Nghiên cứu và giảng dạy văn học trong một thế giới toàn cầu hoá
Đề tài “Đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy văn học ở bậc đại học và sau đại học” hấp dẫn tôi đến cuộc hội thảo này. Tôi chưa từng giảng dạy văn học bằng tíêng Việt ở đại học Việt Nam, mặc dù thỉnh thoảng tôi có nói chuyện về văn học Việt Nam bằng tiếng Anh ở đại học nước ngoài. Cái kinh nghiệm và thiếu kinh nghiệm cá nhân trong lĩnh vực này khiến tôi có được sự liều lĩnh “điếc không sợ súng” để chọn đề tài tham luận “nghiên cứu và giảng dạy văn học trong một thế giới toàn cầu hoá.”
Trong hội thảo thơ hôm trước, nhà nghiên cứu Đặng Tiến có kể chuyện một thầy giáo tiểu học ở một làng nhỏ bên Pháp dạy cho những học sinh tám tuổi một bài thơ của vua Trần Nhân Tôn. Tôi muốn kể tiếp là ở một thị trấn nhỏ trong tiểu bang Arkansas của Mỹ, trường đại học Hendrix, cổ hơn hai trăm năm, từ mùa thu 2007 đã mở một khoá học chính qui “văn học Việt Nam”. Khi tôi đến nói chuyện ở lớp này, tôi có ngạc nhiên đặt câu hỏi là “tại sao các em học văn học Việt Nam?” thì các em lại tỏ ra ngạc nhiên vì câu hỏi đó. Tại sao lại không học văn học Việt Nam? Buổi trao đổi với các em hôm đó khiến tôi suy nghĩ đến hai điều:
Một: Cho dù động cơ đến lớp là gì đi nữa, các sinh viên đã hứng thú theo học vì người thầy đã giảng dạy những tác phẩm như Kiều hay Nỗi Buồn Chiến Tranh như văn học, là văn học, chứ không là phương tiện truyền tải hương xa vị lạ văn hoá hay chiếu rọi lịch sử, chiến tranh, chính trị, vv. Bản thân văn học hàm chứa tất cả những gì người ta quan tâm khi người ta quan tâm tới con người.
Hai: Tác phẩm văn học Việt Nam được nghiên cứu ở Hendrix, hay ở bất cứ nơi nào khác ngoài Việt Nam trên thế giới này, hầu hết đều thông qua bản dịch tiếng Anh, Pháp. Những ngôn ngữ bá chủ hiện nay như Anh, Pháp có thể làm được việc gỡ bỏ hàng rào ngôn ngữ để cho, thí dụ, người Ấn có thể tíêp cận văn học Việt, hay người Việt có thể thưởng thức văn học Nam Phi, nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn cho những nền văn học không viết bằng ngôn ngữ phổ biến: tự gỡ hàng rào ngôn ngữ để tuôn ra thế giới, để thế giới có thể tíêp cận mình, hay cố thủ trong lâu đài ngôn ngữ dân tộc – Mà ngôn ngữ là đặc trưng văn học.
