục đôi!

chuyện vui

Hình ảnh
Bữa nay có nhiều chuyện vui lắm! Chuyện 1: nộp bản thảo Miên Man Tùy Bút cho NXB Văn Nghệ và được ứng tiền nhuận bút ngay. Chuyện 2: Ký được hợp đồng in 2 cuốn sách song ngữ Chuyện 3: "Làm việc" tay ba với Bích Ngân (nxb Văn Nghệ) và Lệ Chi (công ty văn hoá Phương Nam) về việc xuất bản sách Hoa văn. Chuyện 4: gặp mặt (có ăn nhậu) với mấy người bạn cũ và mới. Chuyện 5: báo Kinh Tế Sài Gòn đăng bài 24 giờ 1 phút . Chiều nay sẽ gặp lại đám bạn học cũ để chia tay. Trời ơi, mới gặp đó mà sắp xa nữa rồi. Hình chụp "tay ba" đây: Trong hình dưới đây có thêm anh Bì đã quen biết từ lâu ở báo Thanh Niên, hai người mới quen là anh Hoàng (Tổng phát hành sách) và anh Hỷ (báo Thế giới ảnh)

nhị độ mai

Hình ảnh
Đêm qua sau bếp một nhành mai! Cây mai nhà mình phải để sau bếp vì trước đây để một chậu ở hành lang đã bị người ta nhổ cây đem đi đâu mất rồi. Cây này để ở sau bếp để được hưởng ké chút nắng gió lọt qua khoảng giếng trời. Trước Tết mai đã nở hoa lai rai, rồi mọc lá non. Bỗng nhiên mấy ngày nay hoa có nụ mới và sáng nay mình ra bếp rửa mặt thì bất ngờ thấy hoa nở vàng tươi. Lòng vui rộn ràng. (về bài báo trên tờ NYT, mình tóm tắt (có bình luận trong ngoặc đơn) như vầy: Các trường đại học Mỹ đang thăm dò thị trường giáo dục đầy tiềm năng ở Ấn, vì xứ này có 40% dân số dưới 18 tuổi, và sự hiếm hoi cơ hội giáo dục bậc cao thường bị coi như trở ngại tiềm tàng cho tiến bộ kinh tế (giống xứ mình). Mỹ muốn những luật lệ nhập nhằng về cách điều hành những học viện nước ngoài ở Ấn Độ được cởi mở rõ ràng hơn để đầu tư lớn vào ngành giáo dục Ấn. Các trường đại học Mỹ đang muốn vươn rộng ra toàn thế giới, đặc biệt là Ấn vì sự phát triển kinh tế của xứ này. Ấn cũng cần trám cái lỗ hổng to đùng về n...

điện đóm

Đoạn đầu bài báo India Attracts Universities From the U.S. trên tờ New York Times hôm nay miêu tả cảnh một chàng trai Ấn Độ 21 tuổi ngồi chồm tới trước (tư thế chăm chú, sốt ruột, căng thẳng) trước một bức tường. Lẽ ra trước mặt anh ta là màn ảnh nối kết với thiết bị truyền hình hội nghị. Anh chàng này đang hồi hộp chờ đợi được các vị trong ban giám hiệu - chắc là cán bộ phòng tổ chức hay ban tuyển sinh - của trường đại học Carnegie Mellon nổi tiếng bên Mỹ phỏng vấn để tuyển vào trường. Anh ta sẽ không cần phải qua tới Mỹ chi cho tốn kém. Trường Carnegie Mellon đang hơp tác với một trường tư ở Ấn Độ để "đào tạo tại chỗ", một xu hướng giáo dục, hay hợp tác giáo dục, đang được đẩy mạnh, và - như cái tựa bài baó - Ấn Độ đang thu hút các đại học ở Mỹ. Mình nhớ đã từng đọc khá nhều bài viết về những nỗi "bức xúc" của nhiều trí thức và nhiều thành phần khác trong xã hội về vấn đề đại học - và giáo dục nói chung - của xứ mình, nên sáng nay khi đọc bài báo này đã ngứa ta...

