về miền tây (tiếp theo)
Sáng chủ nhật, lúc Lý Mỹ gọi điện rủ đi ăn sáng, mình đang nhong nhong trên yên xe gắn máy giữa khu tứ giác Long Xuyên. Bốn bề toàn lúa và luá, và lúa đang chín, lúa đang gặt, lúa đang phơi. Mặc dù một tuần hay mười ngày nữa mới “rộ”, bây giờ đã thấy sự chuẩn bị nhộn nhịp.
Suốt từ lúc mình rời Sài Gòn trưa thứ sáu đến giờ, mình được “đùm bọc” trong gia đình và bạn bè của anh Bảy và chị Thà (ba má Thanh Vân). Mình được sống 40 tiếng đồng hồ vui vẻ đầm ấm, và có lẽ cả anh Bảy lẫn mình đều thu được rất nhiều hiểu biết và kinh nghiệm có ích cho công việc của mỗi người. Mình thực tình tiếc là phải rời Núi Sập trưa chủ nhật, nhưng hành trình đã định và công việc còn chờ phiá trước. Cháu của Bảy chở mình từ Núi Sập đến bến xe mới Long Xuyên (Bến xe cũ đang tưng bừng chuẩn bị hội chợ Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, nghĩ mình ở lại chờ chị Hạnh xuống chơi chắc vui và học hỏi thêm được ít nhiều, nhưng đành bấm bụng chạy ngang qua luôn.)
Khoảng 3 giờ chiều đến Cần Thơ, ở khách sạn ba sao vì được làm khách của thời báo Kinh Tế Sài Gòn, nhưng lòng đang háo hức nên chỉ kịp quăng ba lô vào phòng rồi đi vòng vòng thành phố chơi. Đi cả tiếng đồng hồ mà không thấy một cái cà phe internet nào hết, không biết tại mắt mũi mình có vấn đề hay dân Cần Thơ đều có ADSL tại nhà nên internet café không thể phát triển. Cuối cùng mệt và khát bèn dừng lại uống nước mía ở một góc đường. Lúc ấy điện thoại reo, sau đó xuất hiện một gã tóc tai quần áo “dã man” như dân hậu-hip-pi rề rề xe sát lề hỏi mình có phải là Lý Lan không. Nhứt định đây là Huỳnh Kim rồi. Cứ nói chuyện ba câu thì anh ta đệm một câu “viết cái đó cho thời báo KTSG đi!”
Gặp lại Lê Chí sau 24 năm (lần trước vào năm 1983 khi mình đi dự cái hình như gọi là trại sáng tác kịch bản điện ảnh đồng bằng Sông Cửu Long – mình viết cái kịch bản phim Nơi Bình Yên Chim Hót trong cái “trại” này. Và nhờ cái “trại” này mình quen biết phần lớn anh em sáng tác ở miền Tây hồi đó – cái hồi mình mới có “hăm mấy”, gọi Lê Chí bằng “chú”.) Bây giờ thì y như như Phan Khôi miêu tả:
Hai mươi bốn năm sau, tình cờ nơi đầt khách gặp nhau !
Ðôi mái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung, đố nhìn ra được!
Đến như Phù Sa Lộc mới gặp hồi 6 – 7 năm trước mà bây giờ cũng nhìn nhau ngờ ngợ. Quen anh Lộc qua sự giới thiệu của Nguyễn Bạch Dương. Buổi tối giữa cuộc vui ở Cồn Cái Khế, mình nhìn ra sông chạnh nhớ chuyện xưa bạn cũ - người đã mất, người đã xa.
Sáng thứ hai gặp thầy hiệu trưởng trường ĐH Cần Thơ. Công việc có triển vọng nên lòng vui phơi phới.
Buổi tối hôm trưóc và sáng hôm nay mình được Tường Vi báo Cần Thơ săn sóc hết sức chu đáo, vừa được phỏng vấn, chụp hình, được đưa đi chơi , được ăn bún mắm, được đi mua đồ, được chở ra tận bến xe, rồi còn được gởi gắm cho bạn bè Vi bên Tiền Giang đón mình.
Số mình có quới nhân phù trợ mà!
