Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2008

cuối năm

Xem lại những ghi chép của năm 2008, ngày đầu năm mới tôi viết “Về nhà rồi!”. Suốt bảy năm trước, tôi vẫn chia thời gian năm ba tháng ở Việt Nam , năm ba tháng ở Mỹ, trạng thái luôn di chuyển khiến cho nhiều dự tính dở dang. Lần về nhà này tôi tính kế hoạch ở yên một chỗ 1 – 2 năm liền. Tôi đã ghi trên blog của tôi cái kế hoạch đó “ để tự nhắc mình (và bạn đọc có quan tâm nhắc chừng mình) thực hiện: 1. Dịch một xê-ri truyện thiếu niên khác để kiếm tiền chợ (cho NXB Trẻ). 2. Hoàn tất tiểu thuyết Đàn Bà (hy vọng NXB Văn Nghệ in) 3. Viết ra những ngẫm nghĩ về điều mắt thấy tai nghe mỗi ngày ở đây.” Bây giờ cuối năm xem lại: Tuy hợp đồng về dịch cái xê ri Tunnels với NXB Trẻ bị gãy, nhưng cũng thoả thuận và dịch xong cuốn “Những chuyện kể của Beedle Người Hát Rong”. Ngoài ra cũng đã thoả thuận với một NXB khác để dịch một bộ truyện thiếu niên mà tôi thấy hay, nhưng đó là kế hoạch 2009, đang niêm phong “bí mật”, đây chỉ sơ kết chuyện năm qua. Tiểu thuyết Đàn Bà được nxb Văn Nghệ cho ra đờ...

serepok

Hình ảnh

thơ mới làm (của Thanh Nguyên)

Quà tặng Giáng Sinh dễ thương nhứt nhận được hôm qua là những bài thơ mới làm của Thanh Nguyên. Đã bổ sung vào trang thơ Thanh Nguyên ( ở đây ) . Thơ hay. Thí dụ: ru thức tôi biết em thường mơ về hắn trái tim nhỏ bé bị huyễn hoặc bởi lẳng hoa thơ bởi điếu thuốc kẹp lỏng lẻo giữa ngón tay ơ thờ bởi ánh mắt đàn ông lơ đểnh len lỏi cái nhìn vuốt ve trìu mến cảm xúc đòi đặt tên… không ai đánh thức được em thoát khỏi nỗi ám ảnh thoát khỏi chỗ riêng em và hắn dù chỉ là giấc mơ bị thôi miên bằng thơ có phải em thấy mình đang chạy lồng ngực non khao khát cháy gió cuốn trời mênh mông cỏ gãy rạp trên đồng đám ngựa hoang tứ tán tất cả dành cho sự xuất hiện cuối cùng của hắn thật thăng hoa… tôi thở dài trước đôi mắt mở to đừng ngạc nhiên vì sao tôi biết ờ, đấy có lẻ là giấc mơ duy nhất giữa các cô bé và các nhà thơ cũng như em tôi đã từng mơ giấc ấy cô bé ơi tự em sẽ một ngày th...

dạy khỉ làm thơ

Dạy khỉ làm thơ không đến nỗi cực: trước hết cột nó vô ghế, rồi gắn viết vô tay (giấy đã được ghim xuống) Kế đến Tiến sĩ Đỉnh Sầu chồm qua vai rù rì vô tai: “Trông ngài như thánh ngự trần gian Sao không thử viết ra lời vàng?” Lý Lan dịch từ nguyên tác: Teaching the Ape to Write Poems by James Tate They didn't have much trouble teaching the ape to write poems: first they strapped him into the chair, then tied the pencil around his hand (the paper had already been nailed down). Then Dr. Bluespire leaned over his shoulder and whispered into his ear: "You look like a god sitting there. Why don't you try writing something?" ( nguồn http://www.poets.org/viewmedia.php/prmMID/20369 )
Hình ảnh

ở quán ăn Bình Nhưỡng

... trượt ánh mắt ... ... lảng tia nhìn... bàn tay tìm bàn tay tuyệt vọng bài ca gọi bài ca vô phương hồi đáp ... tiếng trống ... ... gót chân xoay ... cơm gạo dẻo rất ngon chén canh cay bừng óc chỉ có thể gặp nhau ở đây? có thể gặp? gặp? .... rót rượu đi cho tôi say cùng....

duyên

Hình ảnh
gặp gỡ tình cờ chắc đâu duyên phận giữa một vườn lan mênh mông những ánh mắt nụ cười lớt phớt sao tôi dừng chân giò lan ấy nói gì sao lòng tôi rung động và lan theo tôi về trên bệ cửa sổ bụi bặm nóng và khô lan nở thơm mùi sô cô la nửa đêm tôi dậy ngắm hoa lan có nói gì không bỗng nhiên lòng tôi vui lạ

Hãy cười khi bị ung thư

Thật mà! Giọng ông bác sĩ không có vẻ gì giễu cợt. Mà ai dám giễu cợt với người vừa được xác nhận mắc bệnh ung thư? Bà bệnh nhân trợn mắt rõ ràng là không tin. Mặc dù năm phút trước bà đã tỏ ra bình tĩnh khi biết mình chỉ có 50% cơ may sống sót nếu điều trị tích cực căn bệnh này. Bà ngồi lặng đi một lát rồi hỏi bác sĩ ơi làm sao cứu tôi? Bác sĩ trình bày bày phác đồ trị liệu, mà biện pháp đầu tiên là gởi bà đến một lớp học cười. Dĩ nhiên đây là chuyện bên Mỹ. Cho nên có nghiên cứu, thí nghiệm, có nghiệm thu, báo cáo khoa học đàng hoàng. Và kết quả được đăng công khai trên Yahoo! News. Rằng cười xả được căng thẳng, giúp thư giản, giảm huyết áp, giúp tiêu hoá, tăng cường hô hấp, hổ trợ chức năng các cơ, rõ ràng là liều thuốc bổ. Vậy cười có trị được bệnh ung thư không? Không. Nhưng từ nhiều năm nay các trung tâm điều trị ung thư ở Mỹ đã áp dụng liệu pháp cười song song với xạ trị, giải phẫu, vân vân. Theo dõi những ca điều trị kiểu này, bác sĩ nhận thấy khi xạ trị và phẫu trị mà không ...

