Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2010

Cuộc sống ô-kê

Tình cờ gặp người quen cũ ở giữa đám đông xa lạ trong một khu thương xá. Anh ta lịch sự tới gần tôi nói bằng tiếng Anh: “Xin tha lỗi nếu tôi nhầm. Cô có phải cô Lan không?” Tôi nghĩ ngay đây có thể là một học trò cũ. Nếu là bà con hay hàng xóm ở cùng quê, họ sẽ gọi tôi theo thứ hay tên tục thường dùng ở nhà. Nếu là độc giả, họ quen gọi bút danh gồm cả hai từ Lý-Lan. Hồi tôi đi dạy, trong thời khóa biểu học trò thường chỉ ghi “cô Lan”. Tôi đoán đúng, nhưng chỉ một nửa. Anh ta tự giới thiệu: “Tôi không học với cô, nhưng là bạn của bé Cam mà cô dạy kèm tại nhà hồi năm tám mươi mấy.” Tôi nhớ những năm tám mươi mấy ấy. Tôi vẫn còn đi một chiếc xe đạp cũ kỹ và te tua hơn mười năm (hai năm trung học, bốn năm đại học, bốn năm dạy ở tỉnh, và vẫn tiếp tục dùng nó làm phương tiện đi dạy sau khi chuyển về thành phố). Nó hay sút sên, nhứt là khi tôi đạp vội vã, mà lúc đó tôi luôn vội vã. Bé Cam học kèm Anh văn ở nhà vì gia đình đã tính cho bé một tương lai ở nước ngoài. Từ khi Cam xuất cảnh tôi kh...

Hãy bảo trọng

Giật mình coi lịch: sắp hết tháng 6 rồi! Ôi, mùa hè chầm chậm lại. Những ngày nắng đẹp hiếm hoi thoáng qua cửa sổ trong khi cuộc tranh giải World Cup ngày càng quyết liệt, khiến tôi chết dí với cái tivi. Mỗi ngày hai trận đá bóng, ba trận cải nhau với chồng, bốn năm cái diễn đàn tranh luận với thiên hạ, và một bài báo. Em tôi lo lắm. Nó cảnh báo tôi là Tử Thần đang len lỏi trong đám người mê bóng đá. Nhưng ai đã mê bóng đá thì biết, cái đẹp nằm trong sự tàn nhẫn: để tiến tới đỉnh vinh quang chỉ có một con đường là diệt kẻ khác. Diệt thẳng tay (hoặc thẳng chân). Vừa ngáng vừa xô, vừa níu áo kéo quần, vừa thúc hông chọi vai… bằng mọi thủ đoạn tranh đoạt bóng, đá cho tung lưới, rồi reo cười hả hê ngay trước mặt kẻ vừa bị mình đánh bại. Dã man hơn cả chiến trận. Mới gọi là thể thao! Người coi bóng đá còn dã man hơn. Làm gì có chuyện thưởng ngoạn trò chơi đẹp hay tán thưởng lối chơi hay và người chơi giỏi. Đã ủng hộ đội nào là gào thét cổ vũ đội đó, gây áp lực tinh thần khủng khiếp, nếu đ...

Ừ thôi…

Cựu tổng thống Clinton có mặt trên khán đài trong ít nhứt 3 trận đấu của đội tuyển Mỹ, trận hòa với Anh, trận thắng Algeria, và trận thua Ghana. Coi như ông nếm đủ mùi vị của fan bóng đá. Sau trận thắng Algeria, Clinton khoái quá, vô tận phòng thay đồ của đội tuyển Mỹ để chúc mừng, và quyết định đổi lịch công tác, ở lại Nam Phi đến thứ bảy, để xem đội tuyển Mỹ đá ở vòng hai. Tôi nhớ khi đọc tin này, thấy dưới bài báo có mấy cái comment, một tay nào đó đã khen ổng có tinh thần “cùng ở cùng về” với anh em. Thực tế diễn ra đúng như vậy. Chắc bây giờ dân Mỹ, từ cựu tổng thống đến cầu thủ đến người hâm mộ đã về nhà và nếu ai có nói tới World Cup thì họ sẽ bảo “Forget it”, quên nó đi. Ừ thì quên. Ông chồng thấy mặt mày tôi bí xị bèn an ủi: “Mỹ thua là tốt”. Trời ơi, ông coi tổng cộng có 9 phút, 4 phút trận Mỹ-Anh, và 5 phút trận Mỹ-Ghana, thì ông biết gì mà nói. Ông gân cổ bảo: “Biết chứ, bóng đá đứng hàng thứ năm hay sáu trong các môn thể thao được ưa thích ở Mỹ, xa tuốt phía sau bóng bầu ...