đám cưới học trò

Hình ảnh
Bữa nay đi đám cưới người học trò cũ ở Cần Giuộc, em Phú Lễ - bây giờ "nó" là hiệu phó trường cấp 2 , cô dâu cũng là giáo viên. Bạn cùng lớp với Lễ nhiều đưá cũng là giáo viên, một số hoạt động trong những lãnh vực khác, có đưá là trung tá quân đội, có đưá là phó giám đốc sở tài chánh tỉnh. Đưá than "tệ" nhứt là Tuấn, giáo viên cấp 1 ở Phước Lại. Tuấn nói em phụ trách phòng dạy vi tính do tổ chức giáo dục quốc tế hổ trợ, học sinh lớp 2 bắt đầu học vi tính, trường có 21 máy, chương trình được thực hiện đã 3 năm, những đưá lớp 4 hiện nay đều đã sử dụng máy tính thông thạo, biết xài excel và vẽ trên máy tính. Phước Lại ở bên kia sông, từ thị trấn Cần Giuộc phải đi phà qua Phưóc Lại, trong tương lai gần lẫn tương lại xa không có vẻ gì sẽ có cầu bắc qua sông, nhưng đám trẻ đang học vi tính từ lớp hai này có thể là niềm hy vọng cho mai sau. Mình nói " nghe Tuấn than tệ nhứt lớp, cô mừng lắm, bởi vì nó tệ nhứt mà được vầy thì những đưá khác hẳn nhiên đều khá hơn, cô v...

ước gì

Mấy bữa nay bù đầu bù cổ, "nợ hỏi tít mù". Lúc vui, ai rủ rê gì cũng ừ, bây giờ coi lại quĩ thời gian mới hay mình chỉ còn một tuần nữa để thực hiện một trăm cái ừ đó! Ước gì ngày của mình có 24 giờ 1 phút. Báo Cần Thơ hôm nay có bài của Xuân Viên về tuyển tập truyện ngắn "Người Đàn Bà Kể Chuyện". ( có thể bấm vô đây để đọc ) Báo Người Lao Động hôm nay cũng đăng bài " Con Nuôi Quốc Tế ". Còn cái Blog Việt đăng trên Yêu Trẻ thì có thể đọc ở đây. Có lẽ cũng nên quảng cáo thêm: Hải Vân (đang làm luận án tiến sĩ luật ở Pháp) viết: "Hôm nay lại viết mail cho chị xin phép dùng bài ĐÔI DÉP (trên Blog) cho chương trình radio phát bằng tiếng Việt ở Toulouse. Đây là chương trình phát sóng trực tiếp cho bà con Việt Kiều và sinh viên VN tại Toulouse mỗi sáng chủ nhật. Em là phát thanh viên, "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng", vì làm việc không có lương bỗng chi hết chỉ là thấy vui thì làm thôi. Bác Việt kiều phụ trách chương trình này đang đi VN, hơn mộ...

Đôi dép

Bích Ngân cứ giục mình nộp bản thảo tạp văn. Ngân muốn in một tập "mới toanh", mình cũng muốn vậy, nhưng phần lớn "tản văn" hay "tùy bút" hay những bài viết gọi là gì cũng được của mình thường thường viết xong là đăng báo luôn rồi. Ngân nói càng tốt. Bài mình đăng ở tùm lum báo, nay cũng nên gom lại in vô một quyển cho tiên người đọc. Thành ra mình dẹp công việc khác qua một bên, dành nguyên ngày coi lại đống báo có đăng bài mình mà em mình đã để dành để chọn ra những cái còn có ý nghĩa gì đó với mình (và hy vọng với cả bạn đọc). Chưa làm xong. Nhưng trong lúc đọc lại báo cũ, mình gặp cái bài viết nhỏ đăng trên tờ báo Khăn Quàng Đỏ từ thời xửa thời xưa, xưa đến nỗi mình hoàn toàn quên béng nó, chưa từng gom nó vô quyển sách nào, thậm chí không nhớ là mình đã viết nó khi nào. Bèn nhờ em mình đánh lại bài đó, dán lên đây. Coi, hồi xưa mình viết dễ thương không? ĐÔI DÉP Ở quê tôi, người ta sống bằng nghề làm vườn, làm rẫy hay làm đồ gốm. Trong làng, duy nhất...