Văn học Việt Nam mà chúng ta đang giảng dạy đương nhiên là văn học viết bằng tiếng Việt. Đại bộ phận nhà văn Việt Nam vẫn đang sáng tác bằng tiếng Việt. Chúng ta cũng có một dân số đông, ngày càng đông, để tíêng nói của chúng ta thuộc vào nhóm 15 ngôn ngữ được nhiều người sử dụng nhứt trên thế giới, tạo ra một số lượng độc giả tiếng Việt đáng kể, điều kiện cực kỳ quan trọng để văn học phát triển, cho cả sáng tác, phê bình, giảng dạy. Tôi có dịp tiếp xúc với một số nhà văn Việt Nam sống ở Mỹ 30 năm, hoặc lâu hơn, giỏi tíêng Anh, thậm chí có học vị Thạc Sĩ Tiến sĩ Anh văn, nhưng khi sáng tác thơ văn, họ viết bằng tiếng Việt. Ngược lại, những sinh viên Mỹ gốc Việt, dù thời gian sống ở Mỹ, tương đương tuổi đời họ, chỉ 20, 25 năm, nhưng họ chỉ có thể dùng tíêng Anh để bày tỏ những tâm tình Việt và những khắc khoải cội nguồn. Ở Việt Nam hiện nay đang có hiện thực là con em tầng lớp thượng lưu, trí thức, từ nhỏ đã theo học những trường “quốc tế” hoặc “chuyên” hay “năng khiếu”, hay “đặc biệt”, mà thành tựu là những thanh niên rất giỏi tíêng Anh, quen dùng tíêng Anh để suy luận, diễn đạt. Cho dù đó hãy còn là thiểu số, nhưng xu hướng thời đại, cả trong và ngoài nước, cho thấy cơn bão toàn cầu đã lung lay đến gốc rễ của các nền văn hoá địa phương, đến các nền văn học dân tộc.
Ai trong chúng ta ở đây có thể hình dung một nền văn học Việt không viết bằng tiếng Việt? Nhưng chúng ta có thể thử tranh luận chỗ này xem: Nguyên tác Bình Ngô Đại Cáo và Ức Trai Thi Tập bằng chữ Hán ngày nay còn mấy người Việt đọc được? Nhưng người Việt Nam nào cũng rung động và tự hào về Bình Ngô Đại Cáo dù đọc qua bản dịch. Tương tự là cả một nền văn học Hán Nôm gần ngàn năm, cho dù chỉ được tiếp thu qua những bản quốc ngữ La tinh hoá, vẫn là di sản văn học để ta tự hào. Mà ấy là chúng ta mới chọn chữ Việt La Tinh hoá làm quốc ngữ trong non một thế kỷ. Ai bảo đảm được một thế kỷ nữa, hay một thế hệ nữa, khi tiến trình toàn cầu hoá hoàn tất hay chuyển biến thành cái khác, tầng lớp trí thức trẻ Việt Nam không là những “công dân toàn cầu” thưởng thức văn học Việt bằng tíêng Anh?
Điều này có thể không xảy ra đơn giản và nhanh chóng, và tôi cũng không nói quá sớm là dở hay hay. Tôi chỉ muốn nói là văn học, ngay cả ngôn ngữ, được coi là cốt lõi, hình thức, linh hồn, thậm chí chuẩn mực giá trị của văn học, cũng đang đương đầu với sự thay đổi, mà chúng ta có thể đã thấy trong khá nhiều sáng tác của người Việt trẻ ngày nay. Thì việc giảng dạy văn học cần thay đổi là thuận lẽ đương nhiên, vấn đề là thay đổi như thế nào? Khi những trí thức trẻ thông thạo ngoại ngữ dễ dàng tiếp cận văn học thế giới, không chỉ thông qua bản dịch mà đọc thẳng nguyên tác, từ sáng tác cho đến lý luận phê bình, họ cần cái gì ở văn học Việt? “Đặc sản dân tộc” hay sản phẩm phổ thông toàn cầu? Giá trị văn học tự thân hay thành lũy tự vệ tự tôn dân tộc tính và thể chế chính trị? Chúng ta sẽ giảng dạy văn học Việt Nam trong giới hạn ngôn ngữ Việt Nam hay bao gồm cả những tác phẩm người Việt viết bằng tiếng Anh, Pháp, Hoa…; trong giới hạn địa lý Việt Nam hay bao gồm cả những tác phẩm tiếng Việt được sáng tác và xuất bản ở bất kỳ nơi đâu; trong giới hạn ý thức hệ lùng nhùng Nho-thực dân-Mácxít-Đổi mới hay mạnh dạn tự tin mở rộng để mọi quan điểm có cơ hội thể hiện, để được công khai gạn lọc và kết tinh?
