Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2007

vnexpress

Mấy hôm trước có gặp lại mấy bạn viết trẻ ở nhà Lê thị Kim, nào là Song Phạm, Bùi Thanh Tuấn, Ngô Thị Hạnh. Pham nhắc lại những "hoa hàm tiếu" năm xưa, nhiều người nay đang hoạt động nổi "đình đám" trong lĩnh vực báo chí và văn nghệ. Nhiều kỷ niệm hồi ấy bây giờ nhắc lại vui vui. Phạm nhắc tên một người, mình không nhớ rõ lắm. Phạm kể là hồi đó Nguyễn thái Dương phân công cô bé Mực Tím đó đi phỏng vấn mình, cô bé đi rồi chạy về khóc: em đến xin phỏng vấn , chị Lý Lan hỏi em đã đọc cuốn này cuốn kia chưa, em nói chưa, chị bảo em về đọc xong rồi hãy trở lại phỏng vấn, chứ chưa biết người ta viết cái gì thì đòi phỏng vấn cái gì? Mình không dè cô bé bị sốc dữ vậy. Mình đã "đối xử" như vậy với khá nhiều bạn trẻ mới vào nghề, xuất phát từ - có lẽ - kỳ vọng vào sự chuyên nghiệp của thế hệ trẻ. Có bạn trẻ không thích kiểu "sửa lưng" của mình đi luôn không quay trở lại, có người trở lại và dần dà trở thành bạn vong niên. Một trong số những "cô bé...

Sơn Nam

Hình ảnh
Vẫn hóm hĩnh châm chọc và bình luận thời sự, vẫn trò chuyện minh mẫn, vẫn nói tếu lâm. Nhìn chú vẫn như xưa, khi im lặng thì dường như xa vắng, nhưng tươi tỉnh linh hoạt hẳn lên khi bắt được đề tài chú hứng nói. Lúc nói chuyện với chú qua điện thoại mấy hôm trước, chú đòi đi ra quán chơi. Mình rủ Thiện cùng đi , cũng tính nhờ anh dìu chú đi ra ngoài một chút cho thoáng. Nhớ chú ngày nào ở ngoài đường suốt ngày, đi lang thang hoặc ngồi quán nước, "quán cũng như nhà", còn "nhà" chỉ là gian phòng trọ để đêm về ngả lưng nghỉ ngơi. Nhưng gặp chú thì thấy lực bất tòng tâm. Chú không còn tự đi đứng được, thường nằm nghỉ trên cái giường đơn kê gần cửa sổ, khi muốn ngồi dậy cũng cần người tiếp sức đỡ lên. Chân trái của chú không cử động, nhưng sức khỏe tốt, ăn ít, nhưng ngủ được. Và chú vẫn mơ. Chú mơ ước ngược giòng sông Cửu Long lên chơi hồ Tonle sap, ca ngợi người Khmer có căn bản văn hoá sâu sắc. Chú mơ trong chừng ba năm nữa trời cho đủ sức khỏe để viết nốt những điều c...

điện thoại di động

Hình ảnh
Vừa vào khuôn viên hội nhà báo, Lương kêu lên: hoa ngọc lan thơm quá. Mình nhìn theo mắt ả thì thấy cây mít. Ngoái đầu lại mới thấy cây ngọc lan. Giữa sân lại có một cây khế thuộc hàng cổ thụ. Không biết tại sao những biệt thư xưa ở Sài Gòn thường trồng khế và ngọc lan. Hương ngọc lan khiến cả hai đưá nhớ lại cái hồi còn là sinh viên, hay lê la ở toà soạn (cũ) của báo Tuổi Trẻ. Ở đó có một cây ngọc lan mọc cạnh lối ra vào. Ở đó tụi này quen với Lý Mỹ, hồi đó cũng là sinh viên ĐH Sư Phạm. Mỹ cũng "gốc Hoa" như Lương và mình. Nên trong những năm ấy (1978, 1979,1980 - tình hình chính trị và chiến tranh giữa Việt Nam - Trung quốc rất xấu) tụi mình dễ gần gũi cảm thông nhau. Nhưng rồi đường đời mỗi người mỗi ngã. Một phần tư thế kỷ trôi qua, thỉnh thoảng gặp gỡ , biết bạn mình vẫn còn đó là đủ yên tâm sống tiếp cuộc đời mình. Bữa nay nhân ngày tết ngồi lại tâm sự, mới biết bạn mình đã trải qua biết bao sóng gió cuộc đời mà mình có hay đâu. Nhưng càng mừng khi thấy bạn vẫn "vữ...

