thơ và phở
"Bây giờ kinh tế thị trường, tôi thấy keo dính chuột cũng quảng cáo, nên không lý do gì tôi không quảng cáo thơ như một sản phẩm." là lời Lê Thiếu Nhơn mở đầu để tự quảng cáo tập thơ Trong Bóng Người Xưa. Tôi không nhớ chắc lắm Lê Thiếu Nhơn này có phải là một trong những "hoa hàm tiếu" trên Văn Nghệ thành phố mà hồi xưa tôi có giới thiệu một lần. Bây giờ ở xa không có liên lạc, không có thơ để đọc, thiệt tình không biết thơ trong tập Trong Bóng Người Xưa như thể nào để hùa theo quảng cáo cho xôm. Chỉ tình cờ đọc bài tự quảng cáo này sáng nay, nghĩ : hay, thi sĩ đã biết xông pha chốn thương trường, thơ sẽ có triển vọng. Thơ hay dĩ nhiên như hoa "hữu xạ tự nhiên hương", nhưng hoa toả hương âm thầm ở một góc kho sách tối tăm thì số phận tất yếu sẽ là tàn trong âm thầm tăm tối. Hương hoa cũng như thơ, có hay cách mấy thì cũng chỉ khiến người được thưởng thức ngất ngây, chứ không có cách gì lưu lại trong tâm trí người không hề biết đến nó. Vậy phải làm cho người đời biết đến thơ mình! Chuyện này sinh tử như chuyện làm ra thơ vậy. Hình như bây giờ 10.000 đồng chỉ mua được một tô phở bình dân, chứ phở “có tíêng” thì giá gấp đôi gấp ba. Nếu ai nghe tôi xúi, bỏ ra 10.000 đồng mua tập thơ của Lê Thiếu Nhơn, đọc xong mà cảm thấy hài lòng thì khỏi cám ơn, còn nếu cảm thấy thà ăn tô phở bình dân còn sướng hơn thì cứ trách tôi.
Thời nay có nhiều chiêu thức quảng cáo, từ thẳng thắn đến trá hình, từ dụng mỹ nhân kế đến diễn trò Chí Phèo; có khi dùng cái khác để quảng cáo thơ, có khi dùng thơ để quảng cáo cái khác, tôi cũng khó biết được chân giả giả chân. Cách quảng cáo của Lê Thiếu Nhơn tôi thấy đàng hoàng có tư cách. Và tôi nghĩ với những ai làm rớt 10.000 đồng mà không bị sạt nghiệp thì thỉnh thoảng nên mua một tập thơ mới xuất bản, đọc qua không thích thì coi như đi đường làm rớt tiền, tiếc một chút rồi thôi.
Mà 10.000 đồng là lớn hay nhỏ? Cách đây mấy ngày tôi có đọc một bài trên một tờ báo tíêng Anh phát hành ở Mỹ, người viết là một người gốc Việt còn trẻ (dựa theo chi tiết trong bài viết – khi đọc không có ý định lưu làm tư liệu, nay nhớ tới thì không sẵn địa chỉ để link, thành thật xin lỗi tác giả.) Tác giả kể lại thời thơ ấu sống ở nước Việt Nam bao cấp, mỗi tháng chỉ được mẹ dắt đi ăn phở vài lần (chi tíêt tác giả dùng để minh hoạ sự khốn khó thời ấy). Và để minh hoạ cho sự đổi mới của Việt nam, tác giả cũng dùng chi tiết cá nhân rằng bây giờ tác giả và chị em mình dư sức ăn phở điểm tâm mỗi ngày. Khi đọc chi tíêt này tôi nhớ năm ngoái tôi đi thăm dì tôi ở Bùi Chu (thuộc tỉnh Đồng Nai, gần thủy điện Trị An). Em họ tôi có một tiệm phở bình dân, một tô phở + cà phê sữa / cà phê đá cho bữa ăn sáng chưa tới 10.000 đồng, thực khách phần lớn là công nhân làm ở khu công nghiệp mới lập gần đó (hãng xưởng liên doanh nước ngoài). Tôi có làm quen một nhóm năm bảy công nhân ăn phở và chuyện trò vui vẻ (nhân dịp được lãnh tiền tăng ca). Các em còn rất trẻ, 18-20 tuổi, có em đeo hai ba cái nhẫn vàng. Tôi nói coi bộ đời sống công nhân nữ độc thân thú vị há, sáng phở chiều karaoke. Các em cười “Hổng dám đâu. Sáng nào cũng phở thì đi đứt 1/3 lương, trong khi chung tiền với ba bốn người khác mướn phòng trọ là đã hết 1/3 lương rồi. Tụi em sống như vầy nè: mỗi tháng mua 10 Kí gao khoảng 50.000 đồng, tiền chợ khoảng 5.000 đồng / ngày, vị chi 150.000 đồng / tháng. Áo quần, thuốc men, kem đánh răng, xà bông, băng vệ sinh, xe cộ đi lại và các chi tiêu linh tinh khác gói ghém trong vòng 100.000 đồng / tháng. Tiện tặn như vậy thì tổng cộng các khoảng chi tiêu cũng hết 2/3 lương rồi. Đứa nào “xài sang” thì ăn sáng ổ bánh mì 2000 đồng hay gói xôi 1000 đồng, còn không thì thì ăn cơm nguội, mới để dành được vài ba trăm gởi về cho gia đình, hoặc sắm vài phân vàng đeo trong mình (chứ ở trọ tập thể đâu có chỗ cất tiền). Còn phở hả? Thỉnh thoảng mới ăn nhân chuyện vui gì đó chị ơi.”
