Beat
Chiều chủ nhật có một buổi đọc thơ và chiếu phim ở tiệm Sách Làng (Village Books) nhân kỷ niệm 50 năm tập thơ Howl của Allen Ginsberg ra đời. (Loay hoay kiếm xem Hoàng Hưng dịch ‘Howl’ ra cái gì, vì anh là dịch giả có thẩm quyền dịch Allen Ginsberg mà, nhưng trong tập thơ Mỹ hiện đại do anh chủ xị không có bài ‘Howl’, mình không dám ăn hớt, đành để nguyên chữ ‘Howl’ ai hiểu sao thì hiểu, vả chăng, độc giả Mỹ còn không chắc hiểu nữa là.)
Vùng Bellingham này vào thập niên sáu mươi của thế kỷ trước là một thiên đàng của dân hippie hay những người phản kháng lại, đối nghịch lại khuôn vàng thước ngọc của nền văn hoá Mỹ thời đó, gọi là counter-culture. Bây giờ thì cái ngịch phản văn hoá ấy đã trở thành một thứ văn hoá, hay nhãn hiệu văn hoá của vùng này, có triển vọng trở thành thương hiệu vào một ngày không xa khi ngành du lịch ở đây phát triển.
Năm ngoái nhà thơ Gary Snyder đến đây đọc thơ, cũng do Sách Làng tổ chức nhưng phải mướn hội trường của trường trung học để có chỗ cho đám khán giả đông đúc. Mình không biết chính xác là bao nhiêu, nhưng đó là lần đầu tiên mình đến một buổi đọc thơ mà phải mua vé như đi coi hát (và vé bán hết sạch từ trước), phòng đọc thơ là một hội trường lớn hơn cả phòng chiếu phim màn ảnh rộng ở rạp hát, mà đông đúc người ta, M và mình đến sớm 10 phút vẫn không kiếm được chỗ ngồi tốt. Từ tầng trên của khán đài, mình chỉ có thể nhìn tổng thể con người nhà thơ chứ không quan sát được nét mặt hay nhìn được ánh mắt, còn giọng nói thì nhờ hệ thống tăng âm tốt nên không có vấn đề. Cùng lưu lại với giọng đọc sảng khoái trong ký ức mình là hình ảnh một ông già gầy gò khoan thai. Ông có nhắc đến chuyện ông đi qua vùng Tây Bắc.
Jack Kerouac là một tên tuổi dữ dội khác trong nhóm Beat. Ông từng sống và làm việc ở vùng này, nhưng ông đã chết yểu. Trong buổi kỷ niệm phong trào ‘Beat’ ở Sách Làng ông chỉ tham dự qua một người khác đóng vai ông trong bộ phim tự sự ‘Thiên Thần Beat’. Bộ phim là sản phẩm cây nhà lá vườn của Bellingham, tác giả, đạo diễn, nhà sản xuất, diễn viên đều là dân địa phương. Phim được quay trong một quán rượu ở dưới phố. Nội dung đại khái là linh hồn nhà thơ đã chết từ 30 năm trước nay quay về trần thế nhập vào xác một gã vô gia cư mới chết để đến dự một buổi bình thơ nhằm tôn danh mình. Nhà thơ trong xác gã bụi đời quậy tưng bừng và làm thay đổi cuộc đời của ba con người đang sống (ở Bellingham.) Người đóng vai Jack Kerouac là một diễn viên kịch ‘độc diễn’, từng một mình diễn hết mọi vai trong một vỡ kịch hay một buổi trình diễn, và đã đi lưu diễn khắp nước Mỹ trong 17 năm qua. (Không biết tại sao khi tiếp xúc với ông ta mình nhớ đến Mạc Can dù hai người này khó có chỗ so sánh!)
M nói vụ này vui, mình đồng ý. Ngoài phần thuyết trình chánh thức của diễn giả, có phần đọc thơ ‘mở’, công chúng có thơ muốn đọc thì cứ đem ra đọc, nhưng để ăn rơ với chủ đề, thơ đem đọc trong buổi này phải làm theo phong cách Beat. Họ đọc thơ ‘Beat’ nghe như lên đồng, quả thiệt là vui.
Vùng Bellingham này vào thập niên sáu mươi của thế kỷ trước là một thiên đàng của dân hippie hay những người phản kháng lại, đối nghịch lại khuôn vàng thước ngọc của nền văn hoá Mỹ thời đó, gọi là counter-culture. Bây giờ thì cái ngịch phản văn hoá ấy đã trở thành một thứ văn hoá, hay nhãn hiệu văn hoá của vùng này, có triển vọng trở thành thương hiệu vào một ngày không xa khi ngành du lịch ở đây phát triển.
Năm ngoái nhà thơ Gary Snyder đến đây đọc thơ, cũng do Sách Làng tổ chức nhưng phải mướn hội trường của trường trung học để có chỗ cho đám khán giả đông đúc. Mình không biết chính xác là bao nhiêu, nhưng đó là lần đầu tiên mình đến một buổi đọc thơ mà phải mua vé như đi coi hát (và vé bán hết sạch từ trước), phòng đọc thơ là một hội trường lớn hơn cả phòng chiếu phim màn ảnh rộng ở rạp hát, mà đông đúc người ta, M và mình đến sớm 10 phút vẫn không kiếm được chỗ ngồi tốt. Từ tầng trên của khán đài, mình chỉ có thể nhìn tổng thể con người nhà thơ chứ không quan sát được nét mặt hay nhìn được ánh mắt, còn giọng nói thì nhờ hệ thống tăng âm tốt nên không có vấn đề. Cùng lưu lại với giọng đọc sảng khoái trong ký ức mình là hình ảnh một ông già gầy gò khoan thai. Ông có nhắc đến chuyện ông đi qua vùng Tây Bắc.
Jack Kerouac là một tên tuổi dữ dội khác trong nhóm Beat. Ông từng sống và làm việc ở vùng này, nhưng ông đã chết yểu. Trong buổi kỷ niệm phong trào ‘Beat’ ở Sách Làng ông chỉ tham dự qua một người khác đóng vai ông trong bộ phim tự sự ‘Thiên Thần Beat’. Bộ phim là sản phẩm cây nhà lá vườn của Bellingham, tác giả, đạo diễn, nhà sản xuất, diễn viên đều là dân địa phương. Phim được quay trong một quán rượu ở dưới phố. Nội dung đại khái là linh hồn nhà thơ đã chết từ 30 năm trước nay quay về trần thế nhập vào xác một gã vô gia cư mới chết để đến dự một buổi bình thơ nhằm tôn danh mình. Nhà thơ trong xác gã bụi đời quậy tưng bừng và làm thay đổi cuộc đời của ba con người đang sống (ở Bellingham.) Người đóng vai Jack Kerouac là một diễn viên kịch ‘độc diễn’, từng một mình diễn hết mọi vai trong một vỡ kịch hay một buổi trình diễn, và đã đi lưu diễn khắp nước Mỹ trong 17 năm qua. (Không biết tại sao khi tiếp xúc với ông ta mình nhớ đến Mạc Can dù hai người này khó có chỗ so sánh!)
M nói vụ này vui, mình đồng ý. Ngoài phần thuyết trình chánh thức của diễn giả, có phần đọc thơ ‘mở’, công chúng có thơ muốn đọc thì cứ đem ra đọc, nhưng để ăn rơ với chủ đề, thơ đem đọc trong buổi này phải làm theo phong cách Beat. Họ đọc thơ ‘Beat’ nghe như lên đồng, quả thiệt là vui.