tầng trệt hạ giới
Trong nhà vệ sinh nữ tầng trệt của plaza Diamond, mình ngắm người ta trong lúc đứng sắp hàng đợi tới phiên mình vô toa lét. hầu hết ở tuổi đôi mươi, mặc đầm vai trần hay quần bó lửng, ren rua lòng thòng. Có người vào đây để đi tiểu, có người chỉ sử dụng tấm gương để điểm trang lại gương mặt mái tóc áo quần. Tất cả đều tự nhiên thoải mái như ở chính nhà mình, ung dung tự tại. Những người vào sau kiên nhẫn sắp hàng, thỉnh thoảng một cô bé trẻ trung xinh xắn "vô tư" vượt lên trước mọi người và lăm le giành toa lét. Mình nhìn những cô gái khác và chờ xem phản ứng. Có thể thấy họ cũng bất bình, nhưng ai cũng làm thinh. Khi cửa một buồng toa lét mở ra, cô bé "vô tư" chen vào, mình nói "Em nhỏ, đi ra, tôi đứng đợi từ nãy giờ." Cô bé khựng lại nhìn mình thách thức, nhưng có lẽ mặt mình cũng thách thức không kém (cố tình làm mặt dữ để coi sự thể sẽ diễn tiến ra sao)nên cô ta lùi ra, để cho mình bước vào. Khi mình bước ra thì cô gái đứng sắp hàng sau mình vội tiến tới cánh cửa, cô bé "vô tư" nhìn cái đám sáu bảy người đang sắp hàng, có vẻ thăm dò xem mắc xích nào yếu để đột phá. Mình ghi lại chuyện này như một nét văn hoá khá "mới". Vì trước đây mình từng sử dùng khá nhiều nhà vệ sinh công cộng từ trong nam ra đến ngoài bắc, thường thấy cảnh mạnh ai nấy chen, nên khi có đông người cần dùng toa lét thì mình phải xí chỗ đứng chực ngay cửa toa lét, để khi người bên trong vừa mở cửa lách ra thì mình lập tức chen vô. Có lần ở sân bay Nội Bài (thời nhà vệ sinh nữ là một dãy cầu xổm không có vách ngăn) trong khi mình đang lớ ngớ ngượng ngùng vì những cặp mông phong phú đa dạng chen san sát trên dãy cầu xổm, thì nhiều cô bà khác tiếp tục chen vào phòng, một bà liếc qua tình hình rồi tụt quần tè ngay lối đi, nhanh gọn, rồi kéo quần lên , ngẩng cao đầu bước đi phơi phới. Hai ba cô bà khác bèn noi gương tụt quần tại chỗ, trong một loáng cả cái buồng vệ sinh nữ lai láng nước tiểu nồng nàn.Lâu nay không có dịp ra bắc, không biết tình hình được cải tiến tới đâu. Do cảnh ấy còn lưu lại hơi đậm nét trong ký ức từ ấy, mình rất "ấn tượng" với cảnh xếp hàng và những cái toa lét có từng buồng riêng có cửa đóng kín có chốt gài an toàn, và đủ sạch sẽ để các cô xinh như người mẫu vào đó điểm trang sửa soạn cho buổi hẹn hò.
Chẳng là chiều hôm nay S. Chi hẹn mình uống café ở lề đường bên hông của cái Plaza này. Trời Sài Gòn nắng tắt, gió hiu hiu, chỗ ngồi ngoài trời thoáng mát, thoải mái chuyện trò trong cảnh dập dìu tài tử giai nhân, và ngựa xe như nước. Được Inrasara tặng cho mấy cuốn sách văn học Chăm. Hiểu được nghĩa một từ lâu nay mình dùng mà không biết tại sao lại gọi là vậy: "bà chăm". Anh Inrasara nói anh (và đồng bào của anh) là Bà Chăm , tức là Bà La Môn Chăm hoá. Mình đăm ra tò mò tới văn hoá Chăm. Đêm nay sẽ thức đọc mấy cuốn sách này. Trong năm 2006 Inrasara đã xuất bản 6 cuốn sách. Đáng bái phục. Bèn chụp hình ké anh để dán lên blog khoe chơi.

Bùi Anh tấn cũng đáng bái phục không kém: là tác giả của những cuốn sách nghiên cứu Phập giáo có trọng lượng (nghe nói anh từng lăm le đi tu trước khi trở thành thiếu tá công an) Nghe giới thiệu tác phẩm nổi đình nổi đám của anh là Vòng tay không đàn ông, và Một thế giới không có đàn bà (về những người đồng tính luyến ái) Mình chân thành hỏi anh có đồng tính không (không hề có ý gì khác một câu hỏi thật thà, vì mình thấy đồng tính hay dị tính thì có sao đâu?) Anh chàng cười không trả lời, nhưng Kim Cúc bổ sung là chàng chưa có vợ. Không biết cảm giác thực của chàng ra sao, mà chàng lật đật kiếu bận, rút lui sớm. Còn lại một mình Inrasara chống chỏi với ba bà cho đến giờ hẹn với vợ mới được buông tha. Ba bà bèn kéo nhau đi ăn cơm bắc, ngon.
Chẳng là chiều hôm nay S. Chi hẹn mình uống café ở lề đường bên hông của cái Plaza này. Trời Sài Gòn nắng tắt, gió hiu hiu, chỗ ngồi ngoài trời thoáng mát, thoải mái chuyện trò trong cảnh dập dìu tài tử giai nhân, và ngựa xe như nước. Được Inrasara tặng cho mấy cuốn sách văn học Chăm. Hiểu được nghĩa một từ lâu nay mình dùng mà không biết tại sao lại gọi là vậy: "bà chăm". Anh Inrasara nói anh (và đồng bào của anh) là Bà Chăm , tức là Bà La Môn Chăm hoá. Mình đăm ra tò mò tới văn hoá Chăm. Đêm nay sẽ thức đọc mấy cuốn sách này. Trong năm 2006 Inrasara đã xuất bản 6 cuốn sách. Đáng bái phục. Bèn chụp hình ké anh để dán lên blog khoe chơi.

Bùi Anh tấn cũng đáng bái phục không kém: là tác giả của những cuốn sách nghiên cứu Phập giáo có trọng lượng (nghe nói anh từng lăm le đi tu trước khi trở thành thiếu tá công an) Nghe giới thiệu tác phẩm nổi đình nổi đám của anh là Vòng tay không đàn ông, và Một thế giới không có đàn bà (về những người đồng tính luyến ái) Mình chân thành hỏi anh có đồng tính không (không hề có ý gì khác một câu hỏi thật thà, vì mình thấy đồng tính hay dị tính thì có sao đâu?) Anh chàng cười không trả lời, nhưng Kim Cúc bổ sung là chàng chưa có vợ. Không biết cảm giác thực của chàng ra sao, mà chàng lật đật kiếu bận, rút lui sớm. Còn lại một mình Inrasara chống chỏi với ba bà cho đến giờ hẹn với vợ mới được buông tha. Ba bà bèn kéo nhau đi ăn cơm bắc, ngon.