Mùa Giáng Sinh

Tàn tiệc cưới đã hơn mười giờ, tôi bước ra khỏi cửa nhà hàng, loá mắt vì đèn xe, đèn đường và đèn màu giăng mắc rợp con đường Lê Lợi. Làn đường dành cho xe gắn máy xe chen khít rịt, nhích từng chút như kẹt xe giờ tan sở, nhưng không ngợp cái không khí bực bội ngột ngạt, mà có vẻ tưng bừng háo hức. Tôi đứng lại bên đường một lát để nghe nhìn và cảm nhận cái không khí ấy. Không có nhiều tiếng còi thúc giục khó chịu, người ta có vẻ bình tĩnh hơn. Người ta cũng dấn tới, nhưng không có vẻ sốt ruột đến gấp nơi nào đó. Người ta vừa chạy xe vừa trò chuyện với người ngồi sau, vừa quan sát chung quanh, có vẻ như vui vì đông đúc quá. Các toà cao ốc, khu thương mại, nhà hàng, khách sạn, hàng quán đều giăng đèn màu rực rỡ, trang trí cây thông, ông già Noel, hưu nai, ngôi sao, bông tuyết và những cảnh mùa đông xứ ôn đới. Hồi chiều đi qua những nơi đó, tôi nhìn đám tuyết giả, cây thông giả, kim tuyến lòng thòng, thấy chúng đến là vô duyên bên bãi cỏ bồn hoa tươi thắm và tán cây xanh rì. Nhưng khi nắn...

còn ngái ngủ

Trườn theo mép giấc ngủ giữa chiêm bao và thức cảm giác này có thể là mộng là thực giằng co này có lẽ trong tích tắc một cái sẩy tay mà chợt thiên thu mà chợt nghìn trùng diệu vợi chợt bạc phơ chợt tỉnh mộng Đành vuốt mặt như ảo thuật gia mỗi vuốt tay một gương mặt mới hiện ra mà gương mặt nào cũng thật gương mặt nào cũng ngầy ngật cơn ngái ngủ của chiêm bao tan tành

những chuyện kể của Beedle Người Hát Rong

Hình ảnh
Giống như những cái tên Tư - Thợ Mộc hay Bảy - Đưa Đò, Beedle The Bard là Beedle - Người Hát Rong. Nhà thơ dân gian này theo truyền thuyết phù thuỷ thì đã sống cách đây sáu trăm năm và đã kể những câu chuyện ngụ ý sâu sắc sau này trở thành chuyện cổ tích, chuyện dân gian, chuyện ông bà nội, ông bà ngoại, hay ba , má, kể cho con cháu nghe để dỗ chúng ngủ. Chuyện xưa nên được viết bằng cổ ngữ Runes. Và như chúng ta, những người có đọc Harry Potter, đều biết: người giỏi cổ ngữ Runes nhứt đám học sinh Hogwarts là Hermione Granger. Cô nàng này lại được thừa kế quyển sách cũ của Cụ Dumbledore, quyển "Những chuyện kể của Beedle Người Hát Rong" bằng cổ ngữ Runes, có những lời bình do chính tay cụ Dumbledore viết ngay trong sách, dưới mỗi câu chuyện. Granger đã dịch quyển sách từ cổ ngữ Runes sang tíêng Anh hiện đại. Và bà J. K. Rowling đã thông qua nhà xuất bản Trẻ cho phép tôi dịch lại cuốn sách đó sang tíêng Việt, trước cho trẻ em Việt Nam cũng được đọc ngay những chuyện mà trẻ em...

đã qua

Khi không còn xáo trộn nữa không sóng gió không đảo điên cái tưởng bình yên chỉ là trống rỗng Chỉ là im lìm của câm nín phẳng lặng của nén lòng cơn đau mai phục ở tận cùng nhớ thương

vườn treo

Hình ảnh
Bây giờ có một người đang sung sướng ở Đà Lạt vì được chăm sóc vườn nhà mình. Thời tiết lúc này ở cao nguyên rất lý tưởng cho rau cải hoa lá đua nhau mọc! Làm vườn mà gặp lúc trời tạnh ráo, nhiệt độ trên dưới 20C, có sẵn đất và nước, thì kể như ở giữa thiên đàng rồi. Chắc là blog của chị Xuân sẽ rực rỡ hoa Đà Lạt. Vườn của mình ở Bellingham thì đang bị tuyết phủ, ông chồng cam đoan là đã trùm chăn chúng khi dự báo thời tíêt xuống 20F (cỡ -6C). Ở đây thì vừa khô vừa nóng như điên. Nhứt là hành lang buổi trưa, giống như khí hậu sa mạc, nên chỉ có lũ nha đam là phát triển tưng bừng. Đây là vườn rau Tết của mình: Dưa leo sắp có bông rồi nghe! Cải dưa này đến Tết thì vừa ăn. Còn chậu này mình trồng vạn thọ, không biết em bí hay bầu ở đâu nhảy vô sống thử. Còn đây là mồng tơi. Bây giờ hái lá nấu canh cũng được, nhưng mình để dành cho nó mọc thành giậu mồng tơi chơi.