Tin xạo và chuyện giỡn

Hai trận đấu xảy ra cùng lúc, một trận cho dù ai thua cả hai đội vẫn vô tiếp vòng 2, một trận cho dù ai thắng cả hai đội vẫn bị loại khỏi cuộc chơi, nên coi trận nào? Giỡn hay xạo? Chuyện thật chứ bộ! Tôi quyết định bữa nay đọc thespoof.com thay vì coi truyền hình trực tiếp World Cup. Thespoof.com là trang web chuyên đăng tin xạo, chuyện bịa, nói chung là những thứ “nhái, chôm, giễu, giỡn” có uy tín nhứt trong chốn giang hồ. Trước khi vào được bài báo của trang này, thường gặp lời cảnh báo rằng: “Câu chuyện bạn đọc sau đây có thể gây phản cảm… Chuyện được viết như chuyện giễu hay nhái, hoàn toàn là chuyện tưởng tượng.” Trang này cập nhật thường xuyên, mấy lúc này toàn tin nóng về World Cup, bám sát thời sự. Chẳng hạn sau trận Pháp thua Nam Phi, the spoof loan tin hãng máy bay Air France từ chối chở đội tuyển Pháp về nước. Hay sau cuộc họp về trọng tài của FIFA the spoof tường thuật như sau: “ Có ít nhứt hai trọng tài bị mất việc vì cáo buộc bị trùm cá độ mua chuộc. Một là ông Baruti G...

Coi-chừng-chụp-chụp-chụp

Bất kể cơn nóng khát sa mạc hay đói lạnh thâu đêm và hành trình dằng dặc bằng đôi chân, họ liều lĩnh vượt biên giới, và bị bắt. Ở đồn biên phòng, họ phải khai tên họ, nghề nghiệp, lý do vượt biên. Chẳng hạn Abila, người hái dâu giỏi nhất Mexico, hy vọng kiếm được việc làm ở California vì Mexico không coi trọng người hái dâu ( trả lương ít). Hay Aciano, thiên tài âm nhạc, muốn đến New York, vì ở Bolivia không có người biết thưởng thức jazz. Hầu hết những người bị bắt đều từ Nam Mỹ tiến về miền đất hứa của thị trường lao động Bắc Mỹ. Riêng một người duy nhứt, có quốc tịch Mỹ hẳn hòi, lại vượt biên về phương nam. Hồ sơ do anh ta khai: Landon Donovan, cầu thủ bóng đá giỏi nhứt nước Mỹ, đi tìm việc ở Nam Mỹ. Nhưng đó là chuyện tiếu lâm quá đát được sáng tác trước ngày 23 tháng 6 năm 2010. Sau ngày đó Donovan nghiễm nhiên là niềm tự hào của nước Mỹ, đến cựu tổng thống Clinton còn xin chụp hình ké rồi phát biểu là cậu khiến tôi tự hào là người Mỹ! Cái sự người Mỹ thờ ơ với bóng đá có lẽ c...

