văng mạng thiệt
VĂN MẠNG HAY “VĂNG MẠNG”? Đó là tựa bài tham luận của Hồ Thi Ca do Vũ Trọng Quang gởi cho mình bằng email, giống như một “press release” cho cái Bàn Tròn Văn Chương sẽ diễn ra vào lúc 8:30giờ, thứ Bảy, ngày 21.04.2007, tại Hội trường Hội VHNT Tp. HCM. Thấy ý đồ người gởi là để phổ biến rộng rãi, mình vỗ tay phụ một tiếng cho kêu thêm, và lạm bàn một tý ở đây. Bữa nay đọc bài tham luận của Hồ Thi Ca trước (bài tham luận thứ hai của Inrasara, để mai; và bài “đề dẫn” của VTQ, để mốt.) Đọc HTC trước vì thứ nhất anh là bạn cũ (30 năm! Chà...), thứ hai anh đang là thư ký toà soạn Vietnamnet, và là người đầu têu đi tiếp thị các nhà văn già trẻ sồn sồn ở VN lập website cá nhân, giá hữu nghị.
“Nhà văn – nhà thơ Việt Nam hiện nay,” theo HTC, “cứ chục vị thì may ra có 1 vị biết chút chút về net, và cũng chỉ dừng ở mức độ gửi, nhận mail, đọc vài trang báo điện tử, vào xem 1 vài trang web văn học quen thuộc.” HTC thấy vậy cũng đáng mừng, trong hoàn cảnh “Người ta thường trưng ra vô vàn những mặt trái, cái xấu xa đầy dẫy trên net để doạ thiên hạ rồi tự doạ luôn cả mình.” HTC kêu gọi “Internet không phải là toàn bộ thế giới, nhưng nhà văn chúng ta hãy nhìn một thế giới khác đang hiện hữu trên net và đừng sợ hãi nó, bởi 2 lý do: chúng ta buộc phải chung sống với nó và chúng ta có quyền điều hành nó – chí ít là ở trang web cá nhân của mình.”
Tiếp theo HTC lý giải cái khác cơ bản giữa văn học mạng và văn học truyền thống, tiên đoán văn chương mạng sẽ sản sinh loại hình văn học “truyền khẩu mới”. Sau cùng HTC đưa ra những lời khuyên cho người nhập môn văn chương mạng.
Mình đương nhiên tán thành việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỷ thuật mà mình có khả năng và điều kiện “xài được” cho cuộc sống và viết của mình. Mình coi đó là phương tiện, nếu có và biết xài thì tiện lợi, không có thì chịu cực với phương tiện thô sơ như cây viết bi và tờ giấy, không hề gì. Nghiệm từ bản thân mình (dám nói là một trong những nhà văn VN đầu tiên xài máy tính và internet) thì quá trình sáng tác một bài thơ hay một truyện ngắn trên máy tính và trên giấy không khác lắm (cũng vò đầu bức tóc rồi viết ra), còn chất lượng thành phẩm thì có cái hay hơn có cái dở hơn, có lẽ là do sự trồi sụt của cảm hứng, chứ máy tính hay cây viết không đóng vai trò quan trọng lắm! Ấy là mình so với mình. Không biết có ai thử làm nghiên cứu này chưa: nhà văn nào viết tác phẩm nào bằng phương tiện nào (máy tính hay máy đánh chữ cổ điển hay viết bi, bút lông) rồi so sánh những tác phẩm đó để coi giá trị văn chương của những tác phẩm đó chênh lệch như thế nào.
Mình phân biệt chuyện xài máy tính và xài internet. Máy tính tiện dụng cho nhà văn “viết”, còn internet thì tiện cho xuất bản (ngoài chuyện khảo cứu, chơi game và vân vân). Cái viết trên máy tính không nhất thiết là văn chương MẠNG, cái xuất bản trên internet cũng không nhất định là VĂN CHƯƠNG mạng. Nhưng cứ coi văn chương đọc được qua truy cập internet là văn chương mạng để có sự thống nhất khái niệm mà thảo luận vậy. (Mặc dù lần về VN vừa rồi mình phát hiện một điều ngộ là “văn chương mạng” được chuyền tay trong những cái CD hay USB do ai đó lưu từ những file kèm theo email hay chép từ những website bị tường lửa cho những người lơ tơ mơ về internet có thể đọc trên máy tính không nối mạng.)