con két nhảy đầm

Nếu ai không thuộc vào số hàng triệu người đã xem con két nhảy đầm trên You Tube thì hãy bấm vô đây . Con két này đang nổi tiếng toàn cầu, đặc biệt là sẽ ầm ĩ hơn từ hôm nay, khi tạp chí The New York Time Magazine số cuối năm ra mắt với chuyên đề "Ý tưởng/sáng kiến trong năm 2008", con két này đã vinh dự đóng vai trò làm nảy sinh đề tài khoa học cho ông Aniruddh Patel, viện khoa học thần kinh ở California. Sau khi ông Patel nhận được cái link để xem con két nhảy đầm, ông đã liên hệ với chủ nhân của nó, thực hiện mấy cuộc thí nghiệm để xem con két chỉ biết nhái theo người ta nhảy, hay nó thực sự biết nghe nhạc, phân biệt được nhịp điệu và nhảy theo âm nhạc. Sau khi được chủ nhân hợp tác và gởi cho mấy video con két nhảy theo bài mà nó khoái nhứt "Backstreet’s Back" của ban Backstreet Boys được biên tập cho nhịp điệu nhanh hơn và chậm hơn, ông Patel nghiên cứu rồi kết luận là con két có khả năng mà xưa nay người ta tưởng chỉ có con người mới có, đến con vượn bà con ...

dray sap

Hình ảnh
Về tới Sài Gòn rồi vẫn còn mơ màng chốn Tây Nguyên

cổ tích Sài Gòn

Đi ngang ngôi nhà xưa của cụ Vương Hồng Sển, thấy hàng quán chen chúc phía trước, bít mất cái cổng nhỏ, đi vòng ra sau, thấy nơi mảnh vườn ngày xưa cụ thường ngồi đọc sách, ghi chép, chăm chút cây cỏ, nay đã thành bãi gởi mấy chiếc xe hàng rong. Nghe nói nơi này mấy năm trước còn xum xuê cây sầu riêng, cây xoài, và cây nguyệt quế trăm tuổi đêm về thơm cả xóm. Mà đứng nhóng tìm quanh chẳng thấy đâu nữa. Cây sầu riêng tuy còn đứng trơ trơ nhưng trụi lũi lá, cành khô khẳng khiu. Nghe nói ngôi nhà của cụ là nhà xưa mấy trăm năm, cụ giữ gìn từng cây cột, miếng ngói, với nguyện vọng làm nhà bảo tàng để công chúng đến xem cho biết một cổ tích đất Sài Gòn. Nhưng tôi tìm đến thăm thì nhà xuống cấp không được bảo quản, cổ vật đã chở đi đâu hết. Chạnh nhớ tâm tình của người khách viễn phương trong Đoạn Trường Tân Thanh: Khéo vô duyên bấy là mình với ta… Đành về lấy sách của cụ mà đọc. Chương “Cổ tích chung quanh Sài Gòn Chợ Lớn” của quyển Sài Gòn Năm Xưa liệt kê mười lăng mộ (gồm lăng của Ông Lê...

kẹt xe

Hình ảnh
Ngày nào cũng kẹt xe. Giờ nào cũng kẹt xe. Ở đâu cũng kẹt xe. Không có gì mới. Điên mới đứng coi kẹt xe. Ngày nào cũng điên. Nghe xe cấp cứu hụ còi inh ỏi cả mấy phút, chịu không thấu phải bước ra hành lang coi. Sống chết có số phần. Nhưng trong đớn đau nguy kịch mà chịu đựng như vầy thì kể như đã xuống tới địa ngục rồi. Hồi 1976 dân số Sài Gòn là 3.900.000, mình nhớ con số đó kỹ lắm, vì năm đó mình đi thi tú tài, thi đại học, và hình như có thi môn địa lý. Bây giờ thành phố này có bao nhiêu dân? Gấp 4 lần hay 5 lần? Hay hơn? Nghe nói con số thực lớn đến nỗi nhà nước không dám công bố!

nửa đêm không ngủ

Thức giấc vì tiếng còi xe rú. Tỉnh táo ra thì có vẻ chung quanh vô sự bình yên. Không ngủ lại được, nhưng cũng không làm việc được. Bèn táy máy vọc internet. Trong mớ thư mới nhận được có lời mời kết bạn facebook. Lâu rồi mình cũng có cái facebook, thỉnh thoảng có người rủ kết bạn cũng ừ. Nửa đêm không ngủ chẳng biết làm gì bèn bấm vô cái "tìm bạn" rồi ừ, ừ tiếp. Bây giờ không biết những ai đã bị nhận meo. Áy náy vô cùng. Cái hại của hành động trong lúc mắt nhắm mắt mở là vậy. Thôi đóng máy đi ngủ trốn trách nhiệm cho rồi.

nhớ mưa

chiếc lá dầu khô bay lạc vào hành lang. Mùa khô bắt đầu rồi à? Trời chiều ui ui khiến nhớ những cơn mưa. Khiến nhớ tiếng mưa rào rào trên mái tôn. Nhớ mùi của mưa - không có gì có thể so sánh. Thỉnh thoảng cảm thấy nhẹ nhàng như hôm nay. Việc đã xong - hay dở cũng đã xong. Ngày mai hẳng bắt đầu sống ngày mai. Buổi chiều này trống. Một xa xỉ còn kham nổi trong cuộc đua nước rút với thời gian. Thèm một làn gió thơm mùi rạ mục trên đồng. Cũng đã lâu không về quê. Coi lịch mới hay mình lỡ rồi mấy đám giỗ. Đánh dấu ngày giẫy mã, hăm lăm tháng chạp. Lật bật mà Tết tới nơi rồi.

