phỏng vấn
Bài phỏng vấn này Tran Thien Khanh thực hiện bằng cách gởi câu hỏi qua email, mình cũng trả lời bằng email (29/8/2008).
1. Có ý kiến cho rằng, phê bình văn học định hướng cho sáng tác, hoặc gợi ý và thúc đẩy sáng tác phát triển, chị nghĩ sao?
Lý Lan (LL): Tôi nghĩ đó cũng là một ý kiến. Có bao nhiêu triết học, bao nhiêu lý thuyết văn chương, bao nhiêu nhà phê bình là có thể có bấy nhiêu ý kiến. Nếu mình coi trọng ý kiến của mình thì mình cũng phải tôn trọng ý kiến của những người khác. Trong các nhà phê bình kim cổ đông tây, tôi thích Kim Thánh thán nhứt. Và bằng kinh nghiệm cá nhân tôi đồng ý với ý kiến này của ông: (tôi nhớ đại khái) khi bình Tây Sương Ký ông có viết là văn chương mà viết đạt thì trước chỗ viết, sau chỗ viết, cả chỗ không viết, không chỗ nào là không đạt; văn chương ấy mà biết đọc thì đọc rồi là đọc rồi, còn không biết đọc thì đọc rồi cũng như chưa.
2. Chị có thường xuyên tìm đọc, theo dõi những bài phê bình về các sáng tác của mình không ? Quan điểm của chị về sự phê bình đó? Xin chị cho biết một vài ví dụ tiêu biểu?
LL: Thành thực mà nói thì tôi không tìm đọc hay theo dõi, bạn bè có phê bình gì tác phẩm của tôi thường gởi bài hay báo cho tôi biết bài đăng ở đâu, những người không quen không gởi không báo thì tôi không biết. Mà phê bình của bạn bè thì điều họ nói ra lẫn điều họ không nói ra mình đều hiểu được. Lời phê bình thường cho người ta biết về người phê bình nhiều hơn về tác phẩm được phê bình. Là người viết tôi coi những lời phê bình có giá trị quảng bá cho sản phẩm của mình ngoài việc cho mình biết ai đọc sách của mình và đọc như thế nào. Là người đọc (cũng có phê bình) tôi biết không sự phê bình nào làm tăng hay giảm giá trị tự có của một tác phẩm. Viết đạt là bí ẩn của nhà văn, biết đọc là sứơng khoái riêng của độc giả / nhà phê bình, cái sướng của người này chưa chắc làm khoái người khác. Tuy nhiên người đời dễ bị ảnh hưởng lẫn nhau, có những người chưa đọc mà làm như đọc rồi, có những người đọc rồi cũng như chưa đọc, nhưng chuyện đó thuộc về mối quan tâm của nhà xuất bản và phát hành.
3.Phê bình văn học có vai trò thế nào đối với chị?
LL: Đó là cái sướng khi đọc người khác. Cho nên tôi thích đọc sách, kể cả sách lý luận và phê bình.
4.Chị thấy lối phê bình thù tạc,và phê bình bốc thơm có vai trò và ý nghĩa thế nào đối với bản thân người sáng tạo ?
LL: Nó có giá trị như nước hoa, có loại “sang” có loại “rẻ tiền”, có người thích, mê, ghiền, có người ghét, dị ứng, không chịu được, tùy loại.
5. Thưa chị, phải chăng phê bình văn học chưa theo kịp hoặc chưa bám sát đời sống văn học ? Với trường hợp của chị thì sao?
LL: Tôi không nghĩ vậy vì tôi không nhìn phê bình như thợ săn, kẻ chăn dắt hay tên tiểu đồng của văn học. Phê bình dù theo quan điểm nào cũng là nỗ lực bình giảng tác phẩm. Phê bình “nghiêm túc” hay “kinh viện” thường diễn ra ở các trường học hay viện nghiên cứu, có mục đích giúp cho các đối tượng quan tâm (sinh viên học sinh, cán bộ văn hoá chẳng hạn) hiểu biết về văn học theo một hay những hệ thống quan điểm nhứt định. Phê bình “phổ thông” trên các phương tiện truyền thông có vai trò quảng bá tác phẩm. Đó đều là hoạt động đáng kể của phê bình văn học. Nhưng đó chỉ là một khía cạnh trong đời sống văn học. Trường hợp của tôi ư? Khi là người sáng tác tôi không biết tới nhà phê bình, khi là người đọc, tôi xác lập quan điểm phê bình rõ ràng, và thực ra tôi đọc và bình tác phẩm của người khác là cho tôi và vì tôi là chính.
6. Có người cho rằng: sau công đoạn sáng tạo, nhà văn cũng cần nhập vai một nhà phê bình để đọc lại tác phẩm của mình, chị thấy thế nào ?
LL: Vậy sao? Tôi cứ tưởng nhà văn nào cũng là nhà phê bình. Nếu không biết đọc thì làm sao viết đạt?
7.Chị chờ đợi, mong muốn hay có yêu cầu gì đối với việc phê bình văn học hiện nay?
LL: Tôi đâu có chờ đợi, mong muốn hay yêu cầu gì ở phê bình văn học. Tôi viết sách, có hai nhu cầu: sách bán được và độc giả đọc hiểu tác phẩm. Nhu cầu đó không luôn luôn được “thoả thuê mãn nguyện” nhưng cho đến nay vẫn ở mức đủ để kích thích tôi viết tới, viết nữa. Nếu việc phê bình có thể tác động tốt tới hai nhu cầu đó thì tôi cám ơn, không thì cũng không sao.
