tiễn thu
Những cây rụng lá trong vườn đã rụng hết lá, chỉ còn những cây mãi mãi xanh như thông, vài loại đỗ quyên...vẫn xum xuê xanh tốt. Nhân kỳ nghĩ cuối tuần dài vì liền ngày lễ, tụi này dọn vườn cho nó nghỉ đông. Hốt hết lá rụng trên cỏ cho vô thùng để ở góc vườn ủ làm phân (compost). Nhìn lá đầy vườn, vun lại thành mấy đống to, nhưng khi dồn lại và nén xuống thì chỉ mới đầy nửa thùng. Mà tụi này có tới hai thùng, mỗi thùng (bằng gỗ) dung tích cỡ một mét khối. Bèn đi một vòng các tiệm cà phê trong phố gom bã cà phê về trộn vô lá khô, không được bao nhiêu, vì hình như chí lớn giống nhau, có tay làm vườn nào đó đã nhanh chân hơn tụi này. Năm nào vào dạo này cũng bị khủng hoảng nguyên liệu cho hai thùng ủ phân. Thường thì giải quyết bằng cách xin vụn cỏ của hàng xóm ngoài cách thu gom bã cà phê. Lúc này trời lạnh quá cỏ mọc chậm người ta không cắt cỏ nữa. Còn lại hai biện pháp là ra biển gom rong tấp vào bờ (mùa này nhiều vô số kể) và về vùng nông thôn xin/mua cỏ khô, cứt bò.
Hôm qua tiêu nguyên ngày chạy xe vòng vòng hết biển tới núi tới đồng bằng. Ban đầu chỉ định ra biển lượm rong, nhưng thay vì chạy thẳng tới những bãi mình biết chắc có rong thì lại nổi hứng thăm dò những bãi biển ít người lai vãng - vì sợ thằng cha đã hốt hết bã cà phê ở các tiệm cũng đã đi hốt hết rong trước tụi này! Ngày đẹp trời hiếm hoi giữa tháng 11, nên tụi này thong thả lái xe dọc biển thăm thú thiên nhiên hoang dã, kết quả là không lượm được miếng rong nào hết. Bèn bỏ biển lái vô đất liền, qua hết vùng đồi núi thì lọt vô một cái thung lũng âm u có nhiều nông trại nuôi bò, mùi phân bò "thấm đẫm" không khí. Ban đầu tụi này còn khoái, hít thở mấy phát để thoả mãn nỗi nhung nhớ đồng quê, nhưng mấy phút sau là hết chịu nỗi, nên tuy thấy tấm bảng cắm dọc đường ghi "free manure" (phân chuồng cho không) M cứ lờ đi, bảo "hay" (cỏ khô) sẽ là giải pháp tốt hơn. Lại chạy tiếp về hướng đông, đang bon bon trên một con đường vắng hoe giữa một bên là rừng trên núi một bên là nông trại dưới thung lũng thì thấy một tấm bảng kêu "Úi, quay lại ngay".
Ngừng lại đọc, thì ra bảng quảng cáo của cái quán ăn bên đường. Không trúng bữa, không đói bụng, nhưng tò mò nên quay lại, vô quán, thấy một tấm bảng khác ghi "Bia - miễn phí - chỉ ngày mai" Đành kêu một cái cà phê và một cái sô cô la, được phục vụ miễn phí tờ báo địa phương "Foothills Gazette".
Theo tờ báo này thì sự kiện nóng nhứt trong tuần rồi là có ít nhứt 40 cư dân vùng này đã dự một buổi họp ở trường tiểu học về sự xuất hiện của một kẻ có tiền án quấy rối tình dục ở địa phương. Buổi họp này có thám tử Oaks của sở cảnh sát Whatcom tham dự. Oaks là người có nhiệm vụ theo dõi những kẻ quấy rối tình dục trong xứ này và thông báo cho dân chúng biết hành tung mấy thằng cha dê đó để ngăn ngừa tội phạm. Vì vậy khi dê cụ Setzer đến cư ngụ tại vùng này thì Oaks phải họp dân lại để thông báo. Theo Oaks thì Setzer phạm tội dê gái trẻ cách đây 15 năm, bị xếp vào loại dê mức độ 2, vừa dọn đến sống trong vùng này (toà án không biểu nhốt y một chỗ thì y muốn đi đâu ở đâu là quyền của y, cảnh sát chỉ thông báo cho dân chúng biết để phòng thân vì mấy thằng dê rất ưa tái phạm!) Đọc báo xong dáo dác nhìn quanh, thấy ngoài cô bán quán tóc vàng rực còn lại năm sáu ông thuộc loại công dân cao tuổi, mỗi người ôm một cái bụng bự bằng thùng tô nô và một cốc bia loại nửa lít, tất cả đều hướng mắt vào cái ti vi đang chiếu trận đấu bóng bầu dục.
Chạy tiếp về hướng bắc, qua những cánh đồng trống vắng. Xứ này chủ yếu trồng khoai tây và nuôi bò. Khoai đã thu hoạch, bò đã vô chuồng, đống trống trở thành nơi tạm dừng cánh của những bầy chim thiên di. Gặp một bầy chim đông có lẽ cả ngàn con, không biết tên, vì chỉ thấy chúng xa xa, chưa kịp tới gần thì chúng đã hè nhau bay lên cao, trông giống những chấm đen trên nền trời xám. Nhưng ngỗng tuyết thì khá dạn - mà tụi này cũng ý tứ hơn, tiếp cận từ từ, kín đáo, nên chụp đựơc mấy tấm hình. Những con ngỗng tuyết này khiến mình nhớ bầy cò trắng trên những cánh đồng lúa ở quê mình, nên cứ lần quần lấy cớ chụp hình mà ngắm chúng hoài.