bài thơ buồn nhứt

thơ của Pablo Neruda Tôi có thể viết bài thơ buồn nhứt đêm nay thí dụ như viết: "đêm đầy sao và những vì sao, u uẩn, run rẩy cõi xa xăm." Ngọn gió đêm vần vũ giữa trời ca hát Tôi có thể viết bài thơ buồn nhứt đêm nay. Tôi yêu nàng, và đôi khi nàng cũng yêu tôi Vào những đêm như vầy, tôi ôm nàng trong tay Tôi hôn nàng vô vàn lần dưới vòm trời bất tận. Nàng yêu tôi, đôi khi tôi yêu nàng Làm sao tôi có thể không yêu đôi mắt nàng to, đăm đắm? Tôi có thể viết bài thơ buồn nhứt đêm nay Để nghĩ tôi đâu có nàng. Để cảm nhận tôi đã mất nàng. Lý Lan dịch (Xem bản tiếng Anh ở đây )

giản dị - đẹp

Sáng nay ngồi nói chuyện bên tách cà phê, tôi và hai người bạn nhắc đến ca sĩ Phạm Quỳnh Anh. Ấn tượng về cô ca sĩ Bỉ gốc Việt 21 tuổi này để lại trong lòng những người hâm mộ trang lứa ở quê hương cô trở về lần đầu tiên là sự giản dị … bất ngờ. Bất ngờ, bởi vì các fan âm nhạc ở đây đã quen với hình ảnh hào nhoáng, lộng lẫy, hoặc hoành tráng, xa xỉ, hoặc kỳ quái, siêu phàm của các sao ca nhạc ở trong nước. Nghề biểu diễn cần gây “ấn tượng”, và tôi phải thú nhận là đôi ba lần có dịp gặp gỡ mấy ngôi sao đang sáng chói trên sân khấu nước nhà, tôi có bị “ấn tượng” về cái áo mấy chục ngàn đô, hoặc phong cách biểu diễn kinh dị. Những người háo hức chờ đón Quỳnh Anh để tận mắt nhìn và tận tai nghe bài hát “Chào Việt Nam” được lưu truyền rộng rãi trong giới trẻ Việt Nam ở hải ngoại đã bất ngờ khi hấy cô hát trước một khán giả rất “sang trọng” gồm doanh nhân và viên chức cao cấp trong giới ngoại giao và thương mại ở Sài Gòn, mà chỉ mặc một bộ áo dài trắng với nét vẽ lá trúc đen đơn giản. Tôi k...

những người muôn năm cũ

Đi ngang trường Hùng Vương nhớ anh Ngọc. Anh là tổ trưởng tổ ngoại ngữ, tức là xếp trực tiếp khi mình chân ướt chân ráo về trường lúc mới hăm mấy tuổi. Anh Ngọc thuộc dòng dõi Nguyễn Thông, theo lời anh kể, cho nên trong máu anh có sẵn tánh hào hiệp, trọng nghĩa tình,thương ghét phân minh. Đồng nghiệp nam cỡ tuổi anh trở xuống anh đều kêu là "thằng". Năm đó trường HV có hiệu trưởng mới, có xáo trộn nhân sự, bộ môn Anh văn được yêu cầu thuyên chuyển bớt giáo viên qua trường Lê Hồng Phong. Không ai muốn đi cả vì dù sao trong lúc sóng gió, con thuyền tổ ngoại ngữ do anh lèo lái vẫn tương đối yên ổn, nghĩa là trên biểu gì thì biểu, anh cũng phổ biến cho có, nhưng không ép dưới, không "đì" ai, thực ra thì hầu hết tổ viên đều nhỏ tuổi hơn, anh đối xử như em út trong nhà. Khi trường quyết định chuyển mình đi, anh cứ đòi "đấu tranh" cho mình ở lại, mình nói mình muốn qua trường mới coi có gì vui ở đó, anh bảo không đâu vui bằng tổ mình, và điều đó đúng. Mỗi lần ...

ban mai

chuông nhà thơ bing bong có khi nghe được có khi không tuỳ tiếng xe vụt qua tuỳ ngọn gió từ xa chân bước thành lối quen người biết rồi lại quên một vòng quanh một vòng quanh đi không phải đến không cần nhanh chim chóc bỏ đi lâu rồi lá hôm nay bắt đầu rơi có gì trong không khí ban mai của một ngày như mọi ngày này?

nhơn tình ấm lạnh

Nghiên cứu khoa học mới đây chứng minh: cảm giác nóng lạnh của bàn tay chi phối tình cảm và phán xét của con người. Để có được khám phá mà các báo như New York Times (Mỹ), Guardian (Anh), Thượng Hải báo (Hoa) đua nhau khai thác thành bài đinh, giáo sư tiếp thị Lawrence Williams của đại học Colorado và giáo sư tâm lý John A. Bargh của đại học Yale chỉ tốn vài ly cà phê. Bằng thí nghiệm xã hội thực tiễn các giáo sư đã chứng minh là người đang cầm một ly cà phê nóng trong tay thì có nhận xét rộng rãi hay ho về ngừơi khác; ngược lại, khi cầm một ly cà phê nguội lạnh thì người ta thấy thiên hạ đều là hạng xỏ lá ba que. Hèn gì! Hèn gì tánh cách nổi bật của thị dân ở xứ mình ngày nay là đố kỵ: ưa ganh ăn ghét ở, thích bới móc, nhục mạ người khác. Ấy chẳng qua là do tập quán uống ở các thành phố nóng nực mà ra. Ở những nơi này, khi gặp nhau thù tạc người ta thường uống bia lạnh, nếu uống thức gì khác thì cũng lạnh. Bàn tay tiếp xúc với với cái ly lạnh ngắt phát tín hiệu lên não biểu ngắt dây...

