cà phê dịch
Hôm kia vì lo lắng về dịch tả ở Việt Nam nên mình tìm thông tin trên mạng. Lẫn trong kết quả tìm kiếm dịch tả lọt ra những trang về dịch tễ, dịch vụ, dịch cân kinh, dịch thuật. Tò mò đọc một bài về dịch thuật rồi từ đó theo các đường dẫn và thông tin mà tìm ra cả xâu cả chuỗi cả đống bài viết liên quan hay xoay quanh hay đào sâu hay móc kẽ đề tài này. Hoá ra thiên hạ quan tâm vụ này dữ à! Lấp lánh khắp các trang viết những tên tuổi quen quen lạ lạ. Đọc một hồi thấy vui, bèn nảy ra mấy ý đồ:
1. Về Sài Gòn (tháng sau) tìm một quán cà phê gần nhà, giá cả phải chăng, không gian yên tĩnh, rồi rao lên cho bạn bè, học trò, đồng nghiệp, độc giả và những ai đó quan tâm, rằng ngày giờ đó tui sẽ ngồi tại cái bàn đó, sẵn sàng thảo luận về dịch thuật, mỗi buổi một đề tài cụ thể, chẳng hạn “dịch đại từ nhân xưng trong tác phẩm văn học từ tiếng Anh qua tiếng Việt”. Ai đến sớm thì ngồi kế tui, ăn uống gì tự kêu tự trả, để không cảm thấy ngại ngùng áy náy, hay sợ há miệng mắc quai, vì có độc lập kinh tế thì mới tự do ăn nói tranh cãi. Nhưng em cháu còn đi học chưa đi làm ra tiền thì đừng bận tâm chuyện nhỏ này (miễn đừng kêu trứng cá hồi và whisky ngoại thì tui có khả năng dúi tiền dưới gầm bàn) Hy vọng những buổi cà phê dịch này sẽ vui vẻ và thoả mãn những đồng nghiệp và độc giả đã thắc mắc hay góp ý hay phê bình những bản dịch của mình.
2. Xúi Hội Nhà văn hay nhà xuất bản hay tờ báo hay cơ quan đoàn thể nào đó đăng cai một hội thảo bàn tròn về dịch thuật, chẳng hạn dịch và xuất bản tác phẩm văn học Việt Nam đương đại bằng tíêng Anh Pháp Hoa…tại Việt Nam. Có thể người ta đã, đang, hay định làm vậy mà mình không biết. Nhưng làm thêm một cái nữa chắc cũng không đến nỗi thừa. Nhớ khi xưa (chừng 10 năm trước) mình có tài lanh dịch một truyện ngắn của Lê Văn Thảo sang tiếng Anh gởi cho ông bạn ở New York, ổng đăng lên báo mạng của ổng rồi in lại trong một cuốn sách. Ông Thảo đi Mỹ về nói với mình là ở bển có một bà Mỹ cũng dịch cái truyện đó và bả nói là bản dịch của bả hay hơn của mình. Thì chắc vậy. Lúc đó mình đang có ý dịch cuốn Con Đường Xuyên Rừng của ổng, nghe vậy đâm ra mất tự tin rồi mất hứng luôn! Nhắc lại chuyện xưa tích cũ này vì đó là một trong rất nhiều mắc mứu của vấn đề đáng được thảo luận, như quan hệ giữa tác giả và dịch giả, khả năng của người dịch bản xứ và ngoại quốc, uy tín của nhà xuất bản trong nước và ngoài nước, thị trường khu vực và thế giới, vv. Những chuyện đao to búa lớn đó cần có nhiều người trong nghề bàn bạc và trao đổi kinh nghiệm thì mới có triển vọng sáng sủa, chứ mạnh ai nấy làm, chỉ bo bo phần mình, việc to trở ngại to tiêu cực to, việc nhỏ chẳng tới đâu chẳng bõ bèn, rồi cái văn chương xứ mình cứ trong thì kèn cựa nhau ngoài thì chờ mong ân sủng, hơi buồn.
3. Mở lớp dịch thuật. Hồi xưa (chà, cũng hơn 10 năm trước!) mình sống bằng nghề dạy, cũng có dạy qua mấy lớp dịch thuật. Bây giờ vì điều kiện thời gian không thuận tiện nên mình không đi dạy nữa. Năm kia chị Thanh Xuân có mời mình nói chuyện với lớp cử nhân tài năng khoa văn (đại học KHXH&NV), cuộc tiếp xúc với các sinh viên này khiến mình … hào hứng tính đến chuyện đi dạy lại. Lúc nói chuyện với các em mình thấy những khái niệm về văn chương nữ hay văn chương so sánh còn lạ lẫm. Chị Thanh Xuân có gợi ý với mình về một course về văn chương nữ, mình ham lắm, qua đây nghiên cứu, chuẩn bị, mà vẫn chưa có điều kiện thời gian để thực hiện. Bây giờ lại nảy thêm ý tưởng một course về văn chương so sánh (comparative literature) lấy những tác phẩm văn học nước ngoài được (bị) dịch sang tiếng Việt cho sinh viên nghiên cứu và so sánh với nguyên tác chắc là có nhiều điều hay. Nhưng có lẽ mình không thể dạy hẳn một lớp nào đó có sẵn, mà sẽ chiêu sinh mở lớp độc lập, để chủ động về ngày giờ và nội dung, phương pháp. À, có lẽ phải thu học phí cao để bảo đảm chất lượng!!!