"hoành tráng"

Hình ảnh
Có vẻ xu hướng trình diễn "hoành tráng" đang được ưa chuộng. Sáng mùng tám mình đi dự buổi họp mặt truyền thống các giới người Hoa ở nhà hát Hoà Bình. Trước đây năm nào mình cũng đi dự vì ham vui, nhưng 6, 7 năm nay mình không dự được vì không ở Việt Nam vào dịp Tết. Dịp họp mặt năm nay có nhiều điều đáng ghi nhận. Thứ nhất là hầu hết ban công tác người Hoa đều là "người mới", trẻ trung, và có tác phong chính trị khá chuyên nghiệp. Đương kim trưởng ban công tác người Hoa là Dao Nhiễu Linh. Mình nghe nói đến Linh khi cô còn là học sinh, biết Linh thưở nhỏ hàn vi nhưng có ý chí, giàu nghị lực, và học rất giỏi. Bây giờ mình mới có dịp nhìn thấy Linh lần đầu, cô mặc xườn xám, thon thả, duyên dáng, tự tin, năng động, hoạt bát. Điều đáng ghi nhận thứ hai là cách tổ chức buổi "họp mặt": mang tính trình diễn cao và dàn dựng chặt chẽ. Khách mời ngồi ở hàng ghế khán giả , hoạt động chính diễn ra trên sân khấu. Ngoài phần nghi thức và diễn văn là những màn trình diễ...

tầng trệt hạ giới

Hình ảnh
Trong nhà vệ sinh nữ tầng trệt của plaza Diamond, mình ngắm người ta trong lúc đứng sắp hàng đợi tới phiên mình vô toa lét. hầu hết ở tuổi đôi mươi, mặc đầm vai trần hay quần bó lửng, ren rua lòng thòng. Có người vào đây để đi tiểu, có người chỉ sử dụng tấm gương để điểm trang lại gương mặt mái tóc áo quần. Tất cả đều tự nhiên thoải mái như ở chính nhà mình, ung dung tự tại. Những người vào sau kiên nhẫn sắp hàng, thỉnh thoảng một cô bé trẻ trung xinh xắn "vô tư" vượt lên trước mọi người và lăm le giành toa lét. Mình nhìn những cô gái khác và chờ xem phản ứng. Có thể thấy họ cũng bất bình, nhưng ai cũng làm thinh. Khi cửa một buồng toa lét mở ra, cô bé "vô tư" chen vào, mình nói "Em nhỏ, đi ra, tôi đứng đợi từ nãy giờ." Cô bé khựng lại nhìn mình thách thức, nhưng có lẽ mặt mình cũng thách thức không kém (cố tình làm mặt dữ để coi sự thể sẽ diễn tiến ra sao)nên cô ta lùi ra, để cho mình bước vào. Khi mình bước ra thì cô gái đứng sắp hàng sau mình vội tiến t...

mâm cơm tết

Hình ảnh
Hồi xưa, cứ đến mùng 3 mình và Lương , Nguyên hay lại nhà chị Nga và anh Thọ ăn Tết. Nhà của chị "nở hậu" hình chữ L, có cái bếp rộng rãi, tụi mình đều thích ngồi trong đó ăn uống, nói chuyện, cười giỡn. Anh Thọ trông nghiêm nghị nhưng rất cưng ba đưá tụi này, năm nào cũng kêu đủ ba đưá viết báo xuân Yêu Trẻ. Mấy anh em bàn chuyện làm báo suốt, bao nhiêu ý đồ và kế hoạch ngon lành, Lương và mình cam đoan sẽ viết thường xuyên mỗi số, bởi vì anh hăm là 2 năm nữa anh về hưu, vậy tính ra chỉ còn chừng 24 số báo để cho tụi mình viết thôi! gấp lên mới được! Chị Nga lúc nào cũng kêu ba đưá tụi mình là "ba con ranh con" như hồi hăm mấy năm trước, nên Nguyên thích lắm, nói gặp chị là mình được nhỏ lại như xưa. Chị Nga và chị Hạnh chi Hiền là những người mà "hồi xưa" đó, ba đưá tuị mình thường kéo nhau đi chúc Tết, chị Hạnh mùng 1 chị Hiền mùng 2. Năm trước tụi mình đến nhà lúc chi Hạnh và gia đình đi Đà Lạt, năm nay gọi điện trước để xem chị có ở nhà không nhưng ...