Về cái “văn chương mạng” mà HTC đề cập trong bài tham luận, mình thấy có mấy ngộ nhận khá phổ biến:
- “Điểm khác biệt cơ bản nhất của văn học mạng là tính phổ biến rộng rãi của nó.” Thực tế không phải vậy. Mình đố ai thử đưa ra được một ví dụ “văn học mạng” nào có số phát hành hay “luợng độc giả truy cập” lên đến hàng trăm triệu như sách in trên giấy, như Harry Potter chẳng hạn. Stephen King cũng là tác giả bán được hàng trăm triệu cuốn sách in trên giấy, khi đang ở đỉnh cao ăn khách ông đã thử bán tác phẩm trên mạng (viết xong phần nào bán liền qua mạng, như bánh mì mới ra lò, nóng hổi vừa thổi vừa ngoạm) nhưng chỉ thử một phen “cho biết” rồi ông lại đưa tác phẩm cho NXB giấy in ra và họ lại bán sách ông chạy như tôm tươi.
- “Một bài thơ, truyện ngắn được post lên website cá nhân lập tức cả thế giới đều đọc được.” Trời ơi, cả thế giới này rảnh đâu mà chầu chực vồ lấy một bài thơ hay một truyện ngắn nào đó trên cái website cá nhân nào đó, khi mà mỗi giây đều có hàng triệu và triệu chữ nghĩa đổ đống lên internet. Vả lại, “cả thế giới” này chỉ có khả năng đọc chữ mà họ biết thôi, người Pháp đọc chữ Pháp, người Tàu đọc chữ Tàu, người biết tiếng Anh thì đọc tiếng Anh. Anh Inrasara thử post một bài thơ hay một truyện ngắn tíêng Chăm lên mạng coi “lập tức cả thế giới này đều đọc được” hay không? Mà không phải víêt bằng chữ “thiểu số” như chữ Việt chữ Chăm mới kén người đọc, mình có thể chỉ ra vô số bài thơ truyện ngắn bằng thứ tiếng phổ biến nhứt hành tinh là tíêng Anh khi post lên mạng, dẫu đếm tới đếm lui thì cũng chỉ có tác giả tự đọc mà thôi.
- “độc giả ở bất kỳ nơi đâu trên trái đất này đều có thể ngay lập tức gởi góp ý, phê bình của mình đến tác giả. Đó là đặc điểm khác của văn học mạng: tính tương tác rất cao. Hiện nay, trên 1 số website, tính tương tác của văn học còn hiển thị dưới hình thức các trang viết cộng đồng, tiểu thuyết tập thể… Ở đó, các tác giả cùng tham gia viết 1 tác phẩm mà không hề quen biết nhau!” Mà để làm gì chứ? Có tác phẩm nào sáng tác kiểu này được đánh giá cao chưa? Mình đọc phỏng vấn hay tự truyện của nhiều nhà văn thấy họ đều không ưa các nhà phê bình, những bài phê bình nghiên cứu “hoành tráng” của những phê bình gia tên tuổi họ còn không thèm bân tâm nữa là. Không phải vì họ kiêu căng hay vì nhà phê bình là thù địch gì, nhưng yếu tố tối cần thíêt cho sáng tạo văn học là sự độc lập suy nghĩ. Tương tác cần cho giao tế xã hội và chuyện khác chứ không phải trong sáng tạo văn chương.
- “Hãy tin tôi đi, người viết – đặc biệt là các tiểu thuyết gia – sẽ hoàn thành tác phẩm mình nhanh gấp nhiều lần nếu nắm được bí quyết “lướt net”. Chính nhà văn Trăm năm cô đơn Garcia Marquez đã xác nhận nhờ vi tính mà ông có thể sáng tác nhanh gấp nhiều lần.” Ấy là HTC nói đó nghen. Mình thì suy theo thời điểm Trăm Năm Cô Đơn được xuất bản thì đoán là nó không thể được viết trên máy tính, và cũng không được post lên mạng. Nếu sau này Marquez có “nhờ vi tính mà sáng tác nhanh gấp nhiều lần” thì … tin tôi đi (tôi chỗ này là Lý Lan à nghen) cho dù “hoàn thành tác phẩm mình nhanh gấp nhiều lần” mà dở ẹt thì từ từ dục vô sọt rác cũng được.