mưa to hơn

Hình ảnh
Làm như hờn dỗi trước sự chưng hửng của bá tánh trước cơn mưa bất ngờ hôm qua, bữa nay trời lại mưa, mà mưa dai hơn cho bỏ ghét! Mưa đâu từ bốn năm giờ chiều cho tới bây giờ, làm hỏng cuộc hẹn hò của mình. Cũng không sao. Ngồi ôm cái máy để học về windows live writer theo đường link của naqalone. Download xong nhưng không cài đặt được vì nó đòi install cái .NET framework gì đó. Mình lò dò tìm help thì thấy cũng có mấy tay gặp trục trặc giống mình,nhưng họ la làng lên mà không thấy ai giải đáp , hay giải đáp ở chỗ nào khác mà mình chưa kiếm ra. Nghĩ là cái đó có lẽ ở trong cái package nào đó, bèn download tuốt (bấm vô đâu có đao là đao hết) Bây giờ trong máy có một đống phần mềm mà vẫn không làm sao cài đặt được cái WLW. Mai tính tới. (quới nhân ơi quới nhân, SOS!) Việc thứ hai làm xong hôm nay là soạn lại đoóng hình cũ, kiếm được mấy tấm hình thời sinh viên và thửơ ban sơ mới làm cô giáo, hình đen trắng, nhỏ xíu, nhưng có giá trị ... lịch sử. Nhà không có máy scan nên ngày mai đi kiếm...

mưa

Chiều đang đứng coi xe chạy dưới đường thì trời mưa. Mới tháng ba mà! Nhưng trời Sài Gòn muốn mưa thì mưa, tháng ba cũng cứ mưa. Bầu trời vần vũ mây đen, mưa rơi tuy lưa thưa nhưng cũng ướt đất, người đi đường - hay thiệt - ngừng xe ngay giữa đường để mặc áo mưa. Xe cộ lại ùn tắc. Kèn xe in ỏi. Mưa xuống không khí dịu đi, mùi khói bụi hăng nồng bốc lên rồi loãng ra, dễ chịu dần. Ba cũng đứng coi kẹt xe với mình. Mình nói là ở bển mình đi bộ hay đi xe đạp khi trời ấm áp khô ráo,đi xa thì đức ông chồng chở đi, mình lái xe dở ẹt. Ba nói xe cộ ghê quá, biểu mình đừng lái xe một mình. Mình nói cái xe đạp ở bển không có cái giỏ đựng đồ ở đằng trưóc cũng không có cái yên sau. Ba bèn đi mua một cái giỏ xe và một cái yên sau xe đạp để mình đem qua bển lắp ráp vô cho giống cái xe mình chạy ở bên này. Tổng cộng 2 thứ giá 24.000 đồng.

kẹt xe

Ngày nào mình cũng đứng trên ban công trước nhà nhìn xuống ngã tư Nguyễn tri Phương - An dương Vương coi cảnh kẹt xe. Chắc là do đứng đó hít quá nhiều khí thải của xe cộ đủ loại nên mũi khô, họng khô, thở khọt khẹt. Biết không khí ô nhiễm, nhưng đâu biết làm sao đừng hít thở? Mà cảnh kẹt xe thì có gì đáng coi? Chiều hôm qua đứng coi kẹt xe, nghĩ vơ vẩn, vô nhà viết lăng nhăng. Bỏ nửa chừng vì chợt nhận ra mình viết lòng vòng càng viết càng xa cái ý tưởng ban đầu đã thôi thúc mình viết. Bây giờ muốn viết lại, nhưng mất hứng rồi. Mất cả cái thú coi kẹt xe. Viết văn không tới nơi tới chốn cũng có chỗ hại là vậy. À, trên báo Cần Thơ có một bài phỏng vấn mình của Xuân Viên. Đây là cái link tới bài đó.