đang xuân - hồi xuân - vẫn còn xuân

Hình ảnh
Viết cái tựa "bạn cũ" rồi nghĩ, nghe sao ngậm ngùi, bèn đổi thành "bạn học", lại nghe có vẻ "tin" quá (mấy bữa nay nghe thiên hạ xài tiếng "tin" này nhiều đến nỗi nó nhập mình luôn). Mà kêu tụi nó là "bạn già" thì dễ gì yên thân ăn hết Tết. Thử nhìn coi, mai đang mãn khai, người thì rạng rỡ. Tình suốt ba mươi mấy năm, bạn vẫn là bạn , cũ đâu mà cũ; người trải bốn chín năm mươi xuân vẫn đang xuân, hoặc hồi xuân, ai cũng phơi phới, già đâu mà già! Người có mặt đây thì nhìn cũng biết đang sống phây phây, bèn hỏi thăm nhau tin tức người vắng mặt. Thời buổi xeo-phôn và i-meo mà tin tức loạn xạ. Hỏi anh M thì Tr long trọng báo tin anh đi du lịch châu Âu bị tai nạn xe cộ chết rồi. Hỏi anh B thì Tr nói anh B cũng chết luôn - đi chung xe với anh M - Mọi người sửng sốt, A la lên, không đúng vì X mới gặp anh B ở Mỹ mà! Nhưng Tr khẳng định là thông tin từ một nguồn rất đáng tin cậy là Th., một nhân viên tài chánh xuất sắc, không thể nào có sai s...

Tết ở Sài Gòn

Về tới Sài Gòn được hai ngày rưỡi, "quay cuồng" theo cơn lốc Tết. Chiều mùng hai đi ăn bánh tét ở đường Lê Lợi, vui quá chừng vì người ta đông vô số kể. Mùng ba gặp gỡ ba người bạn thơ Thanh Nguyên, Chim Trắng, và Lưu Thị Lương, nói cười hỉ hả, quên hết ngày giờ. Mùng bốn hết xí quách (trong suốt 5 ngày qua chỉ ngủ từng giấc ngắn gián đoạn 1 -2 giờ, tổng cộng không tới 10 tiếng đồng hồ) nên trưa nay lăn ra ngủ một giấc đến 11 giờ đêm! Bây giờ là 0 giờ 20 phút ngày mùng 5, cảm thấy tỉnh như sáo, bèn tính chuyện đi chơi tiếp. Sáng mai sẽ đi chúc tết bà con ở phía Chợ Lớn, chiều sẽ gặp đám bạn học cũ ở Đại học Sư Phạm hồi 1976-1980. M.Trang nói "tụi mình mừng tuổi tri thiên mệnh luôn" Trời ơi, lại nhắc cái vụ mình đã sống tới nửa thế kỷ rồi! Mấy bữa nay gặp đám hậu sanh, chúng lễ phép "chào bác" mình đã cảm thấy đủ ngậm ngùi rồi, đám bạn cùng lứa lại bồi thêm, đưá nào cũng khoe chuyện đã hay sắp "ngồi sui", thiệt là buồn không còn chỗ nói. Bây giờ m...

