thầy cô của tôi
Năm mình học đệ thất, cô hai mươi bảy tuổi, mới về dạy ở trường Gia Long; cả thầy lẫn trò đều mới tinh khôi và nhỏ bé trong ngôi trường lớn đẹp ấy. Cô là người dạy mình học thuộc lòng Nhị Thập Tứ Hiếu, dạy mình đọc và thuyết trình Cái Ấm Đất, dạy mình viết câu tiếng Việt cho ra đầu ra đũa, dạy mình kể một câu chuyện có khúc nhôi ngọn nguồn. Học xong niên khoá đó (1969-1970) mình lên lớp khác và từ đó như nước dòng sông cứ trôi tới mãi, 38 năm sau thầy trò gặp lại thì cả hai đều đã bạc đầu. Cô vẫn dịu dàng, vẫn ân cần, vẫn một tâm hồn thơ văn lai láng. Xuân năm ngoái, nhân họp mặt Ái Hữu Gia Long, cô làm một bài thơ tặng mọi người. Bài thơ được đọc trong buổi họp mặt năm nay. Và đứa học trò này may mắn được cô tặng lại “bản thảo” của bài thơ.
Cô là Hà Thị Hồng Loan, người thầy đầu tiên dạy mình văn chương ở bậc trung học. Các thầy cô khác lần lượt góp phần dạy dỗ nên nhà văn Lý Lan là cô Minh, cô Hồng Mận, cô Dung, cô Tố Tâm, cô Nhung, và thầy Xương. Gặp lại cô Tỵ, nguyên hiệu trưởng, cô cầm tay hỏi bây giờ con làm gì, mình nói con viết văn. Cô khen giỏi, như cô khen các chị khác, người làm giám đốc, người đi dạy học, người là bác sĩ… Ai được khen cũng sung sướng nói “Học trò của cô mà!” Đúng vậy. Mình sung sứơng tự hào là học trò của các thầy cô.

Cô là Hà Thị Hồng Loan, người thầy đầu tiên dạy mình văn chương ở bậc trung học. Các thầy cô khác lần lượt góp phần dạy dỗ nên nhà văn Lý Lan là cô Minh, cô Hồng Mận, cô Dung, cô Tố Tâm, cô Nhung, và thầy Xương. Gặp lại cô Tỵ, nguyên hiệu trưởng, cô cầm tay hỏi bây giờ con làm gì, mình nói con viết văn. Cô khen giỏi, như cô khen các chị khác, người làm giám đốc, người đi dạy học, người là bác sĩ… Ai được khen cũng sung sướng nói “Học trò của cô mà!” Đúng vậy. Mình sung sứơng tự hào là học trò của các thầy cô.