Nói vậy, nhưng trong hoàn cảnh xứ mình hiện nay, internet là một phương tiện cần tận dụng để mở ra những lối thoát cần thíêt, miễn là đừng ảo tưởng về những huyền thoại của thế giới ảo. Mình không phân biệt văn chương mạng hay không mạng. Nhưng mình ủng hộ cái vụ bàn tròn bàn cãi về cái gọi là văn chương mạng này. Chắc là vui.
“Nhà văn – nhà thơ Việt Nam hiện nay,” theo HTC, “cứ chục vị thì may ra có 1 vị biết chút chút về net, và cũng chỉ dừng ở mức độ gửi, nhận mail, đọc vài trang báo điện tử, vào xem 1 vài trang web văn học quen thuộc.” HTC thấy vậy cũng đáng mừng, trong hoàn cảnh “Người ta thường trưng ra vô vàn những mặt trái, cái xấu xa đầy dẫy trên net để doạ thiên hạ rồi tự doạ luôn cả mình.” HTC kêu gọi “Internet không phải là toàn bộ thế giới, nhưng nhà văn chúng ta hãy nhìn một thế giới khác đang hiện hữu trên net và đừng sợ hãi nó, bởi 2 lý do: chúng ta buộc phải chung sống với nó và chúng ta có quyền điều hành nó – chí ít là ở trang web cá nhân của mình.”
Tiếp theo HTC lý giải cái khác cơ bản giữa văn học mạng và văn học truyền thống, tiên đoán văn chương mạng sẽ sản sinh loại hình văn học “truyền khẩu mới”. Sau cùng HTC đưa ra những lời khuyên cho người nhập môn văn chương mạng.
Mình đương nhiên tán thành việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỷ thuật mà mình có khả năng và điều kiện “xài được” cho cuộc sống và viết của mình. Mình coi đó là phương tiện, nếu có và biết xài thì tiện lợi, không có thì chịu cực với phương tiện thô sơ như cây viết bi và tờ giấy, không hề gì. Nghiệm từ bản thân mình (dám nói là một trong những nhà văn VN đầu tiên xài máy tính và internet) thì quá trình sáng tác một bài thơ hay một truyện ngắn trên máy tính và trên giấy không khác lắm (cũng vò đầu bức tóc rồi viết ra), còn chất lượng thành phẩm thì có cái hay hơn có cái dở hơn, có lẽ là do sự trồi sụt của cảm hứng, chứ máy tính hay cây viết không đóng vai trò quan trọng lắm! Ấy là mình so với mình. Không biết có ai thử làm nghiên cứu này chưa: nhà văn nào viết tác phẩm nào bằng phương tiện nào (máy tính hay máy đánh chữ cổ điển hay viết bi, bút lông) rồi so sánh những tác phẩm đó để coi giá trị văn chương của những tác phẩm đó chênh lệch như thế nào.
Mình phân biệt chuyện xài máy tính và xài internet. Máy tính tiện dụng cho nhà văn “viết”, còn internet thì tiện cho xuất bản (ngoài chuyện khảo cứu, chơi game và vân vân). Cái viết trên máy tính không nhất thiết là văn chương MẠNG, cái xuất bản trên internet cũng không nhất định là VĂN CHƯƠNG mạng. Nhưng cứ coi văn chương đọc được qua truy cập internet là văn chương mạng để có sự thống nhất khái niệm mà thảo luận vậy. (Mặc dù lần về VN vừa rồi mình phát hiện một điều ngộ là “văn chương mạng” được chuyền tay trong những cái CD hay USB do ai đó lưu từ những file kèm theo email hay chép từ những website bị tường lửa cho những người lơ tơ mơ về internet có thể đọc trên máy tính không nối mạng.)