trở lạnh

Sáng nay trời trở lạnh. Có mấy người đứng đợi xe buýt bên kia đường mặc áo khoác, kiểu áo gió mong manh, trông dáng điệu có vẻ họ vẫn cảm thấy lạnh mỗi khi gió lùa. Mưa như trẻ con giỡn, thoáng qua rồi biến mất rồi lại quay về và cũng chỉ trong chốc lát. Trời nhiều mây, không khí trong nhà âm ẩm. Cây mình trồng ngoài hành lang không biết bị người qua kẻ lại ngứa tay nhổ hay bị con gì ăn hay bị phép thuật khiến cho tàng hình, hôm qua thấy đó hôm nay không thấy nữa. Lại đem hột giống ra gieo. Trời mát và ẩm như vầy hột giống rất dễ nảy mầm. Chỉ có điều là chúng sẽ thọ được mấy ngày, mấy tuần sau khi nảy mầm. (Đợt cây trứơc thọ được từ ba ngày tới ba tuần) Đã bắt đầu một ngày bằng cách vọc đất. Bây giờ vọc máy tính. Có những file mình đã đặt password rồi quên mất, thử cả chục cái khác nhau rồi mà vẫn không đúng. Không biết mình đã viết điều gì mà phải giấu kín bằng một cái password mà mình cũng không biết?

nói chuyện giới tính

Hình ảnh
Nói tới vấn đề giới, vâng, “vấn đề” chứ không chỉ là đề tài hay câu chuyện, thế nào cũng có tranh cải, thậm chí tranh cải sôi nổi, hoặc gay gắt. Cho nên cuộc thảo luận về “Tầm quan trọng của bình đẳng giới trong việc phát triển đất nước” càng lúc càng hào hứng. Diễn giả đã thận trọng trình bày một cách khái quát những hạn chế sự phát triển xã hội do bất bình đẳng giới, và đưa ra những thí dụ toàn ở xứ người ta, lại nhử mồi rằng những biện pháp tiếp cận bình đẳng giới mà các chuyên gia tây phương đưa ra không phải là liều thuốc tiên, những huyền thoại như giáo dục đem lại bình đẳng cho phụ nữ không áp dụng có hiệu quả ở các nước có những nền văn hoá khác nhau. Thí dụ ở Bangladesh phụ nữ học thức càng cao thì bị đòi của hồi môn càng nhiều. Thậm chí ở nước tiên tiến như Singapore phụ nữ học càng cao càng khó kiếm chồng, đến nỗi chánh phủ ông Lý Quang Diệu phải mở vô số dịch vụ mai mối. Quả là chạm trúng nọc. Vậy phụ nữ không nên học cao, chớ giành chức lớn, đừng tỏ ra mạnh mẽ sắc sảo, kẻo...

Mumbai

Tôi đã từng mơ đến đó một lần trong đời - chiêm ngưỡng tình yêu và cái chết cái đẹp và thời gian Cái gì vĩnh cửu ở Taj Mahal? Thâm tâm tôi biết có thể mình chẳng bao giờ đến đó Mumbai, biển Ả rập, Lâm tỳ ni nơi sinh ra Phật dù như một kẻ hành hương một du khách Người lữ hành trong tưởng tượng Tôi chỉ mơ mình đi qua đó đôi khi trong giấc ngủ oi nồng trước cơn áp thấp nhiệt đới giòng sông mát ngọt vồng lên như bầu ngực nữ thần Ganga Tôi đã mơ mình đi qua đó đêm qua gặp một tỷ người gặp phiến đá mòn một triệu dấu chân gặp bông lài mới tinh Chẳng liên quan gì tin nóng hổi chạy tít lớn trên mọi kênh truyền thông sáng nay Mumbai bị khủng bố 80 người chết 300 người bị thương Sao tôi thức dậy làm gì trong thế giới này?

cây phảng

Hình ảnh
Đây là hình cây phảng, được rèn bằng tay ở xứ Hoà Hảo, An Giang. Nó nặng lắm, mình không cầm nổi. Ngày nay người ta ít dùng phảng. Mình đọc về dụng cụ này từ lâu trong sách của Sơn Nam, nhưng chưa từng thấy nó được sử dụng trong thực tế như thế nào. Sơn Nam viết về nó như vầy: "Người làm ruộng nghĩ đến một kiểu dao để chém cỏ nhiều hơn. Ngồi mà chặt thì thất sách, vì mỏi lưng. Đứng mà chặt thì không sát gốc, cỏ mọc trở lại. Muốn cho cỏ chết, phải chặt ngay gốc, dưới mí nước để gốc cỏ bị thối luôn. Do đó cần đến một lọai dao dài; muốn chém cỏ trong tư thế đứng mà chém thì cán dao phải bẻ cong lại. Đó là cây phảng. Phảng là một loại dao. Trong ngôn ngữ của dân phát cỏ nói là cần cây phảng, nhưng lại nói dùng phảng ấy mà “chém một dao”; chém nhanh, gọi là chém cho mau dao. Tùy công dung, tùy địa phương mà cán của cây dao dài ấy bẻ cong lại nhiều hay ít. Nói cho cụ thể, cán dao và lưỡi vốn là nằm theo đường thẳng (180o) , nếu uốn lại lần hồi ta có loại phảng náp, phảng mõ cộ lôi, phả...

