nhị độ mai

Đêm qua sau bếp một nhành mai!
Cây mai nhà mình phải để sau bếp vì trước đây để một chậu ở hành lang đã bị người ta nhổ cây đem đi đâu mất rồi. Cây này để ở sau bếp để được hưởng ké chút nắng gió lọt qua khoảng giếng trời. Trước Tết mai đã nở hoa lai rai, rồi mọc lá non. Bỗng nhiên mấy ngày nay hoa có nụ mới và sáng nay mình ra bếp rửa mặt thì bất ngờ thấy hoa nở vàng tươi. Lòng vui rộn ràng.
(về bài báo trên tờ NYT, mình tóm tắt (có bình luận trong ngoặc đơn) như vầy:
Các trường đại học Mỹ đang thăm dò thị trường giáo dục đầy tiềm năng ở Ấn, vì xứ này có 40% dân số dưới 18 tuổi, và sự hiếm hoi cơ hội giáo dục bậc cao thường bị coi như trở ngại tiềm tàng cho tiến bộ kinh tế (giống xứ mình). Mỹ muốn những luật lệ nhập nhằng về cách điều hành những học viện nước ngoài ở Ấn Độ được cởi mở rõ ràng hơn để đầu tư lớn vào ngành giáo dục Ấn. Các trường đại học Mỹ đang muốn vươn rộng ra toàn thế giới, đặc biệt là Ấn vì sự phát triển kinh tế của xứ này. Ấn cũng cần trám cái lỗ hổng to đùng về nhu cầu giáo dục bậc cao, họ đã lập ra một ủy ban chuyên viên khảo sát tiêu chuẩn và tiếng tăm của các trường đại học nước ngoài có ý định thiết lập học viện độc lập trên xứ Ấn. Quốc hội Ấn sẽ bàn thảo vấn đề này trong tháng 4, và chính quyền Bush đang phái một sứ giả đặc mệnh đi cùng với 6 ông chủ tịch hội đồng quản trị những trường đại học danh tiếng của Mỹ sang Ấn để "thăm viếng".
(Hiện thực giáo dục ở Ấn đáng đem so sánh với nước mình): Chỉ có 7% tổng số thanh niên Ấn tuổi từ 18 đến 25 vào được đại học. Muốn tăng gấp đôi tỷ lệ nầy, để ngang ngữa với các nước khác ở Á Châu, Ấn cần phải có thêm 1.500 (MỘT NGÀN NĂM TRĂM) trường đại học trong nhiều năm tới. Mà các trường đại học công lập của Ấn hiện nay đều thiếu tiền và bệ rạc. Hậu quả: 160.000 thanh niên Ấn đang du học ở nưóc ngoài, gây tốn kém cho nước Ấn 4 tỷ đô la một năm.
Trung quốc cũng có số du học sinh đông đúc ở Mỹ, nhưng đồng thời nước này cũng mở cửa cho các trường đại học Mỹ vào Trung quốc, và thành công của sự hợp tác có lợi cho cả hai bên ấy đã khiến cho Mỹ nhắm tới Ấn như thị trường mới và Ấn cũng không muốn bỏ lở cơ hội). Ỏ Trung quốc, Singapore, Qatar, các viện đại học Mỹ xây dựng hẳn những đại học vệ tinh (chi nhánh) nhưng với Ấn Độ hiện nay họ hợp tác với các viện đại học đang hiện hữu ở Ấn với nhiều phương thức và mục tiêu khác nhau. Chẳng hạn, trường Cornell thì chú trọng hợp tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt về nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng. Còn trường Carnegie Mellon thì chú trọng đào tạo nên đã hợp tác với một trường công nghệ tư ở Ấn cùng tuyển sinh và đào tạo tại chỗ và kết thúc bằng 6 tháng học ở trường chánh bên Mỹ, sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng của Carnegie Mellon. (xứ mình cũng đã có kiểu hợp tác này, với Úc) Sự hợp tác giáo dục như vậy gặp phải những vấn đề cần điều chỉnh luật lệ Ấn hiện nay để giải quyết như chương trình đào tạo, học phí ...
Không phải người Ấn nào cũng mừng húm trước viễn cảnh Mỹ phát triển giáo dục bậc cao ở Ấn (giống xứ mình)Cái thí dụ tác giả Somini Sengupta (tên nghe rất Ấn Độ, nhưng bài viết rất Mỹ) đưa ra để kết thúc bài báo là câu chuyện chàng trai Ấn 21 tuổi đã có cử nhân tin học (anh chàng ngồi chồm tới trước bức tường chờ được phỏng vấn ở đoạn nhập đề ấy) đã bất chấp sự phản đối của cha mình, dám bỏ công việc lương cao ở một công ty Ấn, để đi học lấy một cái bằng cấp Mỹ. Người cha kh6ng hiểu nỗi giấc mơ của con mình và lo lắng về tiền nong tiêu phí cho cái bằng cao học, nhưng người con cho rằng "ổng bây giờ chỉ lo vốn đầu tư chứ chưa thấy hiệu quả."
(Dịch kiểu blog, thế nào cũng có sai sót, mong các thầy chỉ ra để sửa lại cho em cháu đọc!)