Coi-chừng-chụp-chụp-chụp
Bất kể cơn nóng khát sa mạc hay đói lạnh thâu đêm và hành trình dằng dặc bằng đôi chân, họ liều lĩnh vượt biên giới, và bị bắt. Ở đồn biên phòng, họ phải khai tên họ, nghề nghiệp, lý do vượt biên. Chẳng hạn Abila, người hái dâu giỏi nhất Mexico, hy vọng kiếm được việc làm ở California vì Mexico không coi trọng người hái dâu ( trả lương ít). Hay Aciano, thiên tài âm nhạc, muốn đến New York, vì ở Bolivia không có người biết thưởng thức jazz. Hầu hết những người bị bắt đều từ Nam Mỹ tiến về miền đất hứa của thị trường lao động Bắc Mỹ. Riêng một người duy nhứt, có quốc tịch Mỹ hẳn hòi, lại vượt biên về phương nam. Hồ sơ do anh ta khai: Landon Donovan, cầu thủ bóng đá giỏi nhứt nước Mỹ, đi tìm việc ở Nam Mỹ.
Nhưng đó là chuyện tiếu lâm quá đát được sáng tác trước ngày 23 tháng 6 năm 2010. Sau ngày đó Donovan nghiễm nhiên là niềm tự hào của nước Mỹ, đến cựu tổng thống Clinton còn xin chụp hình ké rồi phát biểu là cậu khiến tôi tự hào là người Mỹ!
Cái sự người Mỹ thờ ơ với bóng đá có lẽ cũng sắp trở thành quá đát. Vô số đoạn phim quay bằng điện thoại di động hay máy hình cá nhân được bỏ trên youtube cho thấy cảnh reo mừng chiến thắng khắp nơi trên nước Mỹ. Theo ước tính của báo chí thì có hàng triệu người Mỹ đã chứng kiến “giây phút lịch sử” đó trên tivi.
Hàng triệu người Mỹ coi bóng đá? Ông chồng tôi bán tín bán nghi. Hỗm nay ổng cứ đặt câu hỏi tại sao người Mỹ lại hào hứng như vậy trước trận thắng Algeria? Trước đây đổi tuyển Mỹ cũng từng vô được vòng 16 đội ở World Cup, mà chẳng hề tạo được sự phấn khích như lần này.
Rồi ổng tự lý giải: Bàn thắng của đội tuyển Mỹ xảy ra trong bối cảnh kinh tế Mỹ thì suy thoái, quân đội thì sa lầy ở Afganistan, nội địa thì thiên tai lũ lụt, ngoài khơi thì dầu mỏ cứ xì ra gây ô nhiễm, khắp nước nạn thất nghiệp dài dài, người tiêu dùng mua sắm cầm hơi, đâu đâu cũng bàng bạc tinh thần “giữ cho đừng thua (trắng)”. Chính trong hoàn cảnh này dân Mỹ khao khát “thành công” hơn bao giờ hết, bất kể một thành công be bé như trong lĩnh vực … bóng đá.
Tôi không có thắc mắc gì hết, nhưng khi xem dân Mỹ gào lên “Da! Da! U ết A! U ết A!” tôi tán đồng ý kiến là fans Mỹ cần có bài hát cổ vũ đội nhà, để sau này mà còn thắng nữa thì có cái cùng hát lên cho có khí thế. Nhiều người đề nghị bài Tubthumping (từ chưa có trong tự điển, dịch theo điệu nhạc là “Coi-chừng-chụp-chụp-chụp”.
Nhưng nhiều người khác đòi phải có bài hát nghiêm túc hơn (Bóng đá Mỹ từ nay là chuyện nghiêm túc!) Họ đề nghị lấy bài “Don’t Stop Believin’”, Đừng ngừng tin tưởng, ý nghĩa đại khái như Tôi ơi đừng tuyệt vọng của Trịnh Công Sơn, chỉ khác là nhạc Trịnh nghe xong thì yên tâm đi ngủ, còn bài này hát lên thì tay chân ngứa ngáy phải ào ra đường quậy.
Câu cuối bài hát như vầy: Có người sẽ thắng, có người sẽ thua / Có người sinh ra để hát nhạc buồn / Ôi, bộ phim không bao giờ hết / Nó cứ diễn hoài diễn hoài.
Lý Lan
Nhưng đó là chuyện tiếu lâm quá đát được sáng tác trước ngày 23 tháng 6 năm 2010. Sau ngày đó Donovan nghiễm nhiên là niềm tự hào của nước Mỹ, đến cựu tổng thống Clinton còn xin chụp hình ké rồi phát biểu là cậu khiến tôi tự hào là người Mỹ!
Cái sự người Mỹ thờ ơ với bóng đá có lẽ cũng sắp trở thành quá đát. Vô số đoạn phim quay bằng điện thoại di động hay máy hình cá nhân được bỏ trên youtube cho thấy cảnh reo mừng chiến thắng khắp nơi trên nước Mỹ. Theo ước tính của báo chí thì có hàng triệu người Mỹ đã chứng kiến “giây phút lịch sử” đó trên tivi.
Hàng triệu người Mỹ coi bóng đá? Ông chồng tôi bán tín bán nghi. Hỗm nay ổng cứ đặt câu hỏi tại sao người Mỹ lại hào hứng như vậy trước trận thắng Algeria? Trước đây đổi tuyển Mỹ cũng từng vô được vòng 16 đội ở World Cup, mà chẳng hề tạo được sự phấn khích như lần này.
Rồi ổng tự lý giải: Bàn thắng của đội tuyển Mỹ xảy ra trong bối cảnh kinh tế Mỹ thì suy thoái, quân đội thì sa lầy ở Afganistan, nội địa thì thiên tai lũ lụt, ngoài khơi thì dầu mỏ cứ xì ra gây ô nhiễm, khắp nước nạn thất nghiệp dài dài, người tiêu dùng mua sắm cầm hơi, đâu đâu cũng bàng bạc tinh thần “giữ cho đừng thua (trắng)”. Chính trong hoàn cảnh này dân Mỹ khao khát “thành công” hơn bao giờ hết, bất kể một thành công be bé như trong lĩnh vực … bóng đá.
Tôi không có thắc mắc gì hết, nhưng khi xem dân Mỹ gào lên “Da! Da! U ết A! U ết A!” tôi tán đồng ý kiến là fans Mỹ cần có bài hát cổ vũ đội nhà, để sau này mà còn thắng nữa thì có cái cùng hát lên cho có khí thế. Nhiều người đề nghị bài Tubthumping (từ chưa có trong tự điển, dịch theo điệu nhạc là “Coi-chừng-chụp-chụp-chụp”.
Nhưng nhiều người khác đòi phải có bài hát nghiêm túc hơn (Bóng đá Mỹ từ nay là chuyện nghiêm túc!) Họ đề nghị lấy bài “Don’t Stop Believin’”, Đừng ngừng tin tưởng, ý nghĩa đại khái như Tôi ơi đừng tuyệt vọng của Trịnh Công Sơn, chỉ khác là nhạc Trịnh nghe xong thì yên tâm đi ngủ, còn bài này hát lên thì tay chân ngứa ngáy phải ào ra đường quậy.
Câu cuối bài hát như vầy: Có người sẽ thắng, có người sẽ thua / Có người sinh ra để hát nhạc buồn / Ôi, bộ phim không bao giờ hết / Nó cứ diễn hoài diễn hoài.
Lý Lan