1. Có ý kiến cho rằng, phê bình văn học định hướng cho sáng tác, hoặc gợi ý và thúc đẩy sáng tác phát triển, chị nghĩ sao?
Lý Lan (LL): Tôi nghĩ đó cũng là một ý kiến. Có bao nhiêu triết học, bao nhiêu lý thuyết văn chương, bao nhiêu nhà phê bình là có thể có bấy nhiêu ý kiến. Nếu mình coi trọng ý kiến của mình thì mình cũng phải tôn trọng ý kiến của những người khác. Trong các nhà phê bình kim cổ đông tây, tôi thích Kim Thánh thán nhứt. Và bằng kinh nghiệm cá nhân tôi đồng ý với ý kiến này của ông: (tôi nhớ đại khái) khi bình Tây Sương Ký ông có viết là văn chương mà viết đạt thì trước chỗ viết, sau chỗ viết, cả chỗ không viết, không chỗ nào là không đạt; văn chương ấy mà biết đọc thì đọc rồi là đọc rồi, còn không biết đọc thì đọc rồi cũng như chưa.
2. Chị có thường xuyên tìm đọc, theo dõi những bài phê bình về các sáng tác của mình không ? Quan điểm của chị về sự phê bình đó? Xin chị cho biết một vài ví dụ tiêu biểu?
LL: Thành thực mà nói thì tôi không tìm đọc hay theo dõi, bạn bè có phê bình gì tác phẩm của tôi thường gởi bài hay báo cho tôi biết bài đăng ở đâu, những người không quen không gởi không báo thì tôi không biết. Mà phê bình của bạn bè thì điều họ nói ra lẫn điều họ không nói ra mình đều hiểu được. Lời phê bình thường cho người ta biết về người phê bình nhiều hơn về tác phẩm được phê bình. Là người viết tôi coi những lời phê bình có giá trị quảng bá cho sản phẩm của mình ngoài việc cho mình biết ai đọc sách của mình và đọc như thế nào. Là người đọc (cũng có phê bình) tôi biết không sự phê bình nào làm tăng hay giảm giá trị tự có của một tác phẩm. Viết đạt là bí ẩn của nhà văn, biết đọc là sứơng khoái riêng của độc giả / nhà phê bình, cái sướng của người này chưa chắc làm khoái người khác. Tuy nhiên người đời dễ bị ảnh hưởng lẫn nhau, có những người chưa đọc mà làm như đọc rồi, có những người đọc rồi cũng như chưa đọc, nhưng chuyện đó thuộc về mối quan tâm của nhà xuất bản và phát hành.
3.Phê bình văn học có vai trò thế nào đối với chị?
LL: Đó là cái sướng khi đọc người khác. Cho nên tôi thích đọc sách, kể cả sách lý luận và phê bình.
4.Chị thấy lối phê bình thù tạc,và phê bình bốc thơm có vai trò và ý nghĩa thế nào đối với bản thân người sáng tạo ?
LL: Nó có giá trị như nước hoa, có loại “sang” có loại “rẻ tiền”, có người thích, mê, ghiền, có người ghét, dị ứng, không chịu được, tùy loại.
5. Thưa chị, phải chăng phê bình văn học chưa theo kịp hoặc chưa bám sát đời sống văn học ? Với trường hợp của chị thì sao?
LL: Tôi không nghĩ vậy vì tôi không nhìn phê bình như thợ săn, kẻ chăn dắt hay tên tiểu đồng của văn học. Phê bình dù theo quan điểm nào cũng là nỗ lực bình giảng tác phẩm. Phê bình “nghiêm túc” hay “kinh viện” thường diễn ra ở các trường học hay viện nghiên cứu, có mục đích giúp cho các đối tượng quan tâm (sinh viên học sinh, cán bộ văn hoá chẳng hạn) hiểu biết về văn học theo một hay những hệ thống quan điểm nhứt định. Phê bình “phổ thông” trên các phương tiện truyền thông có vai trò quảng bá tác phẩm. Đó đều là hoạt động đáng kể của phê bình văn học. Nhưng đó chỉ là một khía cạnh trong đời sống văn học. Trường hợp của tôi ư? Khi là người sáng tác tôi không biết tới nhà phê bình, khi là người đọc, tôi xác lập quan điểm phê bình rõ ràng, và thực ra tôi đọc và bình tác phẩm của người khác là cho tôi và vì tôi là chính.
6. Có người cho rằng: sau công đoạn sáng tạo, nhà văn cũng cần nhập vai một nhà phê bình để đọc lại tác phẩm của mình, chị thấy thế nào ?
LL: Vậy sao? Tôi cứ tưởng nhà văn nào cũng là nhà phê bình. Nếu không biết đọc thì làm sao viết đạt?
7.Chị chờ đợi, mong muốn hay có yêu cầu gì đối với việc phê bình văn học hiện nay?
LL: Tôi đâu có chờ đợi, mong muốn hay yêu cầu gì ở phê bình văn học. Tôi viết sách, có hai nhu cầu: sách bán được và độc giả đọc hiểu tác phẩm. Nhu cầu đó không luôn luôn được “thoả thuê mãn nguyện” nhưng cho đến nay vẫn ở mức đủ để kích thích tôi viết tới, viết nữa. Nếu việc phê bình có thể tác động tốt tới hai nhu cầu đó thì tôi cám ơn, không thì cũng không sao.