Trương Trọng Nghĩa (webmaster của thotre.com) đón mình ở ngã ba Trung Lương đưa đến tận nhà chú Tư Sâm ở Châu Thành, Bến Tre, liên lạc kỳ được Vũ Hồng (để chuyện đi đứng của mình được đăng lên vuhong.com) rồi Nghĩa mới quay về nhà ở Chợ Gạo, Tiền Giang! Buổi tối trong vườn dừa, đèn dầu soi bàn nhậu rất rồ man tíc, (điện cúp bất tử) mình dụ dỗ được chú Tư cho phép mình làm một cái website Trang Thế Hy.
Buổi sáng lũ cò đánh thức mình dậy rồi trước khi chúng rời những đọt dừa trong vườn chú Tư bay đi đâu đó. Hai chú cháu đi xe ôm qua xã Phước Thạnh gặp chú Ba Trong. Nghe hai người già ấy kể chuyện chiến tranh với sự bình thản, thậm chí pha trò hóm hỉnh, mình nghĩ mình phải viết một cái “Nợ Tiếng Cười”, dù biết là có dốc hết tài ra viết thì cũng chỉ tự bôi bác mình.
Một giờ trưa đến thị xã Tân An. Đứng trước dãy nhà mà mình nhớ hình như có một căn là nhà Thu Vân, gọi điện cho chị, chuông reo hoài mà không ai bắt máy (lúc gọi ở nhà chú Tư cũng không nghe ai bắt máy, mình đi đại vì đinh ninh mình sẽ tìm được nhà). Mình bèn gọi cửa hỏi đại. Không phải. Người ta chỉ qua một con đường khác. Nhưng con đường này lạ hoắc. Mình nhớ nhà chị ở gần bến xe, con đường này hơi xa. Cái thị xã này hồi xưa mình đi mòn bao nhiêu guốc dép (cứ đến mùa hè thì lại về chấm thi, hoặc học chánh trị - hồi mình đi dạy ở Cần Giuộc, một huyện của Long An) mà bây giờ mình cõng ba lô đi ngơ ngơ ngáo ngáo không thấy chỗ nào quen!
Trưa nắng nóng quá, vô quán ngồi uống nước ăn cơm, rồi ra bến xe về Sài Gòn.
Bây giờ đã tắm gội mát mẻ, và vừa chép hình trong máy ra. Sẽ lựa hình đẹp dán vô đây cho thiên hạ coi chơi. Ngày mai đóng cửa ngồi nhà viết báo trả nợ.
Suốt từ lúc mình rời Sài Gòn trưa thứ sáu đến giờ, mình được “đùm bọc” trong gia đình và bạn bè của anh Bảy và chị Thà (ba má Thanh Vân). Mình được sống 40 tiếng đồng hồ vui vẻ đầm ấm, và có lẽ cả anh Bảy lẫn mình đều thu được rất nhiều hiểu biết và kinh nghiệm có ích cho công việc của mỗi người. Mình thực tình tiếc là phải rời Núi Sập trưa chủ nhật, nhưng hành trình đã định và công việc còn chờ phiá trước. Cháu của Bảy chở mình từ Núi Sập đến bến xe mới Long Xuyên (Bến xe cũ đang tưng bừng chuẩn bị hội chợ Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, nghĩ mình ở lại chờ chị Hạnh xuống chơi chắc vui và học hỏi thêm được ít nhiều, nhưng đành bấm bụng chạy ngang qua luôn.)
Khoảng 3 giờ chiều đến Cần Thơ, ở khách sạn ba sao vì được làm khách của thời báo Kinh Tế Sài Gòn, nhưng lòng đang háo hức nên chỉ kịp quăng ba lô vào phòng rồi đi vòng vòng thành phố chơi. Đi cả tiếng đồng hồ mà không thấy một cái cà phe internet nào hết, không biết tại mắt mũi mình có vấn đề hay dân Cần Thơ đều có ADSL tại nhà nên internet café không thể phát triển. Cuối cùng mệt và khát bèn dừng lại uống nước mía ở một góc đường. Lúc ấy điện thoại reo, sau đó xuất hiện một gã tóc tai quần áo “dã man” như dân hậu-hip-pi rề rề xe sát lề hỏi mình có phải là Lý Lan không. Nhứt định đây là Huỳnh Kim rồi. Cứ nói chuyện ba câu thì anh ta đệm một câu “viết cái đó cho thời báo KTSG đi!”