Tôi không biết có ai trong những người này thỉnh thoảng mua một quyển thơ thay vì một tô phở bình dân nhân dịp đặc biệt nào đó. Cũng không biết những con người ấy (tuổi đôi mươi đầy hy vọng và khao khát) thưởng thức thơ như thế nào. Chẳng qua đầu óc mình nghĩ lan man. Thôi, ngừng.
Thời nay có nhiều chiêu thức quảng cáo, từ thẳng thắn đến trá hình, từ dụng mỹ nhân kế đến diễn trò Chí Phèo; có khi dùng cái khác để quảng cáo thơ, có khi dùng thơ để quảng cáo cái khác, tôi cũng khó biết được chân giả giả chân. Cách quảng cáo của Lê Thiếu Nhơn tôi thấy đàng hoàng có tư cách. Và tôi nghĩ với những ai làm rớt 10.000 đồng mà không bị sạt nghiệp thì thỉnh thoảng nên mua một tập thơ mới xuất bản, đọc qua không thích thì coi như đi đường làm rớt tiền, tiếc một chút rồi thôi.
Mà 10.000 đồng là lớn hay nhỏ? Cách đây mấy ngày tôi có đọc một bài trên một tờ báo tíêng Anh phát hành ở Mỹ, người viết là một người gốc Việt còn trẻ (dựa theo chi tiết trong bài viết – khi đọc không có ý định lưu làm tư liệu, nay nhớ tới thì không sẵn địa chỉ để link, thành thật xin lỗi tác giả.) Tác giả kể lại thời thơ ấu sống ở nước Việt Nam bao cấp, mỗi tháng chỉ được mẹ dắt đi ăn phở vài lần (chi tíêt tác giả dùng để minh hoạ sự khốn khó thời ấy). Và để minh hoạ cho sự đổi mới của Việt nam, tác giả cũng dùng chi tiết cá nhân rằng bây giờ tác giả và chị em mình dư sức ăn phở điểm tâm mỗi ngày. Khi đọc chi tíêt này tôi nhớ năm ngoái tôi đi thăm dì tôi ở Bùi Chu (thuộc tỉnh Đồng Nai, gần thủy điện Trị An). Em họ tôi có một tiệm phở bình dân, một tô phở + cà phê sữa / cà phê đá cho bữa ăn sáng chưa tới 10.000 đồng, thực khách phần lớn là công nhân làm ở khu công nghiệp mới lập gần đó (hãng xưởng liên doanh nước ngoài). Tôi có làm quen một nhóm năm bảy công nhân ăn phở và chuyện trò vui vẻ (nhân dịp được lãnh tiền tăng ca). Các em còn rất trẻ, 18-20 tuổi, có em đeo hai ba cái nhẫn vàng. Tôi nói coi bộ đời sống công nhân nữ độc thân thú vị há, sáng phở chiều karaoke. Các em cười “Hổng dám đâu. Sáng nào cũng phở thì đi đứt 1/3 lương, trong khi chung tiền với ba bốn người khác mướn phòng trọ là đã hết 1/3 lương rồi. Tụi em sống như vầy nè: mỗi tháng mua 10 Kí gao khoảng 50.000 đồng, tiền chợ khoảng 5.000 đồng / ngày, vị chi 150.000 đồng / tháng. Áo quần, thuốc men, kem đánh răng, xà bông, băng vệ sinh, xe cộ đi lại và các chi tiêu linh tinh khác gói ghém trong vòng 100.000 đồng / tháng. Tiện tặn như vậy thì tổng cộng các khoảng chi tiêu cũng hết 2/3 lương rồi. Đứa nào “xài sang” thì ăn sáng ổ bánh mì 2000 đồng hay gói xôi 1000 đồng, còn không thì thì ăn cơm nguội, mới để dành được vài ba trăm gởi về cho gia đình, hoặc sắm vài phân vàng đeo trong mình (chứ ở trọ tập thể đâu có chỗ cất tiền). Còn phở hả? Thỉnh thoảng mới ăn nhân chuyện vui gì đó chị ơi.”
Tôi không biết có ai trong những người này thỉnh thoảng mua một quyển thơ thay vì một tô phở bình dân nhân dịp đặc biệt nào đó. Cũng không biết những con người ấy (tuổi đôi mươi đầy hy vọng và khao khát) thưởng thức thơ như thế nào. Chẳng qua đầu óc mình nghĩ lan man. Thôi, ngừng.