Chúng đang rủ rê nhau bay về phương nam trốn lạnh. Ừ, ngoài trời lạnh lắm rồi. Mấy con ngựa ở nông trại trong vùng đều được trùm chăn kỹ lưỡng. 
(Những khối chữ nhật trong hình là các toa hàng của đoàn xe lửa đang chạy, xe mình cũng đang chạy trong lúc mình chụp hình nên hình ảnh lung linh !)
Trời tối nhanh, những rặng cây dương trụi lũi cao ngất nghễu đứng dàn ngang như bức mành khổng lồ để chắn gió. Những cây phong lá đỏ nâu bị gió thổi bay tơi bời. Tới cửa khẩu biên giới Sumas, chạnh nhớ câu "rừng phong thu đã nhuộm màu quan san". Cách cửa khẩu vài trăm mét có một cái quán ăn, thấy xe hơi mang biển số của Canada đậu nhiều phía trước, suy rằng quán này chắc có món ngon nên người ta phải lái xe qua biên giới tới đây để ăn. Bèn vô quán. Không gian ấm cúng nhờ cái lò sửa ở cuối phòng đang bập bùng cháy. Nhưng coi kỹ thì chỉ là cái lò sưởi trang trí, củi lửa giả cháy hoài vẫn còn hoài. Ấm và sáng là nhờ điện. Nhưng nghệ thuật giả cao siêu, tạo hình tạo cảnh và không khí thân mật, tự nhiên.
Tiếc là đồ ăn thì "phụ lòng" mình hoàn toàn. Ráng ăn được một nửa rồi xin cái hộp đựng phần còn lại đem về để trong tủ lạnh. Dù sao cũng no nê và ấm áp. Nên buồn ngủ. Vậy là chạy một mạch về nhà. Tắm rửa lên giường nằm mới nhớ ra mục đích ban đầu là đi lụm rác về làm phân, mà chạy vòng vòng nửa ngày, tốn cả trăm đô tiền xăng và ăn uống dọc đừơng, rồi chỉ đem về được có mỗi hộp đồ ăn dư. Hai cái thùng ủ phân vẫn còn trống hoác!
Hôm qua tiêu nguyên ngày chạy xe vòng vòng hết biển tới núi tới đồng bằng. Ban đầu chỉ định ra biển lượm rong, nhưng thay vì chạy thẳng tới những bãi mình biết chắc có rong thì lại nổi hứng thăm dò những bãi biển ít người lai vãng - vì sợ thằng cha đã hốt hết bã cà phê ở các tiệm cũng đã đi hốt hết rong trước tụi này! Ngày đẹp trời hiếm hoi giữa tháng 11, nên tụi này thong thả lái xe dọc biển thăm thú thiên nhiên hoang dã, kết quả là không lượm được miếng rong nào hết. Bèn bỏ biển lái vô đất liền, qua hết vùng đồi núi thì lọt vô một cái thung lũng âm u có nhiều nông trại nuôi bò, mùi phân bò "thấm đẫm" không khí. Ban đầu tụi này còn khoái, hít thở mấy phát để thoả mãn nỗi nhung nhớ đồng quê, nhưng mấy phút sau là hết chịu nỗi, nên tuy thấy tấm bảng cắm dọc đường ghi "free manure" (phân chuồng cho không) M cứ lờ đi, bảo "hay" (cỏ khô) sẽ là giải pháp tốt hơn. Lại chạy tiếp về hướng đông, đang bon bon trên một con đường vắng hoe giữa một bên là rừng trên núi một bên là nông trại dưới thung lũng thì thấy một tấm bảng kêu "Úi, quay lại ngay".


Chạy tiếp về hướng bắc, qua những cánh đồng trống vắng. Xứ này chủ yếu trồng khoai tây và nuôi bò. Khoai đã thu hoạch, bò đã vô chuồng, đống trống trở thành nơi tạm dừng cánh của những bầy chim thiên di. Gặp một bầy chim đông có lẽ cả ngàn con, không biết tên, vì chỉ thấy chúng xa xa, chưa kịp tới gần thì chúng đã hè nhau bay lên cao, trông giống những chấm đen trên nền trời xám. Nhưng ngỗng tuyết thì khá dạn - mà tụi này cũng ý tứ hơn, tiếp cận từ từ, kín đáo, nên chụp đựơc mấy tấm hình. Những con ngỗng tuyết này khiến mình nhớ bầy cò trắng trên những cánh đồng lúa ở quê mình, nên cứ lần quần lấy cớ chụp hình mà ngắm chúng hoài.


(Những khối chữ nhật trong hình là các toa hàng của đoàn xe lửa đang chạy, xe mình cũng đang chạy trong lúc mình chụp hình nên hình ảnh lung linh !)
Trời tối nhanh, những rặng cây dương trụi lũi cao ngất nghễu đứng dàn ngang như bức mành khổng lồ để chắn gió. Những cây phong lá đỏ nâu bị gió thổi bay tơi bời. Tới cửa khẩu biên giới Sumas, chạnh nhớ câu "rừng phong thu đã nhuộm màu quan san". Cách cửa khẩu vài trăm mét có một cái quán ăn, thấy xe hơi mang biển số của Canada đậu nhiều phía trước, suy rằng quán này chắc có món ngon nên người ta phải lái xe qua biên giới tới đây để ăn. Bèn vô quán. Không gian ấm cúng nhờ cái lò sửa ở cuối phòng đang bập bùng cháy. Nhưng coi kỹ thì chỉ là cái lò sưởi trang trí, củi lửa giả cháy hoài vẫn còn hoài. Ấm và sáng là nhờ điện. Nhưng nghệ thuật giả cao siêu, tạo hình tạo cảnh và không khí thân mật, tự nhiên.