Tôi chỉ thử đặt câu hỏi, chắc không mới mẻ gì, nhưng cho đến khi nào chưa có câu trả lời thoả đáng, những người làm công việc khó khăn là giảng văn ở đại học vẫn còn công việc lý thú là nghiên cứu và thảo luận.
Lý Lan
(Tham luận hội thảo “Đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy văn học ở bậc đại học và sau đại học” Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học quốc gia Tp HCM, 23.02.2008)
Trong hội thảo thơ hôm trước, nhà nghiên cứu Đặng Tiến có kể chuyện một thầy giáo tiểu học ở một làng nhỏ bên Pháp dạy cho những học sinh tám tuổi một bài thơ của vua Trần Nhân Tôn. Tôi muốn kể tiếp là ở một thị trấn nhỏ trong tiểu bang Arkansas của Mỹ, trường đại học Hendrix, cổ hơn hai trăm năm, từ mùa thu 2007 đã mở một khoá học chính qui “văn học Việt Nam”. Khi tôi đến nói chuyện ở lớp này, tôi có ngạc nhiên đặt câu hỏi là “tại sao các em học văn học Việt Nam?” thì các em lại tỏ ra ngạc nhiên vì câu hỏi đó. Tại sao lại không học văn học Việt Nam? Buổi trao đổi với các em hôm đó khiến tôi suy nghĩ đến hai điều:
Một: Cho dù động cơ đến lớp là gì đi nữa, các sinh viên đã hứng thú theo học vì người thầy đã giảng dạy những tác phẩm như Kiều hay Nỗi Buồn Chiến Tranh như văn học, là văn học, chứ không là phương tiện truyền tải hương xa vị lạ văn hoá hay chiếu rọi lịch sử, chiến tranh, chính trị, vv. Bản thân văn học hàm chứa tất cả những gì người ta quan tâm khi người ta quan tâm tới con người.
Hai: Tác phẩm văn học Việt Nam được nghiên cứu ở Hendrix, hay ở bất cứ nơi nào khác ngoài Việt Nam trên thế giới này, hầu hết đều thông qua bản dịch tiếng Anh, Pháp. Những ngôn ngữ bá chủ hiện nay như Anh, Pháp có thể làm được việc gỡ bỏ hàng rào ngôn ngữ để cho, thí dụ, người Ấn có thể tíêp cận văn học Việt, hay người Việt có thể thưởng thức văn học Nam Phi, nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn cho những nền văn học không viết bằng ngôn ngữ phổ biến: tự gỡ hàng rào ngôn ngữ để tuôn ra thế giới, để thế giới có thể tíêp cận mình, hay cố thủ trong lâu đài ngôn ngữ dân tộc – Mà ngôn ngữ là đặc trưng văn học.
Văn học Việt Nam mà chúng ta đang giảng dạy đương nhiên là văn học viết bằng tiếng Việt. Đại bộ phận nhà văn Việt Nam vẫn đang sáng tác bằng tiếng Việt. Chúng ta cũng có một dân số đông, ngày càng đông, để tíêng nói của chúng ta thuộc vào nhóm 15 ngôn ngữ được nhiều người sử dụng nhứt trên thế giới, tạo ra một số lượng độc giả tiếng Việt đáng kể, điều kiện cực kỳ quan trọng để văn học phát triển, cho cả sáng tác, phê bình, giảng dạy. Tôi có dịp tiếp xúc với một số nhà văn Việt Nam sống ở Mỹ 30 năm, hoặc lâu hơn, giỏi tíêng Anh, thậm chí có học vị Thạc Sĩ Tiến sĩ Anh văn, nhưng khi sáng tác thơ văn, họ viết bằng tiếng Việt. Ngược lại, những sinh viên Mỹ gốc Việt, dù thời gian sống ở Mỹ, tương đương tuổi đời họ, chỉ 20, 25 năm, nhưng họ chỉ có thể dùng tíêng Anh để bày tỏ những tâm tình Việt và những khắc khoải cội nguồn. Ở Việt Nam hiện nay đang có hiện thực là con em tầng lớp thượng lưu, trí thức, từ nhỏ đã theo học những trường “quốc tế” hoặc “chuyên” hay “năng khiếu”, hay “đặc biệt”, mà thành tựu là những thanh niên rất giỏi tíêng Anh, quen dùng tíêng Anh để suy luận, diễn đạt. Cho dù đó hãy còn là thiểu số, nhưng xu hướng thời đại, cả trong và ngoài nước, cho thấy cơn bão toàn cầu đã lung lay đến gốc rễ của các nền văn hoá địa phương, đến các nền văn học dân tộc.