vùng hạ

Hình ảnh
Cuối tuần đi thăm học trò cũ ở vùng hạ (Cần Giuộc, Long An). Hồi xưa mình đi xe đạp 25 cây số về Cần Giuộc dạy học, tự thấy mình "siêu", nhưng bây giờ nghe học trò mình kể lại hồi đó tụi nó không có cả xe đạp mà đi, toàn là đi bộ, bảy tám cây số đường ruộng, mới thấy tụi nó có ý chí hơn mình. Nhớ cô Long ở chung phòng trọ tập thể với mình ở trong trường cũng có một đưá học trò ở trong đồng, có bữa 5 giờ sáng chị mở cửa phòng ra là thấy trò đứng ở cổng trường rồi, hỏi mới biết tàu đò chạy theo con nước, tàu chạy sớm thì ba bốn giờ khuya phải dậy quá giang đò nên đến trường sớm. Con đường đầy ổ gà ổ trâu mà hồi xưa mình đạp xe gần hai tiếng đồng hồ thở ra khói nay đã trải nhựa láng e, xe đưá học trò chở mình chạy một cái èo là tới Cần Giuộc (Trường cũ tiêu điều, nghe nói sẽ giải toả, trưòng mới xây khang trang rộng lớn đến nỗi còn cả một dãy phòng học để trống!)"Vùng hạ" bây giờ cũng có đường xe hơi chạy thẳng tới biển (nơi ban đầu dự định xây cảng nước sâu Tân Tập, n...

xong

Viết xong ba bài rồi, để tỉnh táo đọc lại và sửa sang, mai mới gởi đi. Báo nào đăng mà có bản online mình sẽ chép link vô đây cho bà con đọc, nếu báo không có bản online mình sẽ để bài trên website của mình (phần tạp văn). Bài Bình dân và dân chủ đăng trên Người Lao Động cách đây mấy bữa. Bài Một người Hoa ở Bellingham đăng trên Yêu Trẻ tuần rồi, báo này không có bản trên mạng, nên ai muốn đọc thì vô đây . Hình ảnh chuyến đi bụi miền tây để ở chỗ này . Có chua chút đỉnh tiéng Anh để cho người còn ở lại Bellinghgam có thể đọc ké. (Vừa đọc cái comment này ở dưới cái post tựa là "blog việt": Kính thưa Cô, Em tình cờ truy cập được blog của Cô, và đọc được loạt bài "Blog Việt". Em rất thích bài viết này. Em có thể xin phép Cô cho em được chép lại loạt bài này lên blog của em không ạ? Em rất mong được Cô đồng ý. Em cảm ơn Cô nhiều. Ngọc Hạnh hanhtrn@yahoo.com Trả lời Hạnh và công bố với mọi người luôn: Cám ơn Hạnh đã lịch sự xin phép. Cách thường làm, và đúng đắn, là chép...

ảnh đẹp miền tây

Hình ảnh
Đây là ảnh một người con của Núi Sập, anh Dương văn Bảy. Bảy nhận làm em mình vì nhỏ tuổi hơn. Cánh đồng Bảy đang ngắm thuộc địa phận huyện Thốt Nốt. Bóng núi xa xa là quê nhà Bảy: Thoại Sơn. Vợ Bảy tên Thà. Trong lúc Bảy chở mình đi đó đây thì Thà ở nhà cặm cụi nấu nướng. Chiều bữa trước mình về tới nhà Bảy là nghe thơm ngát mùi canh chua, trưa hôm sau trước khi lên đường qua Long Xuyên lại được Thà đãi bún mắm, ngon vô cùng. Ba của Bảy, ông Củ (còn đọc là Cửu , Của, gọi trại âm tiếng Tiều "Cậu"), có vẻ mặt dáng dấp y chang một ông già Tiều, mặc dù ông sinh trưởng ở tại Núi sập. Tám mươi ba tuổi ông vẫn khoẻ mạnh minh mẫn và kể chuyện rất hay. Vùng tứ giác Long Xuyên bằng phẳng mênh mông được chia cắt bằng những con kênh thẳng tắp. Cảnh trí thơ mộng nhờ bóng núi xa xa. Nhưng núi đang bị băm vằm thành đá vụn! Trời ơi, đây là núi Cô Tô đang gào thét tuyệt vọng. Tốc độ khai thác đá như hiện nay thì ba tháng nữa Thất sơn chỉ còn 3 núi rưỡi. (Núi Sập đã ngưng đục đẽo, nhưng chỉ c...

về miền tây (tiếp theo)