Trò chơi buồn

Cuộc sống đôi khi có chuyện buồn, có khi nỗi buồn của một người không để đâu cho hết. Nỗi buồn của vạn người có thể đem đổ sông đổ biển. Nỗi buồn của một người rốt cuộc ém chặt trong lòng, lâu dần thành một thứ trầm tích, khi già coi lại vẫn còn buồn. Nhiều đêm trong chiêm bao tôi thấy mình lạc mất em mình, đứa lên năm đứa lên bảy. Tôi cũng mới mười tuổi. Xóm bên có nhà nọ sắm một cái máy chiếu bóng, biến căn nhà nhỏ của mình thành rạp chiếu bóng cho con nít, chuyên chiếu phim sạc-lô. Ba tôi đi làm sớm, để tiền lẻ cho ba đứa con mồ côi mẹ tự mua đồ ăn sáng ở đầu hẻm. Nhưng có bao nhiêu tiền tụi tôi đem nạp hết cho “rạp chiếu bóng.” Con nít không có nhiều tiền, nên “rạp” chỉ thu năm cắc hay một đồng gì đó, tôi không nhớ chắc, mỗi suất chiếu chừng mười lăm hai chục phút. Hết suất, chủ “rạp” lùa hết khán giả ra rồi đứa nào muốn vô coi tiếp thì nộp thêm tiền. Tôi mê phim quá, bị lùa ra tới cửa là đứng tấn lại, cầm sẵn năm cắc để được là người đầu tiên trở vô, xí được chỗ tốt trước màn ảnh....

Cái dở của bóng đá

Ông hàng xóm bữa nay tâm sự: Tôi cũng muốn mê bóng đá lắm. Tưởng tượng xem: cả thế giới đang cùng say sưa dõi mắt theo một trái banh, mình cũng muốn “nhập bọn” lắm chứ, cũng muốn căng thẳng theo từng đường bóng căng, nín thở trước từng cú sút, bật ngữa ra khi bóng tung lưới, hò reo cùng hàng vạn người trên khán đài… Ông này vốn chỉ mê baseball, nghe tôi nói chẳng biết tí tẹo gì về môn đó, ông lập tức đặt lon bia xuống, để dùng cả hai tay hai chân hổ trợ cho lời nói, hùng hồn diễn tả: Baseball hay lắm, không chỉ chơi mỗi trái bóng mà xài luôn cái chày, không chỉ có hai gôn như bóng đá mà có tới bốn gôn, cứ xong một cú chày nện bóng là ngừng lại cân nhắc hiệu quả, tham mưu đổi chiến lược rồi chơi tiếp, mà chơi đến khi nào thắng mới thôi, ba bốn năm tiếng đồng hồ, đã đời luôn. Chứ không như đá bóng, cứ ví theo cái banh hoài, đứa này cản thằng kia, cuối cùng chẳng ai làm ăn gì được, hết 90 phút thì huề! Thí dụ như năm phút sôi động kịch liệt giữa trận Mexico và Uruguay được Kabir Chibber ...

Đêm trong rừng vắng

Tụi tôi có một ông bạn, cứ hè sang là hạ thủy chiếc thuyền, chạy tuốt ra biển. Trừ khi thời tiết cực kỳ xấu, hầu như suốt mùa hè ổng và chiếc thuyền luôn ngao du lướt sóng ở nơi không có bến bờ, không có người ta, vớt rong biển, câu cá tôm cua mực mà ăn. (Bữa nào không câu được gì hết thì ăn đồ hộp.) Ổng có bệnh chóng mặt ù tai khi ở giữa đám đông, nhứt là đám đông cuồng nhiệt ở sân bóng. Ông chồng tôi cũng mắc bệnh đó. Nhưng ổng không sắm nổi thuyền buồm, vả lại vợ đi biển bị say sóng, nên ổng sắm lều bạt chất lên xe, lái vô rừng. Người ta thích nói trái đất nhỏ, hay ngày càng (có vẻ) nhỏ đi, nhưng nếu chạy xe xuyên nước Mỹ thì thấy nó rộng mênh mông, càng chạy càng thấy mịt mù vô tận. Tôi ngồi cạnh tài xế ngủ gà ngủ gật, thỉnh thoảng giật mình mở mắt nhìn quanh, thấy chiếc xe vẫn còn lầm lũi nuốt đường trên xa lộ. Cuối cùng khi mặt trời lặn ở sau lưng, xe tẻ vào một con đường nhỏ vắng teo, tưởng là tới sắp nơi. Ai dè xe cứ chạy hoài, bên đường cây cối âm u, đường đèo quanh co lắt lẻ...

