David Halberstam
David Halberstam chết ở tuổi 73 vì tai nạn giao thông hôm thứ hai ở California. Ông được coi là biểu hiện của nhà báo chân chính, quan tâm đến quyền được thông tin của dân chúng. Rất nhiều đồng nghiệp ông viết về ông. Mình lượm ra mấy chi tiết: Sau khi tốt nghiệp đại học Harvard, thay vì về những chỗ "ngon lành" ở toà soạn các báo lớn ở thủ đô, ông lại đi về miền nam làm việc cho một tờ báo chỉ có ... một phóng viên, và đưa tin tại chỗ về phong trào dân quyền, ông là một trong những người đầu tiên viết báo về phong trào dân quyền khi phong trào này còn mới nhen nhóm. Khi là phóng viên chiến trường ở Việt Nam (1962-1963) ông luôn tìm cách bám theo các đơn vị chiến đấu ngoài chiến trường và tường thuật với nhận định sắc sảo, thẳng thắn. Một chi tiết đáng suy ngẫm về quan hệ chủ báo và phóng viên (có lẽ là một trong những yếu tố cần thíêt để có nhà báo lớn): Tổng thống John F. Kennedy điên tiết vì những bản tin chiến tranh của ông đã mạnh mẽ đòi ngừơi xuất bản báo The Times, ông Arthur Ochs Sulzberger, thay đổi phóng viên. Ông Sulzberger trả lời rằng ông Halberstam sẽ chẳng đổi đi đâu cả. Chẳng những thế ông còn hủy một kỳ nghỉ phép đã định trứơc của Halberstam để không ai có thể suy diễn bậy bạ. (dịch theo báo New York Times). Đoạn dưới này cũng trích dịch từ bài đó: Ông Halberstam nói với một người phỏng vấn cho NY1 News mới đây rằng “Một nhà văn nên như một kịch tác gia – đưa con người lên sân khấu, đưa ý tưởng lên sân khấu, khiến độc giả trở thành khán giả.”
Sinh nghề tử nghiệp, Halberstam chết trong khi đang đi "tác nghiệp" (đi phỏng vấn để viết sách) - Nửa thế kỷ cầm viết của ông tóm tắt như vầy: thập niên sáu mươi ông xuất bản 2 cuốn sách, thập niên bảy mươi: 3 cuốn sách (trong đó cuốn "The Best and the Brightest" đoạt giải Pulitzer 1972, thập niên tám mươi: 4 cuốn sách, thập niên chín mươi: 6 cuốn sách, trong nửa thập niên đầu tiên của thiên niên kỷ thứ 3, Halberstam đã xuất bản 4 cuốn, và ở tuổi bảy mươi ông đã hoàn thành hoặc đang viết để xuất bản thêm 6 cuốn sách nữa, hoặc hơn, nếu trời để ông sống! (theo wikipedia - cái wikipedia này nhậm lẹ lắm, Halberstam mới chết xong là phần tiểu sử của ông được cập nhật liền, kèm theo ghi chú là còn bổ sung khi có thêm thông tin mới)
Đoạn sau đây trích trong bài phỏng vấn Halberstam về phim “Apocalypse Now” trên Salon.com khi phim này được công bố nguyên bản không cắt xén lần đầu tiên (2001). (không có link trực tiếp đến bài này, muốn đọc nguyên bản, vào website salon.com, đánh "halberstam" vào ô search ở Archives rồi bấm vào tựa Halberstam on "Apocalypse Now"). Sau khi khen phim Apocalypse và phim Trung Đội như hai phim đứng đầu về phim (Mỹ làm về chiến tranh ở) Việt Nam, ông Halberstam trả lời câu hỏi “Ông nghĩ gì về những phim Việt Nam khác?"(hiểu theo ngữ cảnh “phim (Mỹ làm về chiến tranh ở)Việt Nam”) : Anh phải hiểu rằng phim thành công nhất là “Rambo” - một bộ phim hoang tưởng, dễ sợ do kẻ nào đó được nuôi dưỡng toàn bằng hoang tưởng thực hiện. Đó là một thứ phim xúi trẻ con giết chóc. Đấy là [Sylvester] Stallone, kẻ đã không tham chiến mà đi dạy ở một trường dành cho nữ sinh ở Thụy Sĩ. (Tôi chắc chắn hắn đã làm việc đó một cách anh dũng). Và hắn làm cái phim này nhằm khơi bùng lên nỗi hoang tưởng: rằng chúng ta bị bọn chính khách và bọn nhà báo chơi xỏ. Và cái phim đó thiệt là ngu và kỳ thị chủng tộc. Một gã với với cơ bắp vạm vỡ có thể diệt sạch 3.000 bộ binh Bắc Việt, mặc dù đó là một trong những bộ binh lớn trên thế giới. Và trong quá khứ, những người đã đánh giá thấp binh đội đó như những viên chỉ huy Pháp và Mỹ chẳng hạn, đã trả giá cao. Và điều mà những viên chỉ huy đó đã không làm được thì lão Stallone có thể làm theo kiểu chiếu bóng. Anh phải hiểu đó là một dấu mốc, cái đó và phim “Mũ nồi xanh” - lại một bộ phim sô vanh hiếu chiến ngu cực kỳ nữa, trong đó mặt trời lặn xuống phía Đông trên biển Nam Trung Hoa, điều mà có lẽ là tất cả những gì anh cần biết (qua bộ phim đó). Có một phim khác rất hay do Ingmar Bergman làm mà ít người biết đến có tên là “Nỗi nhục”. Không ai biết về nó nhưng nó rất hay bởi vì nó thật sự là chuyện xảy ra ở nước đó (Việt Nam), mặc dù dân Tây làm nó.