Sáng chủ nhật, lúc Lý Mỹ gọi điện rủ đi ăn sáng, mình đang nhong nhong trên yên xe gắn máy giữa khu tứ giác Long Xuyên. Bốn bề toàn lúa và luá, và lúa đang chín, lúa đang gặt, lúa đang phơi. Mặc dù một tuần hay mười ngày nữa mới “rộ”, bây giờ đã thấy sự chuẩn bị nhộn nhịp. Suốt từ lúc mình rời Sài Gòn trưa thứ sáu đến giờ, mình được “đùm bọc” trong gia đình và bạn bè của anh Bảy và chị Thà (ba má Thanh Vân). Mình được sống 40 tiếng đồng hồ vui vẻ đầm ấm, và có lẽ cả anh Bảy lẫn mình đều thu được rất nhiều hiểu biết và kinh nghiệm có ích cho công việc của mỗi người. Mình thực tình tiếc là phải rời Núi Sập trưa chủ nhật, nhưng hành trình đã định và công việc còn chờ phiá trước. Cháu của Bảy chở mình từ Núi Sập đến bến xe mới Long Xuyên (Bến xe cũ đang tưng bừng chuẩn bị hội chợ Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, nghĩ mình ở lại chờ chị Hạnh xuống chơi chắc vui và học hỏi thêm được ít nhiều, nhưng đành bấm bụng chạy ngang qua luôn.) Khoảng 3 giờ chiều đến Cần Thơ, ở khách sạn ba sao vì được là...

rầy nâu

Mình đang ở Xóm Tiều của Núi Sập. Riêng những câu chuyện ở Xóm Tiều này cũng đáng công mình lặn lội xuống đây. Hồi sáng đi Ba Chúc. Mình gần như bị sốc khi nhìn những chiếc đầu lâu xếp ngay ngắn trong cái lồng kiếng. Lần đầu mình đến đây năm 1984. Và đã hơn nửa thế kỷ từ khi bị thảm sát những xương cốt này vẫn chưa được yên nghỉ. Trò chuyện với một ông gánh và sao chép một số tài liệu về Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Trưa đi thăm một chùa Khmer đang xây cất. Một công trình đã hòan tất khá lộng lẫy, một công trình khác đang xây dựng. Trò chuyện với sư trụ trì được biết kiến trúc sư của công trình xây dựng này là sư trụ trì của ngôi chùa Khmer ở quận 3 (gần cầu Trương Minh Giản thì phải)và thợ xây cũng như thợ làm tất cả những phù điêu đắp nổi và vẽ trang trí bên trong là người Khmer ở Trà Vinh, Sóc Trăng và dân địa phương. Chiều gặp một ông cụ 93 tuổi theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo từ khi mới lập đạo đến giờ (Cụ nói cụ lớn tuổi hơn cả Đức Hùynh giáo chủ) Ngòai đồng lúa đang chín, nhiều nơi đang gặt. R...

về miền tây

Bây giờ khăn gói xong rồi, viết mấy chữ để bạn bè biết mình ở đâu trong những ngày sắp tới, rồi sẽ ra bến xe làm chuyến đi bụi về miền tây. Mình muốn trở lại vùng Bảy Núi để tìm thêm tư liệu và cảm hứng cho cái mình đang viết, nhân dịp thăm bạn bè. Ban đầu tính đi qua Long An kiếm Thu Vân, về Bến tre thăm chú Tư sâm, đến Cần Thơ rồi mới qua An Giang lên Bảy Núi. Nhưng bây giờ nghe lời Thanh Vân đảo ngược hành trình, đi Bảy Núi trước rồi trên đường về mới tìm thăm cố nhân. Dự định đi 4-5 ngày. Chắc chắn đi một ngày đàng học một sàng khôn, mình sẽ tìm internet cafe dọc đường để blog cho thiên hạ biết cái "khôn ra" của mình. Bà con yên chí đón đọc hén!

nhân diện bất tri hà xứ khứ?