bánh mì sữa

"bánh mì sữa đặc ruột thơm ngon hai ngàn một ổ" Đúng giờ này, 4 giờ chiều, tiếng rao từ dưới đường vọng lên. Đó là cả một sự tra tấn. Bởi vì tíêng rao kích thích trí tưởng tượng, trí tưởng tượng đánh thức bao tử, bao tử than mấy ngày rồi chiều nào cũng bị bỏ đói. Thương cái bao tử hết sức. Nhưng không, đã thề rồi. Nhứt định không ăn, dù bánh mì sữa đặc ruột thơm ngon! À, tíêng rao hàng rong khiến mình nhớ ra. Hôm trước để viết một bài về hàng rong, mình có tìm đọc một mớ sách, trong đó có cuốn The Origins of an Immigrant Community , Các nguồn cội của một cộng đồng di dân, có đoạn miêu tả những di dân Ả rập đi bán hàng rong ở Mỹ như vầy: "“Họ đeo cái sọt hay tấm vải vuông to cột chéo góc chứa thực phẩm khô và tạp hoá gia dụng. Thường thường họ vác trên lưng, trên vai, những tấm thảm phương đông cuộn tròn. Họ là chân dung tổng hợp của kẻ đi tìm vận may, với sự kiên trì phấn chấn, tận tuỵ, năng nổ, tháo vác, chân thật, đáng tin cậy, họ đương đầu với những thách thức hàng n...

khoảng lặng

Khoảng lặng trong chuỗi âm thanh cuống quít chị đứng yên dáng tượng đồng mặt ngữa mắt nhắm bờ môi mím chợt bật ra tiếng thét vút cao tiếng dương cầm hoảng loạn bàn tay chị xoè ra những ngón tay căng cong cong chọc vào khoảng không khuấy đảo xục tìm bàn tay chị nắm chặt cái gì đó siết nó thiết tha ấp vào ngực trái ưỡn lên rồi võng xuống tiếng hát vỡ vụn thành lời thì thầm tiếng dương cầm khép nép người nghe chết trân

thì thôi

thì thôi ta buông thì thôi người trôi thì thôi nhắm mắt ước giấc ngủ đầy thì thôi sóng gió mịt mù chân mây thì thôi ký ức là mộng ảo buông tay ngỡ tỉnh giấc hoang đường ái ân bẻ ngó còn vương thì thôi chốn ấy đoạn trường người đi

chiều dã ngoại

Buổi chiều trời mưa, trận mưa lớn phủ một vùng rộng khắp từ Sài Gòn đến Giang Điền. Mới lúc sáng, chuẩn bị đi chơi, trời trong xanh, nắng rực rỡ. Rồi mỗi lúc mỗi nắng hơn, chói chang, rát bỏng, mồ hôi chưa kịp đổ ra đã bốc hơi. Nhiều người vừa thấy thác là mừng quính, nhảy ùm xuống bất chấp nước đục ngầu. Có lẽ những con suối chảy qua miền đông đất đỏ thường đục màu phù sa, nên trông như màu nước mía. Đang trưa nắng rang, đứng nhìn dòng nước mía chảy ào ào cũng đã thèm. Người ta rủ đi chơi, tôi hớn hở đi ngay, ban đầu tưởng mình chưa biết chỗ đó. Xe chạy ra khỏi thành phố rồi, nhìn những tấm bảng hiệu bên đường để biết xe đang chạy tới đâu. Chừng hơn một tíêng đồng hồ là xe qua Biên Hoà, tới Trảng Bom, rồi Giang Điền. Ủa, là đây sao? Tôi không nhận ra chút quen thuộc nào từ nhà cửa bên đường đến cánh cổng công viên, thậm chí cây cỏ cũng xa lạ: hình như là những kỳ hoa dị thảo công viên trồng để hấp dẫn du khách. Nhưng con suối thì tôi đứng lặng nhìn, trong lòng ngờ ngợ. Nó chảy rì rà...

ở hai bán cầu

Đêm qua em mơ anh nói vậy anh đủ hiểu ở hai bán cầu em ngủ thì anh thức bây giờ đến phiên em thức giữa mùi xăng nhớt và mùi cống rãnh dù nước đã rút về nơi nó trào lên khi triều cường hồi khuya ở nơi mặt trời vừa lặn anh ăn xong bữa chiều có khoai tây cá hồi hai cốc rượu chát lò sưởi đốt suốt đêm nay dự báo rét đậm nhiều sương giá internet chập chờn em không gởi được email nhưng anh biết em ở đây bình yên đọc và viết anh ngủ đi và mơ em

sinh viên đại học Hoa Sen

Hình ảnh
Nhân đi dự buổi thảo luận "Tầm quan trọng của bình đẳng giới trong việc phát triển đất nước" ở trường Hoa Sen, được các bạn sinh viên cho chụp hình ké và gởi tặng tấm hình để dán lên blog cho vui. Có viết một bài liên quan nội dung thảo luận, nhưng để báo đăng rồi mới dán lên đây.

chợt nhớ ra

Bỗng giật mình nhớ ra điều đã mất như cái bóp đựng tiền - tất cả tiền mình có – năm ấy 1985 như cái xe đạp vừa dựng trước cửa hàng ngoảnh qua ngoảnh lại mất tiêu như một người mình tưởng là yêu đi cưới người khác như một lời hứa chắc chắn như những ngày - tờ lịch gỡ đi không để làm gì như giấc ngủ ngon như nhiều thứ nữa Không có gì tìm lại được

làm sao biết?