Sinh nghề tử nghiệp, Halberstam chết trong khi đang đi "tác nghiệp" (đi phỏng vấn để viết sách) - Nửa thế kỷ cầm viết của ông tóm tắt như vầy: thập niên sáu mươi ông xuất bản 2 cuốn sách, thập niên bảy mươi: 3 cuốn sách (trong đó cuốn "The Best and the Brightest" đoạt giải Pulitzer 1972, thập niên tám mươi: 4 cuốn sách, thập niên chín mươi: 6 cuốn sách, trong nửa thập niên đầu tiên của thiên niên kỷ thứ 3, Halberstam đã xuất bản 4 cuốn, và ở tuổi bảy mươi ông đã hoàn thành hoặc đang viết để xuất bản thêm 6 cuốn sách nữa, hoặc hơn, nếu trời để ông sống! (theo wikipedia - cái wikipedia này nhậm lẹ lắm, Halberstam mới chết xong là phần tiểu sử của ông được cập nhật liền, kèm theo ghi chú là còn bổ sung khi có thêm thông tin mới)
Đoạn sau đây trích trong bài phỏng vấn Halberstam về phim “Apocalypse Now” trên Salon.com khi phim này được công bố nguyên bản không cắt xén lần đầu tiên (2001). (không có link trực tiếp đến bài này, muốn đọc nguyên bản, vào website salon.com, đánh "halberstam" vào ô search ở Archives rồi bấm vào tựa Halberstam on "Apocalypse Now"). Sau khi khen phim Apocalypse và phim Trung Đội như hai phim đứng đầu về phim (Mỹ làm về chiến tranh ở) Việt Nam, ông Halberstam trả lời câu hỏi “Ông nghĩ gì về những phim Việt Nam khác?"(hiểu theo ngữ cảnh “phim (Mỹ làm về chiến tranh ở)Việt Nam”) : Anh phải hiểu rằng phim thành công nhất là “Rambo” - một bộ phim hoang tưởng, dễ sợ do kẻ nào đó được nuôi dưỡng toàn bằng hoang tưởng thực hiện. Đó là một thứ phim xúi trẻ con giết chóc. Đấy là [Sylvester] Stallone, kẻ đã không tham chiến mà đi dạy ở một trường dành cho nữ sinh ở Thụy Sĩ. (Tôi chắc chắn hắn đã làm việc đó một cách anh dũng). Và hắn làm cái phim này nhằm khơi bùng lên nỗi hoang tưởng: rằng chúng ta bị bọn chính khách và bọn nhà báo chơi xỏ. Và cái phim đó thiệt là ngu và kỳ thị chủng tộc. Một gã với với cơ bắp vạm vỡ có thể diệt sạch 3.000 bộ binh Bắc Việt, mặc dù đó là một trong những bộ binh lớn trên thế giới. Và trong quá khứ, những người đã đánh giá thấp binh đội đó như những viên chỉ huy Pháp và Mỹ chẳng hạn, đã trả giá cao. Và điều mà những viên chỉ huy đó đã không làm được thì lão Stallone có thể làm theo kiểu chiếu bóng. Anh phải hiểu đó là một dấu mốc, cái đó và phim “Mũ nồi xanh” - lại một bộ phim sô vanh hiếu chiến ngu cực kỳ nữa, trong đó mặt trời lặn xuống phía Đông trên biển Nam Trung Hoa, điều mà có lẽ là tất cả những gì anh cần biết (qua bộ phim đó). Có một phim khác rất hay do Ingmar Bergman làm mà ít người biết đến có tên là “Nỗi nhục”. Không ai biết về nó nhưng nó rất hay bởi vì nó thật sự là chuyện xảy ra ở nước đó (Việt Nam), mặc dù dân Tây làm nó.