Những vé tàu

Hẻm số 5 tương đối cụt, nhà cửa thấp lè tè, trừ căn nhà ở khúc giữa, nơi tẻ ra một con hẻm khác hẹp hơn nhưng dài, ăn ra tận đường Trần Hưng Đạo. Căn nhà đó cũng vách ván mái tôn như phần lớn nhà cửa ở khu này, nhưng có một cái gác nhô lên, giống như một cái chuồng bồ câu. Theo chuẩn chuồng bồ câu thì đây là một cái khổng lồ. Còn làm phòng trọ cho người ta thì thực tế nó chỉ đủ cho một người lớn chui vào và duỗi chân tay trên cái sàn gỗ trống trải. Có thể có vài chồng sách dồn sát vách hay vài thứ đồ dùng cá nhân hơi bừa bãi trong góc. Thực sự thì tôi chỉ tưởng tượng chứ chưa bao giờ được leo lên “trên đó”. Tôi chỉ là một con nhỏ chín mười tuổi qua chơi nhà bạn. Mẹ của bạn dễ dãi, để tụi tôi chạy lung tung khắp nhà, nhưng cấm ngặt không được lên gác phá đồ của anh Tín, thậm chí không được cười giỡn lớn tiếng khi có ảnh “trên đó”. Ảnh là sinh viên trọ học. Tôi thấy ảnh vài lần, lần nào ảnh cũng mặc một cái quần tây đen và một áo sơ mi ngắn tay màu vàng lợt, hay màu trắng ngã sang vàn...

Kẻ ngoại đạo

Dạo này mặt trời mọc sớm, 5 giờ sáng chim chóc đã líu lo bên cửa sổ, muốn ngủ nướng cũng không được. Tôi bèn dậy, pha một tách cacao nóng, đi dạo một vòng quanh vườn, rồi trở vô nhà coi đá bóng. Chiều chiều ăn cơm xong, ngồi ở hàng hiên xỉa răng ngó mặt trời lặn, rồi đóng cửa viết tản mạn bóng đá. Nghỉ hè như vầy cũng khỏe. Chỉ khổ một nỗi, ngày hè dài mà qua rất nhanh. Cứ sáng đá bóng chiều bóng đá, đầu óc tôi chập chờn những Messi với Rooney, trong tim chỉ có mỗi chàng Tim Howard, dâu chín không màng hái, cải trổ ngồng cũng kệ. Ông chồng trèo lên mái nhà (mùa hè là lúc ổng vá dặm căn nhà để nó có thể cầm cự cuồng phong bão tuyết mùa đông tới). Ở trên đó ổng nghe tiếng hét nghẹn ngào của vợ, lật đật trèo xuống, chân tay lập cập, tim thắt lại lo lắng. Vô nhà thấy vợ ngồi điềm nhiên trước màn hình, mặt mày tươi tỉnh, ông thở phào quay ra thì nghe một cái rầm. Thằng cha nào đó trong màn hình sút banh hụt mà bà vợ liệng cái rì-mốt trúng ngay chóc cái bình bông. Ổng bèn thấy không ổn. Sau...