1. Về Sài Gòn (tháng sau) tìm một quán cà phê gần nhà, giá cả phải chăng, không gian yên tĩnh, rồi rao lên cho bạn bè, học trò, đồng nghiệp, độc giả và những ai đó quan tâm, rằng ngày giờ đó tui sẽ ngồi tại cái bàn đó, sẵn sàng thảo luận về dịch thuật, mỗi buổi một đề tài cụ thể, chẳng hạn “dịch đại từ nhân xưng trong tác phẩm văn học từ tiếng Anh qua tiếng Việt”. Ai đến sớm thì ngồi kế tui, ăn uống gì tự kêu tự trả, để không cảm thấy ngại ngùng áy náy, hay sợ há miệng mắc quai, vì có độc lập kinh tế thì mới tự do ăn nói tranh cãi. Nhưng em cháu còn đi học chưa đi làm ra tiền thì đừng bận tâm chuyện nhỏ này (miễn đừng kêu trứng cá hồi và whisky ngoại thì tui có khả năng dúi tiền dưới gầm bàn) Hy vọng những buổi cà phê dịch này sẽ vui vẻ và thoả mãn những đồng nghiệp và độc giả đã thắc mắc hay góp ý hay phê bình những bản dịch của mình.
2. Xúi Hội Nhà văn hay nhà xuất bản hay tờ báo hay cơ quan đoàn thể nào đó đăng cai một hội thảo bàn tròn về dịch thuật, chẳng hạn dịch và xuất bản tác phẩm văn học Việt Nam đương đại bằng tíêng Anh Pháp Hoa…tại Việt Nam. Có thể người ta đã, đang, hay định làm vậy mà mình không biết. Nhưng làm thêm một cái nữa chắc cũng không đến nỗi thừa. Nhớ khi xưa (chừng 10 năm trước) mình có tài lanh dịch một truyện ngắn của Lê Văn Thảo sang tiếng Anh gởi cho ông bạn ở New York, ổng đăng lên báo mạng của ổng rồi in lại trong một cuốn sách. Ông Thảo đi Mỹ về nói với mình là ở bển có một bà Mỹ cũng dịch cái truyện đó và bả nói là bản dịch của bả hay hơn của mình. Thì chắc vậy. Lúc đó mình đang có ý dịch cuốn Con Đường Xuyên Rừng của ổng, nghe vậy đâm ra mất tự tin rồi mất hứng luôn! Nhắc lại chuyện xưa tích cũ này vì đó là một trong rất nhiều mắc mứu của vấn đề đáng được thảo luận, như quan hệ giữa tác giả và dịch giả, khả năng của người dịch bản xứ và ngoại quốc, uy tín của nhà xuất bản trong nước và ngoài nước, thị trường khu vực và thế giới, vv. Những chuyện đao to búa lớn đó cần có nhiều người trong nghề bàn bạc và trao đổi kinh nghiệm thì mới có triển vọng sáng sủa, chứ mạnh ai nấy làm, chỉ bo bo phần mình, việc to trở ngại to tiêu cực to, việc nhỏ chẳng tới đâu chẳng bõ bèn, rồi cái văn chương xứ mình cứ trong thì kèn cựa nhau ngoài thì chờ mong ân sủng, hơi buồn.
3. Mở lớp dịch thuật. Hồi xưa (chà, cũng hơn 10 năm trước!) mình sống bằng nghề dạy, cũng có dạy qua mấy lớp dịch thuật. Bây giờ vì điều kiện thời gian không thuận tiện nên mình không đi dạy nữa. Năm kia chị Thanh Xuân có mời mình nói chuyện với lớp cử nhân tài năng khoa văn (đại học KHXH&NV), cuộc tiếp xúc với các sinh viên này khiến mình … hào hứng tính đến chuyện đi dạy lại. Lúc nói chuyện với các em mình thấy những khái niệm về văn chương nữ hay văn chương so sánh còn lạ lẫm. Chị Thanh Xuân có gợi ý với mình về một course về văn chương nữ, mình ham lắm, qua đây nghiên cứu, chuẩn bị, mà vẫn chưa có điều kiện thời gian để thực hiện. Bây giờ lại nảy thêm ý tưởng một course về văn chương so sánh (comparative literature) lấy những tác phẩm văn học nước ngoài được (bị) dịch sang tiếng Việt cho sinh viên nghiên cứu và so sánh với nguyên tác chắc là có nhiều điều hay. Nhưng có lẽ mình không thể dạy hẳn một lớp nào đó có sẵn, mà sẽ chiêu sinh mở lớp độc lập, để chủ động về ngày giờ và nội dung, phương pháp. À, có lẽ phải thu học phí cao để bảo đảm chất lượng!!!