chúc tết

Hình ảnh
Bữa nay chắc ở nhà đang chuẩn bị bữa cơm cuối năm cúng ông bà, chắc ai cũng bận, không rảnh đọc email hay blog, còn mình thì ngồi đây nhớ tới người này nghĩ tới người kia. Hành lý đã chuẩn bị xong, để ngay ở cửa ra vào, cứ chốc lát lại tự hỏi không biết còn thiếu cái gì. Bởi vì một chục lần trước đây thì đủ cả chục lần minh quên cái này hay cái kia, mà khi ở trên máy bay hay tới bờ kia Thái Bình Dương rồi mới sực nhớ ra. Mình đã liệt kê mọi thứ có thể nhớ được lúc này vào một tờ giấy để ngay bàn viết, nhưng vấn đề là mình không thể nhớ hay nghĩ ra gì trong tâm trạng lơ lửng bây giờ. Chiều nay ăn bữa cơm Tết sớm với chồng, vì ngày mai ra phi trường rồi. Khi mua vé máy bay cả M và mình đều không dè là Tết Việt năm nay sớm hơn Tết Tàu 1 ngày, thành ra mình sẽ về tới SG vào sáng mùng hai, chứ không phải mùng một. Và "đêm giao thừa" ở đây mình sẽ ngồi chong ngóc một mình ở phi trường SEA-TAC! Không biết văn chương có "vận" vào mình không, cuối năm viết truyện Phi Trường ...

thơ và phở

"Bây giờ kinh tế thị trường, tôi thấy keo dính chuột cũng quảng cáo, nên không lý do gì tôi không quảng cáo thơ như một sản phẩm." là lời Lê Thiếu Nhơn mở đầu để tự quảng cáo tập thơ Trong Bóng Người Xưa . Tôi không nhớ chắc lắm Lê Thiếu Nhơn này có phải là một trong những "hoa hàm tiếu" trên Văn Nghệ thành phố mà hồi xưa tôi có giới thiệu một lần. Bây giờ ở xa không có liên lạc, không có thơ để đọc, thiệt tình không biết thơ trong tập Trong Bóng Người Xưa như thể nào để hùa theo quảng cáo cho xôm. Chỉ tình cờ đọc bài tự quảng cáo này sáng nay, nghĩ : hay, thi sĩ đã biết xông pha chốn thương trường, thơ sẽ có triển vọng. Thơ hay dĩ nhiên như hoa "hữu xạ tự nhiên hương", nhưng hoa toả hương âm thầm ở một góc kho sách tối tăm thì số phận tất yếu sẽ là tàn trong âm thầm tăm tối. Hương hoa cũng như thơ, có hay cách mấy thì cũng chỉ khiến người được thưởng thức ngất ngây, chứ không có cách gì lưu lại trong tâm trí người không hề biết đến nó. Vậy phải làm ch...

hoa giọt tuyết

Hình ảnh
Mấy bữa nay thời tíêt thiệt là đẹp. Buổi sáng có mây, đôi khi mưa lâm râm, nhưng đến trưa thì có nắng, nhiệt độ khoảng 50F. Nhìn ra vườn thấy nhiều chỗ xanh xanh. Hồi "chưa biết gì" về vườn tược, mình thấy cái gì mọc lên xanh xanh sau khi tuyết tan cũng vui mừng. Bây giờ thì hơi ngán, bởi vì những thứ mau mắn ấy không phải là thức ăn được mà lại mọc tùm lum, cho nên gọi là cỏ dại, nương tay với tụi nó là tụi nó mọc tràn lan, chỉ vài tuần là xanh hết cả vườn, khiến các thứ khác không còn cơ may ngóc đầu lên nhìn mặt trời. Tuy nhiên có hai thứ mọc lúc này mình không kể là cỏ. Một là dandelion, hình như tiếng Viêt kêu là bồ công anh. Lúc này chúng đang mọc lá non, mọc rất nhanh, lá có vị nhân nhẩn đắng, ăn được, và có tác dụng lọc máu, lợi tiểu. Sau một mùa đông ăn đừơng bột và ít vận động, đám lá non dandelion trộn với các rau khác làm món green salad ăn rất ngon (trộn ít ít khi chưa quen vị đắng, khi quen và ghiền thì trộn nhiều hơn.) Mình thích hái lá dandelion hơi già một c...