Sau cái lần ấy

Thân thể mệt nhừ mà đầu óc lâng lâng, sướng đến mấy ngày sau trong khi chỗ đau dịu dần, và vẫn còn bàng hoàng sau cái lần ấy, cái lần đầu tiên lưới nhà bị lủng. E hèm, đây là câu chuyện của Tim-thủ-môn đội tuyển Mỹ. Ở cái phút thứ tư nghiệt ngã của trận đấu với Anh, trận đầu tiên của Mỹ ở World Cup, ông chồng tôi đã vuột miệng gọi Tim là đồ ngốc rồi bỏ đi, không xem trong gần 90 phút sau đó Tim đã chơi như thế nào để cuối cùng được gọi là “người hùng của trận đấu.” Ổng càng không dè là Tim đã chiếm trọn trái tim vợ mình. Đọc báo thấy Tim, do bị cú thúc vào be sườn lần ấy, bị rêm mình, tôi cảm thấy … nhức nhối không kể xiết. Người tài có tật. Tim mắc tật rối loạn “tic” – tự điển dịch “tic” là tật máy giật (cơ thỉnh thoảng lại giật một cách tự phát, nhất là ở mặt). Nghe nói hồi nhỏ, lúc mới thôi nôi, cha của Tim đã bày ra đủ thứ quà như sách, bút, búp bê Barbie, xe tăng, banh vợt, bánh kẹo… để Tim làm chọn lựa đầu đời. Vừa thấy trái banh, mắt Tim chớp lia lịa, môi mấp máy liên tục, ta...

Phụ nữ nên xem

Để có thể đưa ra một lời khuyên về sức khỏe cho cộng đồng, nhứt thiết phải có nghiên cứu khoa học nghiêm túc. Chẳng hạn muốn khuyên người ta đừng có mập quá, mà nói khơi khơi là người mập dễ mắc bệnh tim mạch, thì một là người ta không tin , hai là người ta không sợ. Giáo sư Nathalie Bajos thuộc viện nghiên cứu Y học quốc gia ở Paris bèn tìm hiểu hành vi tình dục của 12.364 người sống ở Pháp vào năm 2006 tuổi từ 18 đến 69. Kết quả cho thấy 70 phần trăm đàn ông mập ít có cơ hội có người tình và thường bị rối loạn dương cương hơn so với đàn ông ốm. Từ đó mà số đàn ông Pháp sụt cân tăng lên rõ rệt. Cho nên muốn vợ hiền xem bóng đá với mình, các ông chồng không thể nói khơi khơi rằng đó mới là biểu hiện của tình yêu, rằng hiểu bóng đá mới hiểu đàn ông, vân vân. Hiệp hội đàn ông mê bóng đá thế giới đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng bóng đá đến 12.468 phụ nữ, kết quả như sau: Một nửa số phụ nữ có xem bóng đá trong nhóm được nghiên cứu tỏ ra khỏe mạnh hơn về thể chất và tâm thần so với một n...

Luận về bóng

Trong các môn bóng, tôi biết chơi duy nhứt món bóng chuyền. Nói “chơi” cho oai, nói chính xác là tôi bị / được đưa vô sân cho đủ đội hình, đúng một lần, hồi là sinh viên đại học Sư Phạm. Hoàn cảnh éo le như vầy: Tôi thuộc thành phần “cán bộ lớp”, có nhiệm vụ phát động phong trào văn thể mỹ chào mừng lễ gì đó. Phần “thể” diễn nôm là tham gia “thể dục giữa giờ” và chơi một môn thể thao. Không biết bây giờ còn trường đại học nào ở Việt Nam duy trì “thể dục giữa giờ” không? Chứ thời tôi đi học (1976-1980) phong trào được gây dựng trầy trật. Một phần do đa số sinh viên suy dinh dưỡng ngại hoạt động, một phần do quan điểm: ta là sinh viên, chứ có phải học sinh phổ thông đâu, thể dục giữa giờ coi … ngố hết sức (dịch sang ngôn ngữ 30 năm sau là “chuối bà cố”). Dĩ nhiên sinh viên khi bước chân vào đại học đều muốn được độc lập tự do, trong khi nhà trường ra sức rèn những thầy cô giáo tương lai thành tấm gương ngoan ngoãn cho đàn em noi theo. Thế hệ tôi còn coi thể dục là chuyện riêng tư, giốn...