Người đi bộ sáng đông vui trong công viên nằm dọc đường Hùng Vương. Không biết gọi cái thẻo đất kẹp giữa hai làn xe cô tấp nập ấy là công viên được chăng? Cây cối bây giờ cao to, rậm rạp. Ở nhiều con đường khác trong Chợ Lớn mình cũng nhận thấy nhiều cây trồng bên đường đã cao lớn. Đi vô mấy con hẻm thấy nhiều nhà trồng cây trong chậu để bên cửa hay hàng hiên. Có gì đó vừa lạ vừa quen khi mình đi bộ trong thẻo cây xanh giữa đường Hùng Vương, từ công viên Văn Lang tới Thuận Kiều Plaza. Quả là mấy cây sứ đã cao vượt lên, mấy cây điệp vàng cũng đã ra dáng cây chứ không còn là bụi nữa. Nhưng không phải cây cỏ khác xưa - khác mà không khác vì mình vẫn nhận ra chúng, cả những cành nhánh từng bị cháu mình bẻ gảy lặt lìa nhưng vẫn cố lỳ sống sót với những vết sẹo và hình dáng quặt quẹo. Những dấu vết ấy chỉ có mình để ý và nhận biết. Cảm giác thân quen khi đi giữa những hàng cây làm mình dễ chịu và có lúc cảm xúc dào lên hơi ủy mị. Nhưng hình như thiếu hay đã mất đi cái gì đó. Ban đầu mình ngh...

xưa và nay

Hình ảnh
Đi trên đường Đề Thám sáng nay, ngang qua các văn phòng công ty dịch vụ du lịch, khách sạn nhà hàng tiệm quán cửa hàng đồ lưu niệm và tiệm bán băng dĩa (có tất cả phim vừa đoạt giải Oscar, theo lời chào mời của chủ tiệm) chỗ nào cũng thấy khách du lịch nhởn nhơ, một hình ảnh rất "nay". Tìm ra cái địa chỉ ghi trong thư mời đến nơi tổ chức "Tuần lễ sách Sơn Nam" thì thấy một không khi thiệt là "xưa": nhà văn Sơn Nam ngồi ở cuối phòng khuất sau lưng diễn giả, khán giả ngồi ở những cái ghế xếp kiểu lớp học cổ điển. Nơi tổ chức là toà soạn tạp chí Xưa & Nay - phối hợp với nhà xuất bản Trẻ. Phạm Sỹ Sáu khẳng định là NXB Trẻ đã mua đứt bản quyền toàn bộ tác phẩm của Sơn Nam, như vậy mọi việc liên quan đến tác phẩm của Sơn Nam đều do nxb Trẻ quyết định. Mà hiện nay thì nxb chủ yếu sưu tập những gì ông đã viết suốt hơn nửa thế kỷ qua in thành những cuốn sách bìa cứng và bọc kín bằng plastic. P.S.Sáu nói là làm vậy để chống sách lậu, bảo vệ bản quyền. Cách này ...

Hết Tết

Hình ảnh
Chiều mệt quá nằm võng rồi ngủ luôn, đêm dậy đọc sách. Ngã tư chỗ mình ở không lúc nào ngớt tiếng xe cộ rần rần, đêm càng rõ khi âm thanh những sinh hoạt khác dường như lắng xuống phần nào. Cứ bị phân tán giữa trang sách và sự nhộn nhịp ngoài đời. Khoảng cách giữa hai thế giới ấy có lẽ không lớn lắm, nhưng là một khoảng cách không thể truyền âm, truyền nhiệt , hay truyền thần. Những trang sách này không chắc có chút ảnh hưởng nào đến cuộc sống ấy, mà cuộc sống ấy cũng không có vẻ ảnh hưởng gì đến những trang sách này. Mình đã ăn chơi hơn nửa tháng nay, bữa nay phải tu tỉnh lại để làm việc. Hầu như những "việc" mình dự định khi về đây phải làm thì đến nay vẫn chưa làm gì cả. Chắc phải ra hãng máy bay đổi vé để ở lại thêm vài tuần nữa. Nhưng bây giờ sắp xếp lại các "việc" phải làm xem còn cái nào khả thi chăng, và cần bao nhiêu thời gian và sức lực. Mình không còn sức voi nữa đâu. Niềm vui sáng nay là phát hiện ra một chùm hoa trúc nhật - vẫn còn là nụ - lẩn khuất tro...