Gặp lại Lê Chí sau 24 năm (lần trước vào năm 1983 khi mình đi dự cái hình như gọi là trại sáng tác kịch bản điện ảnh đồng bằng Sông Cửu Long – mình viết cái kịch bản phim Nơi Bình Yên Chim Hót trong cái “trại” này. Và nhờ cái “trại” này mình quen biết phần lớn anh em sáng tác ở miền Tây hồi đó – cái hồi mình mới có “hăm mấy”, gọi Lê Chí bằng “chú”.) Bây giờ thì y như như Phan Khôi miêu tả:
Hai mươi bốn năm sau, tình cờ nơi đầt khách gặp nhau !
Ðôi mái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung, đố nhìn ra được!
Đến như Phù Sa Lộc mới gặp hồi 6 – 7 năm trước mà bây giờ cũng nhìn nhau ngờ ngợ. Quen anh Lộc qua sự giới thiệu của Nguyễn Bạch Dương. Buổi tối giữa cuộc vui ở Cồn Cái Khế, mình nhìn ra sông chạnh nhớ chuyện xưa bạn cũ - người đã mất, người đã xa.
Sáng thứ hai gặp thầy hiệu trưởng trường ĐH Cần Thơ. Công việc có triển vọng nên lòng vui phơi phới.
Buổi tối hôm trưóc và sáng hôm nay mình được Tường Vi báo Cần Thơ săn sóc hết sức chu đáo, vừa được phỏng vấn, chụp hình, được đưa đi chơi , được ăn bún mắm, được đi mua đồ, được chở ra tận bến xe, rồi còn được gởi gắm cho bạn bè Vi bên Tiền Giang đón mình.
Số mình có quới nhân phù trợ mà!
Trương Trọng Nghĩa (webmaster của thotre.com) đón mình ở ngã ba Trung Lương đưa đến tận nhà chú Tư Sâm ở Châu Thành, Bến Tre, liên lạc kỳ được Vũ Hồng (để chuyện đi đứng của mình được đăng lên vuhong.com) rồi Nghĩa mới quay về nhà ở Chợ Gạo, Tiền Giang! Buổi tối trong vườn dừa, đèn dầu soi bàn nhậu rất rồ man tíc, (điện cúp bất tử) mình dụ dỗ được chú Tư cho phép mình làm một cái website Trang Thế Hy.
Buổi sáng lũ cò đánh thức mình dậy rồi trước khi chúng rời những đọt dừa trong vườn chú Tư bay đi đâu đó. Hai chú cháu đi xe ôm qua xã Phước Thạnh gặp chú Ba Trong. Nghe hai người già ấy kể chuyện chiến tranh với sự bình thản, thậm chí pha trò hóm hỉnh, mình nghĩ mình phải viết một cái “Nợ Tiếng Cười”, dù biết là có dốc hết tài ra viết thì cũng chỉ tự bôi bác mình.
Một giờ trưa đến thị xã Tân An. Đứng trước dãy nhà mà mình nhớ hình như có một căn là nhà Thu Vân, gọi điện cho chị, chuông reo hoài mà không ai bắt máy (lúc gọi ở nhà chú Tư cũng không nghe ai bắt máy, mình đi đại vì đinh ninh mình sẽ tìm được nhà). Mình bèn gọi cửa hỏi đại. Không phải. Người ta chỉ qua một con đường khác. Nhưng con đường này lạ hoắc. Mình nhớ nhà chị ở gần bến xe, con đường này hơi xa. Cái thị xã này hồi xưa mình đi mòn bao nhiêu guốc dép (cứ đến mùa hè thì lại về chấm thi, hoặc học chánh trị - hồi mình đi dạy ở Cần Giuộc, một huyện của Long An) mà bây giờ mình cõng ba lô đi ngơ ngơ ngáo ngáo không thấy chỗ nào quen!
Trưa nắng nóng quá, vô quán ngồi uống nước ăn cơm, rồi ra bến xe về Sài Gòn.
Bây giờ đã tắm gội mát mẻ, và vừa chép hình trong máy ra. Sẽ lựa hình đẹp dán vô đây cho thiên hạ coi chơi. Ngày mai đóng cửa ngồi nhà viết báo trả nợ.