bài báo tết

Năm nay mình có hai bài đăng báo Tết, một truyện ngắn đăng trên Xuân Người Lao Động , một "tâm tình" đăng trên báo Yêu Trẻ. Trong suốt năm năm lại đây, Tết đến mình thường có truyện ngắn đăng trên báo Xuân Phụ Nữ thành phố, quen lệ nên cuối năm rồi mình viết cái truyện Phi Trường Đài Bắc có ý gởi báo Phụ Nữ. Nhưng không thấy chị H nhắn gởi bài như mọi năm; vừa đúng lúc anh B bên Người Lao Động giục nộp bài. Ban đầu anh B kêu mình gởi một bài về Tết Việt ở Mỹ, mình tính cắt một khúc viết về Tết ở nhà thờ Assumption trong tập tùy bút chưa in "Ở Bellingham" để gởi cho anh. Nhưng thư giục gởi bài sau đó anh lại bảo gởi truyện ngắn, mình vừa viết xong Phi Trường Đài Bắc bèn gởi luôn cho anh. Báo Người Lao Động là "mái nhà xưa" đã dung nạp mình hồi mới đi Mỹ lần đầu trở về. Lúc đó chỗ dạy ở trường nhà nước mình đã nghỉ, hội nhà văn đã bỏ ra, việc ở công ty Scitec đã hết. Đã vậy cái apartment mình đang ở được kêu bán - số tiền không lớn so với giá nhà cửa bây g...

sốt ruột

Thư nhà viết: "Nghe nói mầy về ăn tết ba vui lắm." Và "Công nhân ở đây làm tới 27 Tết mới nghỉ. Tối nào, họ cũng phải tăng ca để kịp đổ beton sàn, có sản lượng mới có tiền về quê ăn Tết. Thành thử em cũng phải làm tới đó mới xin nghỉ phép để dọn dẹp nhà cửa." Ngồi nhìn mây bay ngoài cửa sổ, trong lòng các cảm xúc cũng như mây: dày đặc, cuộn lên, biến chuyển, mênh mang, trĩu nặng, giăng giăng, lan toả. Định cuối tuần này đi mua sắm để có quà Tết đem về. Ba dặn đừng mua kẹo, em dặn đừng mua vải vóc áo quần. Ngồi loay hoay với tờ giấy và cây viết một hồi. M nói bây giờ đầu óc mình có vẻ đã ở Việt Nam rồi. Ừ, hồi sáng tới giờ chỉ nói, viết, đọc về VN. Đọc lướt qua các báo Việt Nam trên mạng, vui vui cái vụ tập thơ độc bản bán đấu giá được 250.500.000 đồng. Có lẽ tác phẩm văn chương Việt Nam từ nay nên phát hành độc bản kiểu này, chứ đem đi in ấn phát hành thì "không một ai nắm được con số thật của sách được xuất bản ở Việt Nam trừ các đầu nậu sách" theo như...

Mai Mỹ

Hình ảnh
Bữa nay đi Seattle thấy ở chợ Việt Nam đã bày bán tết, có chỗ bày mấy chậu mai Mỹ, nụ mai tròn mà không xanh, nhưng hoa nở ra cũng có năm cánh vàng tươi, hơi nhỏ, ngó thấy thương lắm.

sắp được về quê ăn tết rồi!

Vui quá! Vui quá! Vui quá! Có vé máy bay rồi! Sắp được về nhà ăn Tết rồi! Nhớ hồi xưa, thấy mấy chiếc xe đò chạy về lục tỉnh vào những ngày tết hay giáp tết ưa vẽ mấy chữ trên thành xe đại khái như "chuyến xe về quê mẹ" hay "quê nội", "quê ngoại", hay "quê vợ", mình chỉ thấy mắc cười. Kiểu tiếu lâm của mấy anh lơ xe đó mà. Nhưng tâm trạng mình bữa nay khi nhận được vé máy bay về VN đúng mồng một tết, thì trời ơi, từ nãy đến giờ cứ lâng lâng như điên như khùng, đến nỗi đức ông chồng phải bắt ngồi xuống (đi đứng thế nào cũng té!) và nhắc đi nhắc lại "calm down, calm down!" Hì hì. Cám ơn món quà ngày Valentine này nghe chồng yêu quí! Bây giờ vui quá, không biết viết gì nữa!