Ai trong chúng ta ở đây có thể hình dung một nền văn học Việt không viết bằng tiếng Việt? Nhưng chúng ta có thể thử tranh luận chỗ này xem: Nguyên tác Bình Ngô Đại Cáo và Ức Trai Thi Tập bằng chữ Hán ngày nay còn mấy người Việt đọc được? Nhưng người Việt Nam nào cũng rung động và tự hào về Bình Ngô Đại Cáo dù đọc qua bản dịch. Tương tự là cả một nền văn học Hán Nôm gần ngàn năm, cho dù chỉ được tiếp thu qua những bản quốc ngữ La tinh hoá, vẫn là di sản văn học để ta tự hào. Mà ấy là chúng ta mới chọn chữ Việt La Tinh hoá làm quốc ngữ trong non một thế kỷ. Ai bảo đảm được một thế kỷ nữa, hay một thế hệ nữa, khi tiến trình toàn cầu hoá hoàn tất hay chuyển biến thành cái khác, tầng lớp trí thức trẻ Việt Nam không là những “công dân toàn cầu” thưởng thức văn học Việt bằng tíêng Anh?
Điều này có thể không xảy ra đơn giản và nhanh chóng, và tôi cũng không nói quá sớm là dở hay hay. Tôi chỉ muốn nói là văn học, ngay cả ngôn ngữ, được coi là cốt lõi, hình thức, linh hồn, thậm chí chuẩn mực giá trị của văn học, cũng đang đương đầu với sự thay đổi, mà chúng ta có thể đã thấy trong khá nhiều sáng tác của người Việt trẻ ngày nay. Thì việc giảng dạy văn học cần thay đổi là thuận lẽ đương nhiên, vấn đề là thay đổi như thế nào? Khi những trí thức trẻ thông thạo ngoại ngữ dễ dàng tiếp cận văn học thế giới, không chỉ thông qua bản dịch mà đọc thẳng nguyên tác, từ sáng tác cho đến lý luận phê bình, họ cần cái gì ở văn học Việt? “Đặc sản dân tộc” hay sản phẩm phổ thông toàn cầu? Giá trị văn học tự thân hay thành lũy tự vệ tự tôn dân tộc tính và thể chế chính trị? Chúng ta sẽ giảng dạy văn học Việt Nam trong giới hạn ngôn ngữ Việt Nam hay bao gồm cả những tác phẩm người Việt viết bằng tiếng Anh, Pháp, Hoa…; trong giới hạn địa lý Việt Nam hay bao gồm cả những tác phẩm tiếng Việt được sáng tác và xuất bản ở bất kỳ nơi đâu; trong giới hạn ý thức hệ lùng nhùng Nho-thực dân-Mácxít-Đổi mới hay mạnh dạn tự tin mở rộng để mọi quan điểm có cơ hội thể hiện, để được công khai gạn lọc và kết tinh?
Tôi chỉ thử đặt câu hỏi, chắc không mới mẻ gì, nhưng cho đến khi nào chưa có câu trả lời thoả đáng, những người làm công việc khó khăn là giảng văn ở đại học vẫn còn công việc lý thú là nghiên cứu và thảo luận.
Lý Lan
(Tham luận hội thảo “Đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy văn học ở bậc đại học và sau đại học” Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học quốc gia Tp HCM, 23.02.2008)