Giấc mơ hoa tulip

Một hôm, người phát thư đi qua, cậu bé nhanh hơn tất cả mọi người trong nhà, chạy ào đến thùng thư, mở ra. Cậu đứng sững nhìn như bị thôi miên cái phong bì to, trang trọng đề tên của cậu ở chính giữa, và ở góc người gởi là huy hiệu học viện De Toekomst. Và thế là cậu lên đường, trên chuyến xe lửa chạy xuyên qua những rừng thông âm u, những sườn núi nâu thẵm, những bờ biển trắng xóa sóng bạc đầu, những cánh đồng rực rỡ hoa tulip đỏ, vàng, cam, tím, hồng… Và cuối cùng De Toekomst hiện ra: những sân bóng xanh mướt màu cỏ non, rộng rãi, ngay ngắn, nối tiếp nhau. Một hai ba bốn, cậu bé đếm, năm sáu bảy tám. Tám sân cỏ thênh thang ở một nơi tấc đất quí hơn tấc vàng như Hà Lan. Trong 10 năm nữa trong đời cậu bé sẽ được luyện tập trên những sân cỏ đó, để trở thành một siêu sao, trị giá hàng chục triệu đô la, được tuyển vào đội bóng quốc gia tranh World Cup, rồi sau khi đạt đỉnh vinh quang, lại trở về De Toekomst với vai trò huấn luyện viên, đi đến những trường tiểu học, những câu lạc bộ bó...

Thành phố của sôi động khẽ khàng.

Hiếm khi có được một ngày đẹp trời, buổi sáng có mây và mưa chút đỉnh, nhiệt độ tăng dần đến khoảng 22 độ khi nắng lên rực rỡ lúc 11 giờ. Trời này đi bộ dọc bờ biển hay đi xe đạp quanh hồ là kể như “đạt cảnh giới”. Nhưng trận đấu bóng giữa Anh và Mỹ sắp bắt đầu. Sau một phút do dự ông chồng tôi quyết định nên xem trận này, dù sao ổng cũng là sử gia và nhà Hoa kỳ học. Chưa đầy 5 phút, ổng đứng dậy, mang giày, đội nón, bảo rằng ngày đẹp trời như vầy mà ngồi nhà ôm cái tivi xem một lũ ngố không giữ nỗi trái banh quá 4 phút chẳng phải khùng cũng phát khùng. Thế là bước chân uỳnh uỵch của ổng xa dần ngoài ngõ. Tôi đành để ổng ra khỏi bài viết này. (Xin lỗi bạn đọc đang ngấy lên, nhưng có ba lý do nên thông cảm: một là phụ nữ đến một lúc nào đó trong đời chỉ còn chuyện chồng con để nói, hai là đối với những vấn đề nhạy cảm, và mọi sự đời nói chung, nhà văn cứ gán hết cho nhân vật chồng mình là an toàn nhứt, cuối cùng, và nói cho cùng, chi tiết tôi vừa kể trên là cần thiết để minh họa cho câu...

Đại gia trên khán đài

Một người chơi, hai người giám sát, ba người chỉ đạo, bốn người phê bình, mọi người chịu trách nhiệm … là cái gì? Bóng đá Việt Nam? (Không dám!) Đó là bóng đá Trung quốc (Không phải tôi phán à nha, bản quyền câu đố này thuộc về mấy tay blogger trên mạng tiếng Trung. ) Thử nghĩ coi, dân Trung quốc biết đá banh từ thời ông Bành Tổ, cở 5000 năm trước khi Chúa ra đời. Trong viện Bảo tàng Dân tộc học ở Munich, Đức, còn lưu giữ một bản văn chữ Hán được soạn thảo vào khoảng 50 năm trước Công nguyên, có miêu tả một trận đấu rất giống bóng đá, diễn ra giữa Trung quốc và Nhựt Bổn. Hai nước này đều tự hào về cái sự kiện có sử sách chứng minh họ là những nước (duy nhứt) tham dự “World Cup” bóng đá đầu tiên trên địa cầu này. Đau một cái là đến World Cup 2010 Nhựt Bổn vẫn đường hoàng đi thi đấu, còn một tỷ mấy dân Trung quốc thì ngồi nhà coi tường thuật bóng đá trên tivi. À, nghe nói Bắc Hàn dư vé có chia bớt cho các đại gia ở Bắc Kinh đi dự trận họ đấu với Ba Tây và Bồ đào nha. Vé đắt như tôm tư...