Blog Việt (tiếp theo)

Mình đã nhờ bạn ở VN thử và thấy vẫn vô được blog của mình. Vậy là thông tin blogger bị trường lửa ở VN trên blog của người tập viết trật lất rồi. Nói chung thông tin bất cứ từ nguồn nào vào thời buổi này đều nên kiểm tra lại khi có thể, mà thời điểm kiểm tra khác nhau cũng có thể cho kết quả khác nhau, nhất là khi các nguồn thông tin trên mạng rất "du di", bóc ra dán vô dễ ợt. Nhưng nói tóm lại (cả đề tài blog Việt hỗm nay chứ không phải đoạn văn trên), blog Việt bùng phát là một hiện tượng đáng mừng, đáng khuyến khích. Những cái gọi là "blog đen", "blog bẩn" (là từ dùng trong vài tờ báo VN) không có tác hại gì hơn những website "người lớn" hay những website chính trị cực đoan, hay sách báo in nhảm nhí, hay nhà thổ công khai và làm như bí mật, hay sòng bạc quán nhậu khắp nơi. La hoảng rằng blog Việt đang "hỗn loạn", "bát nháo", là kiểu thấy bóng trăng mà la hoảng "ma", "quỉ" hay "người ngoài hành tinh...

táy máy

Không làm sao chừa được tật táy máy! Hôm qua hì hục viết cái làm vườn trong niềm cảm hứng dào dạt, lưu ở dạng nháp để tìm hình ảnh bổ sung. Khi mở ra thì nó vẫn là draft, sữa chữa một hồi rồi "publish" đàng hoàng, nhưng chẳng thấy nó đâu cả. Trở lại dashboard cũng không thấy. Biến mất hoàn toàn như chưa từng có. Chắc là cái bài ngày 27/1 cũng bị vậy, cho nên về sau kiếm không ra. Tức quá bèn vọc cái blogger một hồi. Hồi trước, khi Blogger mới bán cho Google, nó cho mình chuyển qua tài khoản Google thử rồi không ưng thì chuyển lại. Mình làm thử , sau đó chuyển lại, không có vấn đề. Bữa nay táy máy chuyển qua, thì hỡi ơi, nó không cho chuyển lại nữa! Mấy cái blog của mình bị ảnh hưởng sao mà có cái kh6ng còn đọc được chữ Việt nữa, phải lụi hụi sữa lại font. Vọc tới vọc lui một hồi, làm cho cái ghi chép này có bự ra một chút (mình già cả mắt kém, mà hình như mấy người đọc mình cũng cỡ tuổi mình trở lên thì phải). Nhưng tự nhiên xuất hiện một cái sọc xanh vô duyên, không biết là...

Harry Potter tập 7

(Tạm ngưng đề tài blog Việt một chút) Tin chính thức phát ra từ Website của bà Rowling: Ngày phát hành Harry Potter và Thánh địa chết (Harry Potter and the Deathly Hallow) được ấn định là thứ bảy 21/7/2007. (nhiều cái 7 dữ à!)Đây là tập thứ 7 trong bộ truyện 7 tập Harry Potter và ban đầu dự định phát hành vào ngày 7/7/2007, nhưng chẳng biết tại sao bây giờ lại chính thức phát hành trễ hơn 2 tuần. Có thể vì bộ phim Harry Potter tập 5 sẽ chính thức công chiếu vào ngày 13/7, và những nhà kinh doanh tiếp thì cho rằng phim ra trước rồi bán sách sau sẽ tốt hơn. Sau ba tiếng đồng hồ coi phim người ta sẽ thắc thỏm muốn biết "hậu vận" các nhân vật ra sao nên sẽ sốt ruột đi mua cuốn sách cuối! Thông tin báo chí cho biết giá một cuốn là 34 đô 99 xu, và các tiệm bán sách trên mạng đã bắt đầu nhận đặt mua sách với giá khuyến mãi đặc biệt 18 đô 89 xu. Các tiệm sách lớn thì lên lịch chuẩn bị cho dạ tiệc phát hành Harry Potter như những năm trước. Họ bán sách chủ yếu vào đêm đó, khi các độc...

