ăn theo
Vừa đọc xong bài này trên NY Times hôm nay, thì được đọc tiếp bài này trên báo Lao Động, cùng ngày. Vậy thì mình cũng nên ăn theo đề tài văn mạng này.
Bài trên NY Times viết về văn học "xeo phôn" Nhật Bổn, tức là văn học mạng tiếng Nhật viết trên xeo phôn.
Cũng giống như văn mạng xứ mình, những người viết Nhật (phần lớn trẻ và chưa chuyên nghiệp) dùng môi trường điện tử - internet để sản xuất và phát hành tác phẩm nguyên thủy của mình, thường không lợi nhuận; sau đó các tác phẩm được tuyển chọn trong hàng hà sa số văn mạng này được các nhà xuất bản "truyền thống" in trên giấy và tiếp thị chúng thành best-sellers (có tác phẩm bán được 400.000 quyển).
Ở Nhật cái gì bán được là cái đáng kể. Điều đáng kể nhứt của văn mạng Nhật là việc sử dụng xeo phôn, tức cái điện thoại di động, đóng vai trò cốt yếu trong sự phát triển văn mạng cũng như ảnh hưởng quyết định đến văn phong. Từ khi kỷ thuật cho phép người ta gởi thẳng bài viết từ xeo phôn đến trang blog, thì các tác giả văn mạng có thể sáng tác ở mọi nơi mọi lúc: lúc chờ đợi hay đi tàu xe, khi sắp hàng hay lúc giải lao, chỉ cần năm mười phút rảnh, là người ta móc điện thoại ra bấm bấm lia lịa rồi gởi luôn lên blog. Viết như vậy không "mất thì giờ" mà còn sốt dẻo.
Do viết trên xeo phôn trong hoàn cảnh như vậy, câu văn thừơng ngắn, đơn giản; chi tiết , tình tiết cũng được miêu tả gọn và nhanh. Các hàn lâm học sĩ còn cẩn thận chưa đánh giá những tác phẩm văn(g) mạng này, nhưng công chúng trẻ đã biểu lộ sự hưởng ứng nhiệt liệt. Những độc giả trẻ này lớn lên với truyện tranh và hoạt hình Nhựt Bổn tìm được ở văn mạng món ăn phù hợp khẩu vị hơn những tác phẩm văn chương mà câu chữ dài thòng, phức tạp, lại hàm chứa hai ba bốn tầng ý nghĩa.
Từ hôm về đây mình phát hiện "xứ người ta có gì, xứ mình có nấy", đặc biệt là điện thoại di động ở ta thì, thiệt tình, khiến mình ... choáng chứ chẳng chơi. Nhưng có lẽ đa số tác giả văn mạng ở ta sáng tác chủ yếu trên máy tính. Dù vậy chớ mặc cảm tụt hậu mà vội đua đòi! Những tác giả văn xeo phôn Nhựt Bổn sau khi gặt hái thành công trên giấy bèn chuyển qua sáng tác trên máy tính cho ... chuyên nghiệp!
Một trong những lý do mình ủng hộ việc phát hành trên mạng , cho dù viết trực tiếp bằng xeo phôn hay máy tính hay trên giấy rồi mướn người gõ lại, là sự tiết kiệm được giấy, tức là cứu được nhiều cây. Văn chương là cái thú ai cũng có quyền chơi, là nghề hái ra danh lợi ai cũng có quyền thử. Kỷ thuật điện tử và internet tạo điều kiên cho bất cứ ai muốn thử và chơi trò văn chương một cách không lãng phí và phá hủy môi trường thiên nhiên như việc in vô tội vạ (miễn có tiền là được in) vô số sách trên giấy. Văn mạng cũng phơi bày cái bản chất của văn chương mà khi cầm cuốn sách in giấy bìa cứng (gáy da nữa chứ)người ta dễ bị loá mắt không (thèm) nhìn ra. Ấy là cái huyễn ảo của văn chương.
Bài trên NY Times viết về văn học "xeo phôn" Nhật Bổn, tức là văn học mạng tiếng Nhật viết trên xeo phôn.
Cũng giống như văn mạng xứ mình, những người viết Nhật (phần lớn trẻ và chưa chuyên nghiệp) dùng môi trường điện tử - internet để sản xuất và phát hành tác phẩm nguyên thủy của mình, thường không lợi nhuận; sau đó các tác phẩm được tuyển chọn trong hàng hà sa số văn mạng này được các nhà xuất bản "truyền thống" in trên giấy và tiếp thị chúng thành best-sellers (có tác phẩm bán được 400.000 quyển).
Ở Nhật cái gì bán được là cái đáng kể. Điều đáng kể nhứt của văn mạng Nhật là việc sử dụng xeo phôn, tức cái điện thoại di động, đóng vai trò cốt yếu trong sự phát triển văn mạng cũng như ảnh hưởng quyết định đến văn phong. Từ khi kỷ thuật cho phép người ta gởi thẳng bài viết từ xeo phôn đến trang blog, thì các tác giả văn mạng có thể sáng tác ở mọi nơi mọi lúc: lúc chờ đợi hay đi tàu xe, khi sắp hàng hay lúc giải lao, chỉ cần năm mười phút rảnh, là người ta móc điện thoại ra bấm bấm lia lịa rồi gởi luôn lên blog. Viết như vậy không "mất thì giờ" mà còn sốt dẻo.
Do viết trên xeo phôn trong hoàn cảnh như vậy, câu văn thừơng ngắn, đơn giản; chi tiết , tình tiết cũng được miêu tả gọn và nhanh. Các hàn lâm học sĩ còn cẩn thận chưa đánh giá những tác phẩm văn(g) mạng này, nhưng công chúng trẻ đã biểu lộ sự hưởng ứng nhiệt liệt. Những độc giả trẻ này lớn lên với truyện tranh và hoạt hình Nhựt Bổn tìm được ở văn mạng món ăn phù hợp khẩu vị hơn những tác phẩm văn chương mà câu chữ dài thòng, phức tạp, lại hàm chứa hai ba bốn tầng ý nghĩa.
Từ hôm về đây mình phát hiện "xứ người ta có gì, xứ mình có nấy", đặc biệt là điện thoại di động ở ta thì, thiệt tình, khiến mình ... choáng chứ chẳng chơi. Nhưng có lẽ đa số tác giả văn mạng ở ta sáng tác chủ yếu trên máy tính. Dù vậy chớ mặc cảm tụt hậu mà vội đua đòi! Những tác giả văn xeo phôn Nhựt Bổn sau khi gặt hái thành công trên giấy bèn chuyển qua sáng tác trên máy tính cho ... chuyên nghiệp!
Một trong những lý do mình ủng hộ việc phát hành trên mạng , cho dù viết trực tiếp bằng xeo phôn hay máy tính hay trên giấy rồi mướn người gõ lại, là sự tiết kiệm được giấy, tức là cứu được nhiều cây. Văn chương là cái thú ai cũng có quyền chơi, là nghề hái ra danh lợi ai cũng có quyền thử. Kỷ thuật điện tử và internet tạo điều kiên cho bất cứ ai muốn thử và chơi trò văn chương một cách không lãng phí và phá hủy môi trường thiên nhiên như việc in vô tội vạ (miễn có tiền là được in) vô số sách trên giấy. Văn mạng cũng phơi bày cái bản chất của văn chương mà khi cầm cuốn sách in giấy bìa cứng (gáy da nữa chứ)người ta dễ bị loá mắt không (thèm) nhìn ra. Ấy là cái huyễn ảo của văn chương.