Biết rồi, khổ lắm…

Ông chồng tôi cứ nói mãi: chím trăm ngàn tấn với một triệu chín trăm ngàn tấn, vị chi là hai triệu tám trăm ngàn tấn khí điôxít cạcbon sẽ bị thải vào khí quyển trái đất nội trong một tháng World Cup sẽ khiến trầm trọng thêm hiệu ứng nhà lồng kín vốn đã rất trầm trọng. Khổ lắm, đường đường là một sử gia môi trường, ý thức “xanh” ăn sâu trong cốt tủy, nên ổng xung phong rửa chén bằng tay (hai người ăn thì có mấy cái chén!) chứ máy rửa chén cứ bấm nút là tiêu hao cả khối nước, máy giặt máy sấy cũng vậy, nên hôm nào trời nắng là ổng nhắc vợ giăng dây phơi quần áo ở sân sau, xài năng lượng mặt trời, tiết kiệm điện. Trời ơi, tôi biết rồi, mỗi người ý thức bảo vệ môi trường một chút xíu, hay mỗi người vô tư phá hoại môi trường một chút xíu, là trái đất khác đi đáng kể. Mấy con số ổng càm ràm là kết quả ước lượng của một nghiên cứu do đại sứ quán Na Uy ở Nam Phi và chính quyền nước này hổ trợ : 900.000 tấn điôxít cạcbon sẽ thải ra tại Nam Phi từ các hoạt động xây dựng sửa chữa cơ ngơi cho vận...

Trò chơi đẹp

Trái banh có thể làm “nổ tung cầu trường”, như kiểu nói của bình luận viên bóng đá trên truyền hình. Sự thực là hãng Adidas bảo đảm trong bất cứ tình huống nào trái banh họ chế tạo để chánh thức sử dụng cho World Cup 2010, có tên chánh thức là Jabulani, không bao giờ nổ, xì, xẹp, hay méo mó. Họ thậm chí khẳng định rằng banh của họ tròn nhứt so với tất cả banh trong thiên hạ từ trước tới nay. (Nhân tiện nói luôn, mỗi trái banh này giá 150 đô la Mỹ, phẩm chất quốc tế, Made-in-China.) Truyền thống World Cup là thủ môn các đội luôn càm ràm về banh bóng. Thủ môn của đội quốc gia Mỹ là Tim Howard, sau khi nhăn nhó rằng anh không đặc biệt thích Jabulani, đã tỏ ra là người có óc hài hước và triết lý khi hóm hỉnh nói thêm rằng: “ Dĩ nhiên là tôi không thích ôm banh, mà tôi nghĩ cũng không có nhiều thủ môn khoái ôm banh đâu. Nhưng bây giờ tôi nghĩ tôi hiểu bản chất của trò chơi, và công việc tiến hành như thế nào.” Tính chất bóng bẩy và bí hiểm của lời anh nói khiến tôi tin tưởng anh là ngườ...