Blog Việt (lại tiếp theo nữa)

Những blog mình đã ghé qua có thể xếp tạm vô mấy xóm: xóm cầu tiêu gồm những blog đầy những sh. những đ. những f. những c. Một trong những chủ blog cầu tiêu này biện hộ: đó là những tíêng thường dùng hiện nay. Khi nói nhiều người vẫn quen miệng văng ra giữa bạn bè lẫn nơi công cộng, khi viết blog cũng quen như vậy, chứ không cố ý mạ lỵ. Có lý. Nhiều blog quả là viết như nói, thậm chí nói lầu bầu, cẳn nhẳn, hay gầm ghè, hú hét, như kè kè, ac ac, arrrrrrgh, câu cú đứt đầu cụt đuôi, chữ Việt biến thái kiểu nói ngọng nói đớt như bi h (bây giờ) wá choài (quá trời). Cũng nằm trong xóm cầu tiêu này là những blog câu kệ to tát mà nội dung văng cứt tùm lum. (Đã viết tắt là c. nhưng lại phải viết rõ ràng là cứt để tránh hiểu thành từ khác. Mặc dù chẳng có từ nào tự bản thân nó tục, nhưng mình chủ trương muốn viết cái gì thì cứ viết rõ, chứ viết mà người khác không hiểu hay hiểu lung tung để chi?) Kế đến là xóm blog phòng khách. Ở đây người ta có ý thức danh giá sỉ diện, biết bẹo dạng bẹo hình...

Blog Việt (tiếp theo nữa)

Hồi xưa mình hay khuyến khích “bọn trẻ” viết bài đăng báo (hồi mình còn phụ trách trang Hoa Hàm Tiếu trên báo Văn Nghệ), không phải nhằm đào tạo thi sĩ hay tiểu thuyết gia tương lai, mà chỉ muốn khuyến khích khả năng bày tỏ bằng ngôn ngữ của các em. Mình cho rằng trừ những em nào tương lại sẽ lên núi ẩn tu trong cốc, còn thì tất cả những ai muốn có đời sống xã hội phong phú đều cần đến kỷ năng “tương tác” bằng ngôn ngữ trong xã hội đó. Hồi đó mình dạy Anh văn, nhận thấy nhiều phụ huynh ý thức trang bị cho con em kỷ năng sử dụng ngôn ngữ phổ thông nhứt thế giới ấy, mà không bận tâm lắm việc đào luyện kỷ năng sử dụng tiếng Việt. Có thể họ nhắm tương lai con mình sẽ phát triển ở một xã hội mà ngoại ngữ đó là ngôn ngữ chính. Cũng may là việc dạy và học các ngôn ngữ có nhiều điểm tương đồng, nên học trò giỏi ngoại ngữ cũng phát triển đựơc khả năng diễn đạt suy nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ (nếu thường dùng tiếng mẹ đẻ chứ hổng phải chỉ ăn ngủ xài ngoại ngữ). Blog Việt cũng có từng “xóm” thì phải, ...

Blog Việt (tiếp theo)

Hình ảnh
Hôm qua bệnh nặng quá nên chỉ ăn, uống thuốc rồi ngủ, bữa nay đủ khoẻ để ngồi dậy gõ máy tính, nhưng thỉnh thoảng vẫn hoa mắt, hy vọng không viết chữ tác thành tộ. Chẳng là hôm thứ bảy tuần trước đi chơi cả ngày, xe chạy ngoằn ngoèo một bên núi một bên biển, mình chóng mặt quá, nhưng khi đi còn có nắng, cảnh quá đẹp, lòng đang vui, mình ráng chịu. Chuyến đi chơi này xa, hết núi biển thì tới đồng bằng, chạy hết con đường quê thì thấy bảng hiệu chỉ ra xa lộ, M không muốn chạy ngoài xa lộ nên quay lại con đường độc đạo, và lại băng qua đồng bằng, vượt núi, men biển. Trời ơi, lúc này mình đã hết xí quách, lại nữa mặt trời vừa xuống biển là trời tối thui và nhiệt độ tụt xuống một cái èo, lạnh dưới 0 độ chứ chẳng chơi. Mình cảm thấy cái máy sưởi trong xe làm mình ngộp, nên mở hé cửa sổ để hít thở. Có lẽ vì vậy mà bị cảm lạnh, cũng không biết chắc. Lúc đó mình hơi bị tê liệt cảm giác rồi, ngồi thừ trên ghế nhắm mắt ráng điều hoà hơi thở, nửa mơ màng, nửa ngất ngư. M thì lo lái xe trên con đườ...