Về cái “văn chương mạng” mà HTC đề cập trong bài tham luận, mình thấy có mấy ngộ nhận khá phổ biến:
- “Điểm khác biệt cơ bản nhất của văn học mạng là tính phổ biến rộng rãi của nó.” Thực tế không phải vậy. Mình đố ai thử đưa ra được một ví dụ “văn học mạng” nào có số phát hành hay “luợng độc giả truy cập” lên đến hàng trăm triệu như sách in trên giấy, như Harry Potter chẳng hạn. Stephen King cũng là tác giả bán được hàng trăm triệu cuốn sách in trên giấy, khi đang ở đỉnh cao ăn khách ông đã thử bán tác phẩm trên mạng (viết xong phần nào bán liền qua mạng, như bánh mì mới ra lò, nóng hổi vừa thổi vừa ngoạm) nhưng chỉ thử một phen “cho biết” rồi ông lại đưa tác phẩm cho NXB giấy in ra và họ lại bán sách ông chạy như tôm tươi.
- “Một bài thơ, truyện ngắn được post lên website cá nhân lập tức cả thế giới đều đọc được.” Trời ơi, cả thế giới này rảnh đâu mà chầu chực vồ lấy một bài thơ hay một truyện ngắn nào đó trên cái website cá nhân nào đó, khi mà mỗi giây đều có hàng triệu và triệu chữ nghĩa đổ đống lên internet. Vả lại, “cả thế giới” này chỉ có khả năng đọc chữ mà họ biết thôi, người Pháp đọc chữ Pháp, người Tàu đọc chữ Tàu, người biết tiếng Anh thì đọc tiếng Anh. Anh Inrasara thử post một bài thơ hay một truyện ngắn tíêng Chăm lên mạng coi “lập tức cả thế giới này đều đọc được” hay không? Mà không phải víêt bằng chữ “thiểu số” như chữ Việt chữ Chăm mới kén người đọc, mình có thể chỉ ra vô số bài thơ truyện ngắn bằng thứ tiếng phổ biến nhứt hành tinh là tíêng Anh khi post lên mạng, dẫu đếm tới đếm lui thì cũng chỉ có tác giả tự đọc mà thôi.
- “độc giả ở bất kỳ nơi đâu trên trái đất này đều có thể ngay lập tức gởi góp ý, phê bình của mình đến tác giả. Đó là đặc điểm khác của văn học mạng: tính tương tác rất cao. Hiện nay, trên 1 số website, tính tương tác của văn học còn hiển thị dưới hình thức các trang viết cộng đồng, tiểu thuyết tập thể… Ở đó, các tác giả cùng tham gia viết 1 tác phẩm mà không hề quen biết nhau!” Mà để làm gì chứ? Có tác phẩm nào sáng tác kiểu này được đánh giá cao chưa? Mình đọc phỏng vấn hay tự truyện của nhiều nhà văn thấy họ đều không ưa các nhà phê bình, những bài phê bình nghiên cứu “hoành tráng” của những phê bình gia tên tuổi họ còn không thèm bân tâm nữa là. Không phải vì họ kiêu căng hay vì nhà phê bình là thù địch gì, nhưng yếu tố tối cần thíêt cho sáng tạo văn học là sự độc lập suy nghĩ. Tương tác cần cho giao tế xã hội và chuyện khác chứ không phải trong sáng tạo văn chương.
- “Hãy tin tôi đi, người viết – đặc biệt là các tiểu thuyết gia – sẽ hoàn thành tác phẩm mình nhanh gấp nhiều lần nếu nắm được bí quyết “lướt net”. Chính nhà văn Trăm năm cô đơn Garcia Marquez đã xác nhận nhờ vi tính mà ông có thể sáng tác nhanh gấp nhiều lần.” Ấy là HTC nói đó nghen. Mình thì suy theo thời điểm Trăm Năm Cô Đơn được xuất bản thì đoán là nó không thể được viết trên máy tính, và cũng không được post lên mạng. Nếu sau này Marquez có “nhờ vi tính mà sáng tác nhanh gấp nhiều lần” thì … tin tôi đi (tôi chỗ này là Lý Lan à nghen) cho dù “hoàn thành tác phẩm mình nhanh gấp nhiều lần” mà dở ẹt thì từ từ dục vô sọt rác cũng được.
Nói vậy, nhưng trong hoàn cảnh xứ mình hiện nay, internet là một phương tiện cần tận dụng để mở ra những lối thoát cần thíêt, miễn là đừng ảo tưởng về những huyền thoại của thế giới ảo. Mình không phân biệt văn chương mạng hay không mạng. Nhưng mình ủng hộ cái vụ bàn tròn bàn cãi về cái gọi là văn chương mạng này. Chắc là vui.