Tết Nguyên Tiêu

Mình hụt xem rước cộ (hay diễu hành hoá trang) ở Chợ Lớn hồi chiều. Tiếc ghê. Mình có ý xem "tinh thần" dân Chợ Lớn đối với một hoạt động kể là "văn hoá người Hoa" được nhà nước hoá và du lịch hoá như thế nào. Nhưng thông tin báo NLĐ hại mình: mẫu tin không nói mấy giờ thì diễn ra diễu hành, mình cứ ung dung chờ cơm nước xong mới cùng em, bạn, cháu kéo ra đường. Xe cộ như mắc cửi. Đến nhà văn hoá quận 5 (Đại Thế Giới) thì thấy bên ngoài người đứng người ngồi đông đúc, nhưng cổng lớn đóng kín, cổng nhỏ thì bảo vệ đứng vòng trong vòng ngoài. Mình len lỏi tới được cổng nhỏ bị hỏi giấy mời, mình nói báo đăng vào cửa miễn phí mà. Lúc đó có một người của ban tổ chức nhận ra mình nên bầy đoàn bạn em cháu của mình được rồng rắn kéo vô. Trên sân khấu đang diễn ra cảnh khen thưởng các đơn vị tham gia lễ hội văn hoá người Hoa mấy ngày nay. Mình hỏi mới biết diễu hành đã diễn ra rồi! Bây giờ đang làm lễ bế mạc! Tiếc ngẩn ngơ. Tuy nhiên cũng được an ủi là phần "ẩm thực ngườ...

trục trặc kỷ thuật

Mấy bữa nay xảy ra nhiều chuyện kỳ cục với cái Ghi Chép của mình bên Blogger: Sau khi viết đã đời, mình publish thì cái bài đó mất tiêu luôn. Việc này xảy ra đã ba lần. Chuyện kỳ cục thứ hai là mình edit lại chi tiết trong các post cũ không được. Sau khi edit xong mình publish thì cái post cũ còn y nguyên , làm đi làm lại nhiều lần vẫn vậy. Chuyện kỳ cục thứ ba là mình không sao upload hình được nữa. Cuối cùng là mình không vô được blog của mình luôn: khi bấm vào sign in thì xuất hiện error! Có thể là trục trặc kỷ thuật, có thể blog của mình bị phá, có thể vì gì gì đó mà mình chưa biết. Đành di tản qua cái wordpress và kêu cứu quới nhân. Thì ra là tại cái internet explorer của mình có vấn đề! Bây giờ mình xài Firefox, mọi thứ lại tử tế như xưa, hình ảnh đàng hoàng. Tinh thần nhẹ nhõm, cơ thể cũng ... khoẻ ra. Chỉ tiếc mấy bài viết hôm trước bị mất tích không cách gì truy tầm lại. Đã tự bảo là viết trên word rồi mới dán lên blog, nhưng cứ chứng nào tật nấy, trâu già khó sửa nết thiệt. L...

bệnh rồi

ngỗn ngang

Mấy bữa nay có nhiều việc xảy ra dồn dập tác động đến tình cảm và suy tư của mình, khiến lòng dạ ngỗn ngang. Anh Nguyễn Ngọc Lan qua đời là điều khiến mình tự dằn vặt từ hôm qua nay. Trước đây mỗi lần mình về đều có đến thăm anh và chị Vân, lần cuối vào năm ngoái, mắt anh lúc đó chỉ thấy lờ mờ, nhưng anh vẫn chép tặng mình mấy câu thơ anh mới làm. Một mai đến tận cùng đường Khi chiều sương xuống - Hỏi sương hỏi chiều. Bao nhiêu lòng kể là nhiều Thập hình ngã bóng càng chiều càng xa Lúc chào anh ra về hôm ấy mình đã dại dột nghĩ thầm có lẽ đây là lần cuối còn được gặp anh, còn được anh ân cần thăm hỏi, được anh chia sẻ, khuyến khích, an ủi. Lẽ ra linh cảm đó không đúng nếu từ hôm về tới Sài Gòn mình đừng để mình cuốn theo những trò vui phù phiếm, dành ra 1 tiếng đồng hồ thôi, chạy qua thăm anh, đâu có xa xôi gì. Bây giờ chỉ còn kịp lạy bốn lạy trước linh cửu của anh. Nghe chị Vân nhắc lại chuyện anh chép cho mình bài thơ, chị còn đưa tặng mình bản nhạc Tiến Lộc phổ bài thơ ấy, nói là a...