Tôi đang đứng ở trạm chờ xe buýt, dưới một tấm che cong cong vừa là vách vừa là mái, vẽ quảng cáo, chừa một góc vẽ các tuyến xe. Chăm chú xem một lúc tôi biết chắc chắn chuyến xe tôi cần đón về Chợ Lớn dừng ở trạm này. Bảng ghi cả độ giãn cách giữa các chuyến xe là 5 – 7 phút. Tôi yên chí đợi. Một chị đã ngồi sẵn trên băng ghế với hai ba túi xách lớn nhỏ ôm trước bụng hỏi: “Có xe vô quận 8 không?” Tôi lại chăm chú nghiên cứu bản đồ. Trên tấm bảng chỉ vẽ những tuyến xe đi ngang trạm này, và những tuyến đó không vô quận 8. Lẽ ra nên có thêm một bản đồ tổng quát tất cả các tuyến xe để tiện cho hành khách tính toán hành trình. Nhưng như vậy sẽ chiếm nhiều chỗ dành cho quảng cáo. May mà tôi luôn thủ sẵn một tấm bản đồ mua ở trạm Bến Thành hồi đầu năm, tuy đã cũ vì sử dụng quá nhiều lần, nhưng vẫn giúp tôi mò ra đường đi nứơc bước khi cần thiết. Tôi xem rồi bảo: “Chị đi xe vô Chợ Lớn với tôi, tới Nguyễn tri Phương xuống trạm đón xe 59 đi tiếp.” Chị mừng rỡ ôm túi xách nhích lại gần tôi v...

hội chợ nông nghiệp

Tôi dằn túi mấy trăm ngàn đồng đi hội chợ nông nghiệp, định mua một ít nước mắm, khô và mật ong, là những đặc sản ở các tỉnh đem về, mà em tôi nói là hội chợ năm ngoái thấy có bán. Các gian hàng bày cả bên trong lẫn ngoài sân nhà thi đấu Phú Thọ, tôi đi mỏi chân mà không kiếm ra gian nào của tỉnh Kiên Giang, Cà Mau. Nhiều gian hàng bỏ trống, không biết có phải do ảnh hưởng của tình hình kinh tế … thế giới? Dù vậy cũng kiếm được mấy chỗ bán mật ong, sản phẩm đem từ Hải Dương và Tây nguyên vào, giá cả du di, trung bình 100.000 đồng 1 lít, đóng chai nhiều cỡ, tiện cho mục đích tiêu dùng khác nhau. Tôm khô hiếm, có một chỗ bán coi bộ ngon: to, khô, không nhuộm màu, hỏi giá: 650.000 đồng 1 kí (Trời!) Còn nước mắm thì phát hiện nước măm lú, theo người bán nói thì là nước mắm này được chôn dưới đất nhiều năm rồi đào lên, mùi rất ư là mùi nước mắm, chứ không bị xử lý gần bay mất mùi như các thứ nước mắm thương phẩm bán ở siêu thị. Tiếc là người ta không chứa nước mắm này trong mấy cái ‘tỉn’ n...

tương lai

chậm rãi bà già vuốt phẳng tờ hai ngàn đồng rồi xếp làm tư cất vô túi áo quay đi mắt nhìn xuống đất tôi nói với những người đang ngồi chung bàn ăn tôi nhìn thấy tôi-tương-lai đó họ gạt đi, cười như chuyện giỡn nhưng tôi biết người lạc quan nhứt đám tự tin hơn tất cả không tỏ vẻ gì bận tâm không có lý do gì để sợ cũng sợ

bìa mới

Hình ảnh
Đây là bìa mới của quyển Tiểu Thuyết Đàn Bà tái bản lần 2. Cũng do hoạ sĩ kiêm nhà văn Vũ Đình Giang thiết kế. Bìa của hai lần xuất bản trước là mô phỏng theo bức danh hoạ Icarus của Henri Matisse, đương nhiên là đẹp. Chỉ có điều, chủ đề bức tranh không liên quan đến chủ đề cuốn sách. Bìa mới này có gợi ý ít nhiều đến nội dung cuốn sách. Nội dung sách, dĩ nhiên, không thay đổi.

bông vạn thọ

Hôm nay mấy "hột giống" bông vạn thọ mình ươm trong chậu con nảy mầm, bảy cây, từ một dúm "hột giống", có một cây không biết bị con gì ăn hết một lá mầm, và một cây hình như bị dị tật, không vươn thẳng lên mà cong cong. Ví dụ hai ba cây nữa bị yểu mệnh trong quá trình trưởng thành, thì sẽ còn được một cặp trổ bông. Hy vọng vậy. Hàng xóm thấy mình lúi húi ngoài hành lang, tội nghiệp mình đày thân chi cho cực, bông vạn thọ đâu có mắc hay hiếm, Tết người ta bán khắp nơi, thậm chí liệng cả đống ngoài đường vào chiều ba mươi Tết. Lại có người nói là đã bỏ công thì trồng cây gì sang trọng lạ lùng hay đắt quí. Mình cười hì hì. Trồng cây là một thứ đạo. Ngộ hay không ngộ, vậy thôi. Niềm vui kỳ lạ khi nhìn cây nảy mầm, mọc lá, đâm cành, đơm nụ, nở hoa... ngộ đạo rồi thì biết vui, không ngộ thì không thể biết sự kỳ diệu của niềm vui đó. Còn tại sao trồng bông vạn thọ ư? Vì nó đẹp. Cứ thử trồng nó, một hai cây, sẽ thấy cái đẹp đó. Chứ quen nhìn nó cả bó cả bầy ở chợ, tình giá ...