Vợ hiền bất khả tri

Trời sanh mỗi người đều có hai trái banh bất luận nam hay nữ, chỉ khác là của nữ ở giữa hai cánh tay còn của nam ở giữa hai cẳng chân. Đàn bà do bản năng sinh tồn và duy trì nòi giống nên chỉ cần tìm được hai trái banh ưng ý rồi giữ khư khư suốt đời. Đàn ông ngược lại, hai banh mà vần lên vần xuống cho đủ hai hiệp là đứt hơi rồi, vẫn cứ thấy banh là ham, mà sút banh của người ta lại thấy khoái hơn banh nhà mình. Đặc biệt banh mà có người giành thì càng kích thích máu tranh đua. Hai mươi hai người giành một trái banh, không khí sôi sục là cái chắc, điều dễ hiểu. Điều không thể hiểu, đối với các bà vợ hiền, là tại làm sao mà xem, chỉ xem, người khác giành banh trên màn hình mà các ông chồng mê mẩn đến không còn thiết gì đến những trái banh sở hữu. Có nàng là hoa khôi, buổi tối mặc áo ngủ trong suốt, lại để lộ hai trái banh tròn căng, đứng cạnh cái tivi, vừa nhún nhảy vừa lắc, mà đức ông chồng có mắt vẫn như mù, chỉ thấy trái banh người khác tranh giành chứ không thấy trái banh vợ hiền dâ...

tám world cup

Bắt đầu từ bữa nay sẽ tám dài dài cho đến trận chung kết, mỗi ngày một bài, đăng báo Tin Nhanh bóng đá, xuất bản ở Sài Gòn. Bài thứ nhứt: Hãy ủng hộ đội Mỹ! Không thể nào khác, tôi đành phải lân la dụ dỗ ông hàng xóm thôi. Từ hồi hai nhà ở cạnh nhau, chung một bãi cỏ, ổng với tôi hợp rơ lắm và hầu như có cùng nhịp điệu thư giản. Hễ tôi nhổ cỏ vườn rau thì ổng ủi máy cắt cỏ khắp sân, hễ tôi nướng thịt ngoài hiên thì thấy ổng cầm chai bia ngồi trên bậc tam cấp. Biết đâu, tôi khoái tám bóng đá, chắc ổng cũng khoái xóc cờ. (Nghe nói sau khi đánh đuổi thực dân Anh giành được độc lập, Mỹ bảo vệ tính độc lập của mình bằng cách không chơi môn thể thao do người Anh bày ra là bóng đá, mà nếu có chơi thì gọi nó là soccer chứ không thèm gọi là football như tụi Anh! Chi tiết này không ghi trong sử sách chánh thống, nhưng một sử gia như ông chồng tôi thì đương nhiên biết.) Ổng, tức ông chồng, nghiên cứu lịch thi đấu World Cup 2010 xong rồi nghiên cứu đến bảng phân chia các múi giờ trên trái đất, t...

Con mèo trèo cửa sổ

Con mèo bảy tuổi rưởi, suốt đời chưa hề chạm chân lên mặt đất, chỉ ăn đúng một hiệu thức ăn dành cho mèo, bị triệt sản từ thưở còn trinh, và chắc chắn chưa từng biết mặt mũi hình dáng con chuột, khỏi nói đến chuyện bắt chuột hay vờn chuột. Bộ vó nó cũng khá bảnh, lông mượt mà màu vàng hung như vỏ bí ngô, nên được đặt tên là Pumpkin, khi nó nằm cuộn tròn trên nền thảm màu xám bạc quả thực trông rất giống trái bí ngô bị bỏ lăn lóc trên bãi cát. Pumpkin sống với bà chủ trong một căn hộ trên tầng hai của một khu nhà dành cho người cao tuổi, gọi một cách trang trọng là “cộng đồng hưu trí” (retirement community). Cộng đồng này có khoảng hai trăm người chung sống, tuổi tác đều trên bảy lăm, có người chín mươi sáu tuổi, đông nhứt là lứa tám mươi mấy, cụ bà nhiều hơn cụ ông. Kiến trúc khu nhà này không cao, chỉ ba tầng lầu, thoáng đãng, căn hộ nào cũng có cửa sổ trông ra vườn, có ban công để hóng gió, trồng một ít hoa cỏ, và tất cả các căn hộ đều liên kết với nhau, có thể đi khắp tất cả mọi căn...