Obama (nữa)

Trên báo Thanh Nien Daily (tíêng Anh) có bài phỏng vấn về ý nghĩa của việc Obama được bầu làm tổng thống thứ 44 của nước Mỹ. Có thể đọc bài đó online ở đây

Obama

" Nhìn từ xa thì thấy chuyện xảy ra như vầy: có một đất nước ở đó hàng chục triệu người Thiên Chúa giáo da trắng, đi bầu tự do, chọn lãnh tụ của họ là một người da đen xuất thân bình dân, con của một người theo Hồi giáo. Có một nơi như thế trên Trái Đất đã xảy ra một việc như thế - nơi đó là nước Mỹ (New York Times, Nov 5, 2008) Thư của chồng viết: "Hàng trăm sinh viên đang nhảy múa trong sân trường (ĐH Western Washington) reo hò: Obama, Obama, yes we did, yes we did! Một ngày đầy phấn khích! Chắc là anh sẽ thức khuya ... nước mắt còn chảy trên mặt anh..." Trước đây chưa từng và sau này chưa biết ra sao, nhưng lúc này, nhìn kết quả bầu cử, mình thật sự xúc động và loé lên niềm hy vọng cho quê chồng.

bẫy côn trùng

Hình ảnh
Trong hội chợ nông nghiệp có một gian hàng treo mấy cái gì giống lồng chim mà không phải lồng chim. Tới gần coi mới biết là cái bẫy côn trùng, theo tờ giới thiệu sản phẩm thì là 'máy' diệt côn trùng và muỗi, và đặc biệt là diệt rầy nâu. Mình khoái cái chữ 'máy' này. Đó là một dụng cụ, chính xác là một cái bẫy, nhưng chắc là người sáng chế và nhà sản xuất có cân nhắc tên gọi sản phẩm khi đưa ra thị trường. Kêu là cái bẫy rầy nâu thì không quảng cáo hết chức năng kèm theo của nó, lại khiến nó hơi tầm thường. Kêu là 'máy' thấy hiện đại ngay. Mặc dù nó không có động cơ và chẳng vận hành gì hết. Và nó là một sản phẩm điển hình cho sự sáng tạo của nhà nông ta: bằng kinh nghiệm thực tiễn cải tiến một sản phẩm khác thành sản phẩm phù hợp với yêu cầu thực tế. Kiểu gỡ máy xe hơi gắn vô xuồng ghe để chạy trên sông. Người sáng chế ra cái 'máy' này là một nông dân ở Tây Ninh. Từ kinh nghiệm dân gian dùng đèn sáng dụ rầy nâu bu lại để diệt, ông cải tiến cây vợt điện b...

sợ

thăm thẳm trong hang động hoang đối diện mặt người trên vách đá câu hỏi dội lại từ thảng thốt là ai? là ai? là tôi? là tôi? là vết rêu ẩm lạnh buốt là nét mòn thời gian khoét chút mặt trời sấp ngữa xế trưa chân run trượt trên rễ cây lồi là tôi? là ai? là ai? đừng ngoảnh lại đâu cũng là vách đá thăm thẳm hoang động lạnh buốt rêu

hiện tượng ca nhạc

Trong bài báo về ông xích lô Omar Ali trở thành 'hiện tượng ca nhạc' ở xứ Bangladesh có mấy điều thú vị: 1. Ông Omar 45 tuổi đạp xích lô 25 năm khắp thành phố Dhaka, 12 giờ 1 ngày và 7 ngày 1 tuần, kiếm được khoảng 2 bảng (cỡ 40.000đồng) một ngày . 2. Khi bị kẹt xe giữa thành phố 11 triệu người đông như nêm ấy, không nhúc nhích cục cựa được ông Omar bèn hát. Lý do: hồi ở quê đánh xe trâu ông vẫn thường hát cho trâu đi lẹ, lên thành phố đạp xích lô ông hát khi kẹt xe thì đôi khi được khách thưởng thêm chút đỉnh, vì họ được xả bớt căng thẳng. 3. Ông Omar không phải là ca sĩ - xích lô cá biệt. Sau khi quan sát hiện tượng phổ biến này, một nhà báo tên là Munni Saha đã đề nghị với một công ty truyền hình tổ chức cuộc thi, và cổ động dân xích lô đi thi hát bằng cách dán poster quảng cáo trên thành lưng xe xích lô chạy khắp thành phố. 3000 người đã ghi danh, lọc lại còn 20 người cho các buổi truyền hình hàng tuần. 4. Tuy một nách bốn con, ông Omar vẫn đi thi tiếng hát truyền hình và ...

phương tiện xanh

Phải ngồi trên xe buýt, chỗ gần tài xế, mới thấy được nỗi hãi hùng của việc đi lại ở xứ ta. Bao nhiêu lần tim tôi co thắt không kịp khi chiếc xe thắng nhổng đít vì một hay nhiều chiếc xe khác bỗng nhiên từ bên trái bên phải hay chiều ngược lại xẹt ngang ngay trước đầu xe. Có lần gặp ông tài xế quạu quá, ổng chửi thề vung vít, đòi ‘cán chết bà’ mấy chiếc xe gắn máy không biết nhường xe ổng. Nghe nói có ông đã làm như vậy. Bản thân tôi chỉ chứng kiến xe buýt và xe gắn máy đụng nhau một lần, và từ đó rút ra kết luận: Dù lỗi xe nào, thì tôi thà ngồi trên xe buýt hơn là ngồi xe gắn máy khi tai nạn xảy ra. Đó là lý do tôi chọn đi xe buýt, ngoài lý do nữa là rẻ và tiện đường. Góc đường Nguyễn tri Phương và An Dương Vương có hơn mười tuyến xe búyt chạy ngang, mà trạm xe buýt chỉ cách chỗ tôi ở mười mấy bước chân. Bây giờ về quê, tôi chỉ cần bước sang bên kia đường, ba ngàn đồng xe buýt từ Chợ Lớn tới Ngã Tư Ga, rồi tám ngàn đồng từ Ngã Tư Ga tới Lái Thiêu (Bình Dương). Cần đi những nơi không ...